So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Cái tên Final Fantasy có lẽ đã trở nên quá đỗi quen thuộc với những game thủ là fan của dòng game RPG. Một trong những yếu tố quan trọng đã khiến loạt game này trở thành một “tượng đài” của ngành công nghiệp video game chính là: sự đa dạng. Có thể nói rằng, trong suốt 25 phiên bản của Final Fantasy, không phiên bản nào giống phiên bản nào (ngoại trừ những hậu bản trực tiếp).

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Ảnh: vietgame

Sự đổi mới chính là chìa khóa thành công của Final Fantasy trong suốt hơn 30 năm qua, mỗi phần game lại mở ra một thế giới mới, một cốt truyện mới và những nhân vật mới. Nhờ điều này mà Square Enix được tôn vinh như một “gã khổng lồ” của làng game RPG khi liên tục mang lại cho người chơi những cảm xúc mới mẻ qua từng phiên bản, tuy nhiên, những cảm xúc này không phải lúc nào cũng tích cực, có những phiên bản đã khiến người hâm mộ của Final Fantasy phải oán trời than đất, rủa xả nhà sản xuất vì những trải nghiệm tệ hại mà nó mang lại. Hôm nay hãy cùng JAPANKURU điểm qua những lần “sảy chân” của Square Enix trong quá trình sản xuất loạt game Final Fantasy nhé!

5. Final Fantasy II

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Ảnh: vietgame

Việc đưa Final Fantasy II vào danh sách các tựa game Final Fantasy tệ nhất này quả thật có đôi chút bất công. Phần thứ hai của loạt game không thực sự “tệ” , trên thực tế, Final Fantasy II vẫn giữ được một cốt truyện khá độc đáo và lối chơi mới mẻ như “người tiền nhiệm” Final Fantasy I của nó. Tuy nhiên sai lầm của Squaresoft lại chính là đã đưa vào phiên bản này một lối chơi mới mẻ quá mức.

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Ảnh: wikipedia

Thay vì đi làm nhiệm vụ, khám phá, đánh quái và lên cấp như mọi tựa game RPG thông thường khác, nhà thiết kế của Final Fantasy II, Akitoshi Kawazu đã quyết định mang tới cho trò chơi một lối chơi “cách tân” : tất cả chỉ số tăng một cách riêng rẽ và phụ thuộc vào tần suất hoạt động của chỉ số đó trong chiến đấu.

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Ảnh: digitaltrend

Nói một cách đơn giản, nếu bạn muốn tăng khả năng phòng thủ cho cô nàng nổi loạn Maria? Cho cô ấy chường mặt ra hứng đòn đi. Bạn muốn tăng sát thương của anh chàng yêu động vật Guy? Bắt anh ta tấn công nhiều vào. Ngoài ra, thắng trận không mang lại cho bạn chút lợi tức hay chỉ số nào. Vì vậy, Final Fantasy II dần biến thành một tựa game “siêu cày cuốc” mà bạn phải dành tới hàng trăm, hàng ngàn giờ mới có thể phá đảo, không hiếm khi thấy những người chơi cùng hội nhóm tụ tập thay phiên tấn công và hồi máu cho nhau chỉ để tăng chỉ số.

Dù cốt truyện của game thực sự hấp dẫn, nhưng chừng đó là không đủ để vớt vát cho phần gameplay khá kỳ quặc của tựa game này. Thất bại này cũng là tiền đề để Square Enix phát triển những tựa game tốt hơn trong tương lai.

4. Final Fantasy XIII

Khi Final Fantasy XIII ra mắt trên PlayStation 3 vào năm 2009, rất nhiều game thủ đã đặt kỳ vọng vào tựa game này. Đáng buồn thay, trò chơi đã không đạt được thành công như mong đợi. Nó thậm chí còn được coi là tựa game gây nhiều tranh cãi nhất trong toàn bộ loạt game khi châm ngòi cho một cuộc chiến chưa có hồi kết.

Ảnh: polygon

Một bên thì một mực “bênh” Final Fantasy XIII, hết lời khen ngợi đồ họa tiên tiến, lối chơi nhanh và hấp dẫn, một cốt truyện cuốn hút,… Một bên thì “chê ỏng chê eo”, miêu tả game giống như một trải nghiệm “giả lập hành lang” khi nhân vật chẳng được tự do khám phá thế giới như những phiên bản trước đó, mà chỉ đi đánh quái trên những hành lang hẹp và dài dằng dặc….

