So sánh giữa chia và tách doanh nghiệp năm 2024

SO SÁNH GIỮA CHIA CÔNG TY VÀ TÁCH CÔNG TY

Chia công ty và tách công ty đều là hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp đó. Vậy giữa chia công ty và tách công ty có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau, HM LAW sẽ giúp quý khách hàng so sánh điểm giống và khác nhau giữa chia và tách công ty.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020

So sánh giữa chia và tách doanh nghiệp năm 2024

SO SÁNH GIỮA CHIA VÀ TÁCH CÔNG TY

II. KHÁI NIỆM CHIA CÔNG TY VÀ TÁCH CÔNG TY

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

XEM THÊM: ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Gọi ngay 0987531612 để được tư vấn miễn phí.

III. SO SÁNH GIỮA CHIA VÀ TÁCH CÔNG TY

2.1. Giống nhau

  • Đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.
  • Đối tượng đều là công ty TNHH và công ty cổ phần.
  • Các công ty sau khi bị chia, tách đều cùng loại hình với công ty trước đó.
  • Sau khi chia, tách công ty thì các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, tách.
  • Thủ tục chia tách gần giống nhau, hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, cụ thể:

+ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;

+ Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

+ Sau khi thực hiện xong thủ tục, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.

Hỏi: Công ty chúng tôi hiện đang có mâu thuẫn nội bộ sâu sắc, các thành viên không thống nhất được nên muốn chọn hình thức chia hoặc tách doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng tôi không hiểu rõ về hai hình thức này. Rất mong luật sư có thể tư vấn giúp tôi.

Sự khác nhau giữa hình thức chia doanh nghiệp và hình thức tách doanh nghiệp

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn luật Đức Thành xin tư vấn như sau: Căn cứ theo quy định tại Điều 198 và Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 thì có thể phân biệt chia và tách doanh nghiệp theo các tiêu chí sau:

Như vậy, chia doanh nghiệp là hay còn gọi là việc công ty là chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tách công ty như sau:

Tách công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
...

Đối với tách doanh nghiệp là tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

So sánh giữa chia và tách doanh nghiệp năm 2024

Chia doanh nghiệp là gì? Tách doanh nghiệp là gì? Điểm giống và khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Điểm giống nhau giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp?

Đối với hai loại hình này đều có một số điểm giống nhau như sau:

- Sau khi chia hoặc tách đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp sau khi bị chia, tách đều cùng loại hình với doanh nghiệp trước đó.

- Sau khi chia, tách doanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới phải đều cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác với nhau.

- Đối tượng đều là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

- Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp bị chia, tách thông qua nghị quyết, quyết định chia, tách doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

- Các công ty được chia, tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia, tách công ty.

Điểm khác nhau giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp?

Dựa vào căn cứ pháp lý có thể chỉ ra một số điểm khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp như sau:

Các tiêu chí

Chia doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020

Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020

Khái niệm

Chia doanh nghiệp thành hai hay nhiều doanh nghiệp.

Tách doanh nghiệp để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp mới mà không chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị tách.

Công thức

A = B + C

Trong đó: A là doanh nghiệp bị chia; B, C là doanh nghiệp mới.

A = A +B

Trong đó: A là doanh nghiệp bị tách, B là doanh nghiệp mới được tách.

Cách thức thực hiện

Doanh nghiệp mới hay doanh nghiệp cũ đều có toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định.

Chuyển tài sản, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên vào doanh nghiệp được tách mà không mà không chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bị tách.

Trách nhiệm pháp lý

Doanh nghiệp bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.

Hệ quả pháp lý sau khi tách công ty là gì?

Hệ quả pháp lýCông ty bị tách vẫn tồn tại sau khi hình thành nên công ty mới. Tạo ra một doanh nghiệp mới và chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Tách công ty là như thế nào?

Chia, tách doanh nghiệp được xem là một hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp. Mục đích của việc làm này để mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh hay phân bổ các khoản nợ. Hai hoạt động chia, tách lần lượt được quy định tại Điều 198, 199 Luật Doanh nghiệp 2020.

Chia và tách doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

- Khi chia doanh nghiệp, doanh nghiệp mới có thể lựa chọn bất kỳ loại hình công ty nào nhưng khi tách doanh nghiệp, các công ty mới chỉ có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Như vậy, thủ tục thủ chia và tách doanh nghiệp có quy trình thực hiện như nhau nhưng hệ quả pháp lý lại khác nhau.

Sáp nhập doanh nghiệp như thế nào?

Theo đó, sáp nhập công ty là việc một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.