So sánh lớp một lá mầm và hai lá mầm năm 2024

Hạt kín

* Rễ

- Các dạng rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.

- Biến dạng của rễ: rễ củ, rễ móc, rễ thở giác mút.

* Thân

- Các dạng thân chính:

+ Thân đứng: thân gỗ thân cột, thân cỏ.

+ Thân leo: thân quấn, tua cuốn.

- Các loại biến dạng của thân: thân củ, thân rễ, thân mọng nước.

* Lá

- Các kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song, gân hình cung.

- Biến dạng của lá: lá biến thành gai, lá biến thành vảy, lá dự trữ, tay móc, tua cuốn.

- Các dạng lá chính: lá đơn, lá kép.

* Hoa

- Căn cứ vào bộ phận sinh sản chia hoa thành 2 nhóm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

- Cách mọc: hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.

- Màu sắc hoa đa dạng: màu đỏ, màu hồng, màu trắng, ...

- Số nhị của hoa thì khác nhau ở mỗi hoa.

- Cách thụ phấn cho hoa: tự thụ phấn, thụ phấn nhờ côn trùng, thụ phấn nhờ gió, nhờ con người.

* Quả

- Quả được chia thành 2 nhóm:

+ Quả khô: quả khô nẻ và quả khô không nẻ.

+ Quả thịt: quả mọng và quả hạch.

* Hạt

- Hạt nằm trong quả.

- Cách phát tán của hạt: tự phát tán, phát tán nhờ gió, côn trùng.

Ngành thực vật hạt kín (Angiospermophyta-thực vật có hoa), cây có hạt được bảo vệ bên trong vách bầu tạo thành quả, xylem có mạch và quản bào, phloem có ống rây và tế bào kèm. Thế hệ bào tử ưu thế, bào tử khác loại, sinh sản hữu tính nhờ hoa, thể giao tử tiêu giảm, thụ tinh không cần có nước của môi trường ngoài.

Lớp: Một lá mầm (Monocotyledoneae)

- Phôi có một lá mầm, lá có gân song song, bó mạch rải rác trong thân, ít có hiện tượng dầy thứ sinh.

- Các mảnh bao hoa giống nhau (lá và đài không phân biệt), các phần của hoa thường là bội số của 3, nhiều loại thụ phấn nhờ gió.

- Thực vật một lá mầm bao gồm thảo, loa kèn, phong lan, cọ, tre… Dù cho có ít loài hơn so với hai lá mầm, thực vật một lá mầm là một nhóm tiến hoá và ưu thế ở các vùng đồng cỏ thế giới. Các loài như lúa mạch, yến mạch, lúa mì và ngô là những cây ngũ cốc quan trọng.

Lớp: hai lá mầm (Dicotyledoneae)

- Phôi có hai lá mầm, lá có gân hình mạng, bó mạch xếp thành vòng trong thân, thường có sự sinh trưởng thứ sinh.

- Bao hoa gồm lá đài và cánh hoa, các phần của hoa là bội số của 5, nhiều loài thụ phấn nhờ côn trùng.

- Thực vật hai lá mầm là lớp lớn hơn của loài thực vật hạt kín, gồm những cây gỗ, cây bụi có độ dầy thứ cấp. Phần lớn những cây trồng cho quả, rau ăn và hạt đều thuộc hai lá mầm và một số loài cây gỗ như sồi và cây óc chó được dùng để lấy gỗ xây dựng.

Thực vật có hoa là nhóm phong phú nhất trong số thực vật ở cạn. Từ khi xuất hiện lần đầu vào giữa Kỉ Crêta vào khoảng 110 triệu năm về trước, chúng thay thế dần thực vật Hạt trần là thảm thực vật ưu thế ở phần lớn các nơi, ngoại trừ miền ôn đới Bắc. Lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm có những sự chuyển hoá riêng và thực vật một lá mầm không thể xem là nguyên thuỷ hơn thực vật hai lá mầm.