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Không thể phủ nhận rằng đồ họa của FF XIII rất ấn tượng. Ảnh: cgmagazine

Xoay quanh những tranh cãi của hai phe “khen ngợi” và “dè bỉu” tựa game Final Fantasy XIII, có một lý lẽ được đưa ra bởi cả hai bên, đó là việc Square Enix đã cho ra mắt tới hai phần hậu bản cho phần game thứ 13 đầy tai tiếng này. Phe “khen ngợi” lập luận rằng nếu Final Fantasy XIII không phải một tựa game tuyệt vời, tại sao nhà sản xuất phải cho ra mắt phần tiếp theo, phe “dè bỉu” thì biện luận: Tại sao phải sản xuất thêm tới hai phần hậu bản nếu không phải do phần game chính quá nhiều lỗi và thiếu sót.

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Ảnh: gamek

Quả thực điểm trừ lớn nhất của Final Fantasy XIII là một cốt truyện quá thẳng tuột và đơn giản khi so sánh với các phần game trước. Điều này cộng với motif khoa học viễn tưởng đã quá đỗi quen thuộc khiến người chơi cảm giác như chỉ đang xem một bộ phim chứ không phải chơi game.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một điều rằng Final Fantasy XIII là một tựa game có đồ họa cực kỳ ấn tượng tại thời điểm bấy giờ và nhân vật chính của trò chơi, Lightning đã trở thành một nhân vật mang tính biểu tượng trong serie trò chơi này.

3. Final Fantasy VIII

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Ảnh: n4g.com

Thực ra, khó mà trách Final Fantasy VIII vì không đáp ứng được kỳ vọng của người hâm mộ, đặc biệt là khi cái bóng mà hai “người tiền nhiệm” Final Fantasy VI và Final Fantasy VII – hai tựa game được cho là xuất sắc nhất trong cả serie – đã để lại là quá lớn. Có lẽ chỉ có thể trách các game thủ đã đặt kỳ vọng quá cao mà thôi.

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Ảnh: finalfantasywiki

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng Final Fantasy VIII đã thất bại trên nhiều phương diện. Hệ thống nhân vật kém đặc trưng, cốt truyện khó hiểu và phong cách chơi tương đối nghèo nàn. Nhưng tựa game vẫn có những điểm cộng nhất định như những màn đánh boss khá ấn tượng, các phân cảnh đầu game tuyệt vời và mang lại nhiều trải nghiệm thú vị. Chỉ là những điểm cộng ít ỏi ở phần đầu ấy không đủ để khỏa lấp những thiếu sót ở nửa sau của game.

2. Lightning Returns: Final Fantasy XIII

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Ảnh: steam

Sau những tranh cãi xoay quanh tựa game Final Fantasy XIII, đáng ra Square Enix phải học được bài học từ những phản hồi tiêu cực của người chơi, nhưng không, họ tiếp tục sản xuất ra hai hậu bản là Final Fantasy XIII-2 và Lightning Returns: Final Fantasy XIII mà bản sau lại tệ hơn bản trước, làm cho mớ bòng bong đã rối còn rối hơn. Đỉnh điểm là hậu bản cuối cùng của Final Fantasy XIII, Lightning Returns: Final Fantasy XIII. Như đã nói ở trên, Final Fantasy nổi tiếng với những phần game có cốt truyện rành mạch sáng sủa, nhưng kể cả những người hâm mộ lâu năm cũng khó lòng bảo vệ được cốt truyện rời rạc và tẻ nhạt của Lightning Returns. Nhiệm vụ chính của trò chơi này là cố gắng tháo gỡ những nút thắt mà hai trò chơi trước để lại, giúp Lightning một lần nữa lên sân khấu và cuối cùng đặt một dấu chấm hết cho bộ ba game Final Fantasy XIII, bạn sẽ được gặp lại những nhân vật quen thuộc như Hope, Snow, Noel… và một vài nhân vật mới như Lumina.

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Ảnh: Gamespot

Square Enix đã phạm phải một sai lầm rất lớn khi đưa hệ thống đếm ngược vào một tựa game RPG, bạn chỉ có 14 ngày (thời gian trong game) để hoàn thành phần chơi chính, điều này giới hạn trải nghiệm của game thủ và khiến họ cảm thấy gò bó khi phải chơi game với màn hình hiển thị đồng hồ đếm ngược. Mỗi bước chân bạn đi, mỗi nhiệm vụ bạn làm đều tốn thời gian, thành thử bạn sẽ không thể yên tâm mà khám phá thế giới được. Hài hước hơn nữa là đồng hồ đếm ngược không dừng lại khi bạn đang trò chuyện với các nhân vật trong game, nên bạn sẽ phải bỏ qua kha khá lời thoại để tiết kiệm từng giây một.

