Chỉ số de của maltodextrin là gì năm 2024

Nhìn qua nhãn thực phẩm của nhiều loại sản phẩm đóng gói, có thể thấy một thành phần thường xuyên xuất hiện là đường MALTODEXTRIN.

Có thể bạn không nhận ra… Nhưng loại bột trắng được sản xuất nhân tạo này thường có mặt trong các thực phẩm hàng ngày của chúng ta, như sữa chua, nước sốt, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, đồ nướng… đó! Sự thật là maltodextrin được coi là một loại thực phẩm chuyển hóa ” nguy hiểm” ,thiếu giá trị dinh dưỡng. Để biết thêm nó có nhiều tác hại đến đâu? Hãy theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời nhé ‼️‼️

Chỉ số de của maltodextrin là gì năm 2024

Maltodextrin được sử dụng là chất làm đặc, chất độn hoặc chất bảo quản trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Nó là một loại bột màu trắng được sản xuất nhân tạo, có nguồn gốc từ bất kỳ loại thực phẩm chứa tinh bột nào, phổ biến nhất được làm từ: ngô, gạo, tinh bột khoai tây hoặc lúa mì.

Mặc dù maltodextrin có nguồn gốc từ thực phẩm trong tự nhiên, nhưng nó đã trải qua quá trình tinh chế rất nhiều lần. Theo Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hòa Kỳ (FDA), tinh bột sẽ trải qua một quá trình gọi là thủy phân một phần, sử dụng nước, enzyme và axit để PHÁ VỠ CẤU TRÚC tinh bột và tạo ra dạng bột trắng hòa tan tốt trong nước, đây chính là Maltodextrin. Khi bột maltodextrin này được thêm vào thực phẩm, nó làm dày sản phẩm, ngăn chặn sự kết tinh và giúp liên kết các thành phần của thực phẩm với nhau. Sự khác biệt giữa maltodextrin và chất rắn xi-rô ngô là maltodextrin bị thủy phân có hàm lượng đường dưới 20 %, trong khi chất rắn xi-rô ngô (corn syrup) có hàm lượng đường hơn 20 %. 2. MALTODEXTRIN CÓ AN TOÀN KHÔNG? DƯỚI ĐÂY LÀ 6 TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CẦN CHÚ Ý

Làm cho đường máu (GI) tăng đột biến Maltodextrin có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn. Vì nó có chỉ số đường máu (GI)RẤT CAO. CAO HƠN RẤT NHIỀU so với đường ăn hàng ngày, dao động từ 106 đến 136 (trong khi đường ăn thông thường chỉ số GI là 65). Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những người có triệu chứng tiểu đường hoặc kháng insulin, như được chỉ ra trong nghiên cứu được công bố trên rất nhiều các tạp chí dinh dưỡng hàng đầu… Các carbohydrate cấu trúc ĐƠN GIẢN và dễ dàng hấp thụ của maltodextrin, sau khi ăn vào sẽ xâm nhập vào máu của bạn một cách nhanh chóng, và nếu nếu các carbohydrate không được tiêu tốn /sử dụng dưới dạng năng lượng cung cấp hoạt động của cơ thể, chúng sẽ được lưu trữ trong gan dưới dạng chất béo. Điều này rất khác so với carbohydrate có cấu trúc phân tử PHỨC TẠP và có nguồn gốc từ ngũ cốc nguyên cám, ít qua chế biến kỹ sẽ được hấp thụ chậm, giúp bạn cảm thấy no và tràn đầy năng lượng trong một thời gian dài hơn và lượng tích trữ dưới dạng chất béo ít hơn rất nhiều so với maltodextrin.

Ức chế sự tăng trưởng của vi sinh vật đường ruột (Probiotic) Maltodextrin có thể làm thay đổi cấu trúc thành phần các nhóm vi khuẩn trong đường ruột của bạn bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các lợi khuẩn. Viện nghiên cứu Lerner ở Ohio (Mỹ) chỉ ra rằng các loại polysacarit như maltodextrin có liên quan đến tình trạng rối loạn đường ruột liên quan đến vi khuẩn.

Theo các nhà nghiên cứu, việc tiêu thụ polysacarit này gia tăng trong chế độ ăn uống ở các nước phương Tây tương đương với tỷ lệ gia tăng các ca mắc bệnh viêm đường ruột mãn tính trong giai đoạn cuối thế kỷ 20. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy maltodextrin làm tăng sự kết dính của vi khuẩn với các tế bào biểu mô ruột của người và tăng cường độ bám dính của vi khuẩn E. coli trong đường ruột, loại vi khuẩn Ecoli này có liên quan đến tình trạng rối loạn hệ thống tự miễn dịch của cơ thể. Thậm chí, theo nhiều nghiên cứu khác, maltodextrin còn làm TĂNG khả năng sống sót của vi khuẩn Salmonella, loại vi khuẩn có hại và là nguyên nhân gây ra một loạt các bệnh viêm nhiễm mãn tính. Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu sinh học và miễn dịch niêm mạc ở Boston (Mỹ) cũng chỉ ra rằng maltodextrin làm SUY YẾU các phản ứng kháng khuẩn của tế bào và ỨC CHẾ các cơ chế tự bảo vệ chống vi khuẩn đường ruột, dẫn đến bệnh viêm ruột và các tình trạng khác phát sinh từ phản ứng miễn dịch không phù hợp đối với vi khuẩn.

Ảnh hưởng xấu tới cơ thể bởi có thành phần làm từ ngô biến đổi gen.

Số lượng các nghiên cứu độc lập về thực phẩm biến đổi gen (GMO) ngày càng tăng. Nó đã chỉ ra mối liên kết giữa các thực phẩm này với một số vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh Alzheimer, bệnh ung thư, tổn thương thận, bệnh kháng kháng sinh, bệnh rối loạn sinh sản và dị ứng… Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Critical Reviews in Food Science and Nutrition”, thực phẩm biến đổi gen có thể gây ảnh hưởng có hại đến một số cơ quan của cơ thể con người. Bao gồm các chỉ số về tình trạng sức khỏe của tuyến tụy, thận, sinh sản và hệ miễn dịch. Bởi maltodextrin phần lớn được làm từ ngô được tạo ra bằng cách chế biến từ ngô bằng công nghệ enzyme hóa. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát hiện ra rằng 85% ngô được trồng ở Hoa Kỳ được biến đổi gen để có thể chống chịu được thuốc diệt cỏ, nên rất có thể maltodextrin mà bạn đang sử dụng là một loại thực phẩm biến đổi gen.