Cây một lá mầm: có rễ chùm, thân cỏ hoặc thân cột, gân lá hình cung hoặc song song và hoa thường có 4 hoặc 5 cánh. Ví dụ: lúa, ngô, rẻ quạt…

1. Cây hai lá mầm và cây một lá mầm

So sánh lớp một lá mầm và hai lá mầm năm 2024

Hình 1: Cây một lá mầm và cây hai lá mầm

Đặc điểm

Cây một lá mầm

Cây hai lá mầm

Kiểu rễ

Rễ chùm

Rễ cọc

Gân lá

Song song hoặc hình cung

Hình mạng

Thân

Thân cỏ hoặc thân cột

Thân gỗ hoặc thân leo, thân bò

Số cánh hoa

3 hoặc 6 cánh hoa

4 hoặc 5 cánh hoa

Số mầm của phôi

Phôi có 1 lá mầm

Phôi có 2 lá mầm

Bảng 1: Phân biệt cây một lá mầm và hai lá mầm

  • Cây một lá mầm: có rễ chùm, thân cỏ hoặc thân cột, gân lá hình cung hoặc song song và hoa thường có 4 hoặc 5 cánh. Ví dụ: lúa, ngô, rẻ quạt…
  • Cây hai lá mầm: có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ hoặc thân leo, gân lá hình mạng và hoa thường có 3 hoặc 6 cánh. Ví dụ: Dừa cạn, rau má, cải, nhãn…

2. Đặc điểm phân biệt giữa lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm

  • Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm là số lá mầm của phôi.
  • Ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rễ, kiểu gân lá, dạng thân, số cánh hoa…
  • Ta đã biết thực vật hạt kín rất đa dạng, trong thiên nhiên có thể gặp những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: có cây hoa không cánh hoặc ngược lại rất nhiều cánh, lá của một vài cây Hai lá mầm có khi có các gân chính xếp hình cung,…Trong những trường hợp này, để nhận biết cây thuộc lớp nào cần phải dựa vào nhiều đặc điểm khác nhau chứ không thể chỉ dựa vào một đặc điểm nào đó.

So sánh lớp một lá mầm và hai lá mầm năm 2024

Hình 2: Cây hai lá mầm và một lá mầm

A. Tóm tắt lý thuyết:

Các cây Hạt kín được chia thành hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi; ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 139 Sinh học lớp 6:

Bài 1: (trang 139 SGK Sinh 6)

Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm với lớp Một lá mầm ở số lá mầm của phôi: Cây Hai lá mầm thì phôi có 2 lá mầm, còn cây Một lá mầm thì phôi có 1 lá mầm.

Bài 2: (trang 139 SGK Sinh 6)

Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

  • Lớp một lá mầm: Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song
  • Lớp hai lá mầm: Phôi có 2 lá mầm, hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng

Bài 3: (trang 139 SGK Sinh 6)

Sưu tầm lá của 3 cây Hai lá mầm và 3 cây Một lá mầm khác nhau. Dùng băng dính sẵn lá vào một tờ giấy.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

3 Cây Hai lá mầm (đậu, lạc, cải) và 3 cây Một lá mầm (ngô, lúa, mía)

Bài 4: (trang 139 SGK Sinh 6)

Hạt của cây Hai lá mầm khác với hạt của cây Một lá mầm ở điểm nào?

Chọn đáp án đúng

  1. Hạt cây Hai lá mầm không có phôi nhũ.
  1. Hạt cây Hai lá mầm không có chất dự trữ ở lá mầm.
  1. Hạt cây Hai lá mầm: phôi có 2 lá mầm.
  1. Hạt cây Hai lá mầm to hơn hạt cây Một lá mầm.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Đáp án đúng: c. Hạt cây Hai lá mầm: phôi có 2 lá mầm.

A. Tóm tắt lý thuyết:

Cây thông thuộc Hạt trần, lá nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy mới có tên là Hạt trần). Chúng chưa có hoa và quả. Các cây Hạt trần ở nước ta đều có giá trị thực tiễn.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 134 Sinh học lớp 6:

Bài 1: (trang 134 SGK Sinh 6)

Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái nằm trên cùng một cây.

  1. Nón đực: nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành. Nón đực gồm:
  • Trục của nón nằm chính giữa.
  • Xung quanh trục là các nhị hình vảy. Mặt dưới mỗi nhị có túi phấn chứa đầy hạt phấn. Hạt phấn có hai túi khí ở hai bên.
  1. Nón cái: lớn hơn nón đực, cũng gồm trục giữa mang những vảy. Mỗi vảy là một lá noãn mang hai noãn. Trong noãn có nhiều noãn cầu. Thông sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.

Noãn được thụ tinh bằng cách truyền phấn nhờ gió. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn. (Thông chưa có hoa và quả).