1. Final Fantasy XIV

Trong bài viết “Những tựa game Final Fantasy hay nhất trong lịch sử” của JAPANKURU trước đây, cái tên Final Fantasy XIV: A Realm Reborn đã được chúng mình đề cập tới như một tượng đài “sừng sững” trong thể loại game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG), được tán dương bởi rất nhiều nhà phê bình và có số lượng người chơi đông chỉ đứng sau World of Warcraft. Nhưng đâu mấy ai biết được câu chuyện đằng sau tựa game ấy, về một pha hồi sinh ngoạn mục từ đống tro tàn của Final Fantasy XIV – một trong những tựa game RPG tệ nhất trong lịch sử

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

”A Realm Reborn” – Phượng hoàng hồi sinh từ tro tàn. Ảnh: gamefix

Nhận thấy thành công của thể loại MMORPG từ Final Fantasy XI, Square Enix vào năm 2006 đã bắt tay vào “khởi công” Final Fantasy XIV. Final Fantasy XIV được nung nấu trở thành tựa game MMORPG tiếp bước Final Fantasy XI, với cốt truyện cuốn hút và đồ họa mê người. Tuy nhiên, không biết chuyện gì đã xảy ra trong quá trình phát triển và mọi thứ nhanh chóng trở nên tồi tệ….

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Ảnh: twinfinitive

Năm 2010, ngay từ giai đoạn thử nghiệm, tựa game đã xuất hiện những dấu hiệu chẳng lành khi vô số những phản hồi tiêu cực của người chơi được gửi tới nhà sản xuất như: đồ họa lỗi, bug khi chiến đấu, gameplay rối rắm. Tuy nhiên, Square Enix vẫn bất chấp ra mắt Final Fantasy XIV khi còn rất nhiều lỗi chưa được vá. Nhiều người chơi tại thời điểm đó nói rằng sau khi mua game về đã phải loay hoay bỏ ra… một tiếng, chỉ để tìm cách tạo nhân vật! Rất nhiều vấn đề sau đó nối tiếp nhau xuất hiện như ánh sáng và đổ bóng tệ hại, các vật phẩm bị thiếu hoặc mất, lỗi đồ họa liên miên… Không những thế Square Enix còn thể hiện sự “lười biếng” khi người chơi phát hiện có rất nhiều địa điểm trên bản đồ được “copy” y nguyên của nhau, không có một chút thay đổi nào.

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Bản đồ thế giới trong FFIX. Ảnh: vietgame

Nếu chúng ta nói Lightning Returns là cột mốc đáng buồn trong lịch sử Final Fantasy thì Final Fantasy XIV là một vết nhơ khó thể nào gột rửa, vì chí ít thì Lightning Returns còn là một sản phẩm hoàn chỉnh. Và sau cùng, nước đi không ngoan nhất mà Square Enix có thể làm là khai tử hoàn toàn tựa game tai tiếng này. Năm 2012, Square Enix đã quyết định “đập đi xây lại” toàn bộ, thuê giám đốc điều hành dự án mới, và thành quả là tựa game Final Fantasy XIV: A Realm Reborn mà game thủ yêu mến ngày nay đã ra đời. A Realm Reborn không chỉ hồi sinh lại Final Fantasy XIV, mà còn trực tiếp tái sinh cả loạt game này, cũng như hồi phục niềm tin của game thủ vào thương hiệu kéo dài hơn ba thập kỷ.

So sánh đồ họa cấc bản final fantasy năm 2024

Tựa game FFXIV đã bị khai tử hoàn toàn. Ảnh: nerdsandscoundrels

Nói đi cũng phải nói lại, một loạt game kéo dài tới 25 phần – 15 phần chính và 10 phần phụ, thì ít nhiều cũng phải tồn tại những hạt “sạn” , đây là điều không thể tránh khỏi với bất cứ sản phẩm giải trí dài kỳ nào. Nên chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm với nhà sản xuất Square Enix, vì dù đã có vài lần sảy chân, họ vẫn luôn học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thất bại để cải tiến các phiên bản sau và mang tới cho game thủ những trải nghiệm tuyệt vời. Điều này đã được cả thế giới công nhận khi nhìn vào những thành tựu và kỷ lục mà loạt game Final Fantasy đã đạt được. Mong rằng Square Enix có thể tiếp tục sáng tạo và mang tới cho ta nhiều phiên bản Final Fantasy chất lượng hơn nữa, để những “giấc ảo mộng” không bao giờ là “cuối cùng”.