Sau khi bấm lỗ tai bao lâu thì lành

Bấm lỗ tai bao lâu thì tháo ra được? Mẹ cần lưu ý những điều gì để tránh nhiễm trùng cho trẻ khi bấm lỗ tai cho bé? Những thông tin tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức trong quá trình chăm sóc bé để tránh nguy cơ nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cho con.

Bé mới bấm lỗ tai có được tháo ra không?

Có thể nói, những vấn đề như bấm lỗ tai bao lâu thì tháo, mới bấm lỗ tai có được tháo ra không rất nhiều người quan tâm.

Bé mới bấm lỗ tai có được tháo ra không?

Khi các bé gái vừa mới bấm lỗ tai xong thì ba mẹ tuyệt đối không nên tháo ra ngay. Bởi vì lỗ bấm lúc này vẫn đang bị tổn thương và nó cần một phải có một khoảng thời gian mới có thể lành lại. 

Vì thế, nếu bé vừa bấm lỗ tai xong mà cha mẹ tháo ra liền thì lỗ bấm sẽ có nguy cơ lỗ tai bị bít lại khi vết thương tự làm lành. Điều này dẫn đến việc lỗ bấm sẽ bị mất và bạn sẽ lại phải bấm lại cho bé sau đó nếu còn có ý định bấm lỗ tai.

Bên cạnh đó, khi vết thương ở lỗ bấm chưa lành mà bạn tháo ra ngay thì có thể vi khuẩn ở tay sẽ xâm nhập đến lỗ tai của trẻ và gây nhiễm trùng.

Vậy bấm lỗ tai bao lâu thì tháo ra được?

Sau khi bấm lỗ tai cho con thì nhiều bậc phụ huynh cũng thắc mắc về vấn đề bấm lỗ tai bao lâu thì tháo ra được.

Tùy thuộc vào từng loại da và thể trạng của từng bé mà thời gian tháo khuyên tai ra sẽ có sự khác nhau. Nhìn chung, thì thông thường thời gian để vết bấm lành lại hẳn và đảm bảo an toàn cho bé sau khi bấm lỗ tai thì các mẹ có thể tháo trong khoảng thời gian từ 3 -6 tuần sau khi bấm. 

Mẹ không nên quá nôn nóng mà tháo khuyên tai của con ra khi vết thương ở lỗ tai chưa lành. Bởi vì điều này có thể sẽ khiến lỗ bấm bị bít lại, liền lại và bé lại phải chịu đau thêm một lần nữa để bấm lại ở lần tiếp theo. Chưa kể, việc tháo khuyên ra quá sớm sẽ không tốt cho các bé có cơ địa dễ bị dị ứng, bé có thể sẽ bị nhiễm trùng vết bấm. 

Như vậy, bấm lỗ tai bao lâu thì tháo được thì các mẹ hãy cố gắng chờ đợi cho đến khi vết thương ở lỗ tai lành hẳn rồi mới tháo khuyên cho bé nhé. Để hoàn toàn yên tâm thì các mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ về thời gian tháo khuyên phù hợp cho bé sau khi bấm lỗ tai.

Vậy bấm lỗ tai bao lâu thì tháo ra được?

Chăm sóc lỗ xỏ khuyên tai cho bé như thế nào đúng cách?

Bên cạnh câu hỏi về vấn đề bấm lỗ tai bao lâu thì tháo ra được thì các mẹ cũng cần biết cách vệ sinh, chăm sóc lỗ xỏ khuyên tai của bé đúng cách để bé không bị nhiễm trùng.  Các mẹ có thể chăm sóc lỗ xỏ khuyên tai cho bé theo các bước hướng dẫn sau đây:

  • Trước khi chạm tay vào tai bé thì mẹ cần rửa tay, sát khuẩn tay bằng xà phòng diệt khuẩn cho bản thân và cho bé. Nhằm hạn chế và ngăn ngừa vi khuẩn lây truyền từ ngón tay vào tai của bé. Bởi vì tay của chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn khi đưa đến vết thương ở lỗ tai của trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Mỗi ngày 2 lần, các bậc cha mẹ hãy dùng bông tăm hoặc khăn mềm thấm nước muối sinh lý lau sạch tai cho bé để tránh vết thương bị nhiễm trùng.
  • Trong 2- 3 ngày đầu thì mẹ hãy dùng thuốc mỡ kháng sinh để thoa tai cho bé mỗi ngày 2-3 lần nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương và giúp thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng.
  • Không nên đi bơi sau khi bấm lỗ tai mà vết thương vẫn chưa bình phục hoàn toàn vì nếu tiếp xúc lâu với nước thì có thể làm cho vết bấm dễ bị nhiễm trùng.
  • Mẹ hãy nhẹ nhàng cầm và xoay hoa tai khi da vẫn còn ướt sau khi rửa tai để hạn chế lỗ xỏ khuyên tai bị khép lại quá sát quanh vùng khuyên tai. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là phải thực hiện động tác này khi tai bé vẫn còn đang ướt. Nếu thực hiện khi da khô thì việc xoay hoa tai bé sẽ làm cho vết bấm lỗ tai bị nứt ra, gây chảy máu và đau khiến cho vết thương lâu hồi phục hơn.

Mẹ cần lưu ý những gì để tránh nhiễm trùng cho bé khi bấm lỗ tai?

Như vậy, bấm lỗ tai bao lâu thì tháo đã có lời giải đáp. Để hạn chế và phòng tránh nguy cơ bị nhiễm trùng cho trẻ sau khi bấm lỗ tai thì các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Đeo đôi khuyên tai ban đầu từ 4-6 tuần nếu như bé không có dấu hiệu bất thường nào xảy ra. Mẹ không phải lo lắng tháo khuyên tai ra vì lo sợ con bị nhiễm trùng. Bởi đôi khuyên tai này được làm từ chất liệu lành tính như: vàng 14 – 18 karat, thép không gỉ, titanium sẽ không gây dị ứng nên khá an toàn cho da của bé. 

Trong trường hợp sau khi bấm mà mẹ đeo chỉ cho bé thì mẹ hãy thay khuyên tai cho con sau 5 ngày đầu tiên sau khi bấm. Mẹ hãy chọn những loại khuyên ít gây dị ứng để đeo cho bé.

Sau khi bấm lỗ tai và vết thương ở tai vẫn chưa lành hẳn thì mẹ phải cẩn thận khi mặc quần áo cho bé. Nên chọn các loại áo có nút, có cúc áo để hạn chế áo va chạm vào tai bé trong thời gian chờ bình phục. Những kiểu áo tròng đầu sẽ dễ gây va chạm vào tai khi mặc khiến vết thương bị đau và lâu hồi phục hơn. 

Hãy cột tóc cho bé cao lên để tóc không bị vướng vào lỗ xỏ khuyên tai gây ảnh hưởng đến vết thương. Mẹ cũng hãy cẩn thận khi chải tóc cho bé để tránh lược hay tóc không bị mắc vào khuyên tai.

Mẹ cần lưu ý những gì để tránh nhiễm trùng cho bé khi bấm lỗ tai?

Cách vài ngày, mẹ nên giặt sạch áo và gối của con một lần để làm sạch bụi bẩn và hạn chế vi khuẩn phát triển xâm nhập đến vết thương ở lỗ tai khi nó chưa lành.

Kiêng cho trẻ ăn những loại thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục vết thương sau khi bấm lỗ tai như: thịt gà, thịt bò, trứng, hải sản, đồ ăn nếp, rau muống. Nếu bé ăn những loại thực phẩm này thì sẽ dễ gây tổn thương sưng tấy, đau nhức, mưng mủ ở vùng bấm lỗ tai. 

Thay vào đó, mẹ hãy tăng cường, bổ sung thêm cho bé những loại thức ăn giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho bé và giúp cho vết thương mau lành hơn.

Nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai cho bé

Có không ít trường hợp bé sau khi bấm lỗ tai bị nhiễm trùng do việc băn khoăn bấm lỗ tai bao lâu thì tháo. Thực tế, kim loại làm khuyên tai có thể khiến cho bé bị dị ứng, nên mẹ hãy tháo ra và vệ sinh tai như sát trùng vết thương, rửa sạch khuyên tai bằng nước ấm, đổi sang các loại khuyên tai khác bằng chất liệu an toàn hơn.

Trong trường hợp vết thương của bé đã có dấu hiệu bị nhiễm trùng như: đau và sưng đỏ kéo dài, chảy mủ hoặc tiết dịch tại vết thương, vùng quanh lỗ bấm sinh nhiệt,… Thì mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và có phương pháp giải quyết, xử lý phù hợp. 

Mẹ hãy đợi khoảng 2 – 3 tháng sau khi vết thương của bé không còn bị nhiễm trùng nữa thì mới nên cho trẻ mang khuyên tai trở lại.

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đã giúp cha mẹ có được cho mình câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc bấm lỗ tai bao lâu thì tháo ra được? Khi đưa con gái đi bấm lỗ tai thì cha mẹ hãy trang bị cho mình kiến thức đầy đủ. Nhằm đảm bảo an toàn cho tai của bé, giúp vết thương nhanh lành và gây nhiễm trùng cho trẻ.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bấm lỗ tai bao lâu thì tháo. Với những lỗ bấm nằm ở trái tai, nơi đây hoàn toàn là phần da thịt, nó sẽ không chứa sụn nên vết bấm sẽ nhanh chóng lành hơn. Và trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần thì bạn có thể tháo khuyên tai rồi. Tuy nhiên với những vết bấm ở vành tai, sụn tai thì thời gian bình phục có thể kéo dài lên đến 6 tuần. Để hiểu chi tiết hơn bấm lỗ tai bao lâu thì tháo mời tham khảo bài viết dưới đây.

Bấm lỗ tai bao lâu thì tháo

 Khi bấm lỗ tai thì thời gian có thể tháo khuyên tai ra được sẽ phụ thuộc vào loại da và thể trạng của từng người. Nhưng nhìn chung thời gian cụ thể để vết bấm lành hẳn và đảm bảo an toàn cho bạn có thể tháo khuyên tai ra giao động từ 3 – 6 tuần.

Với những lỗ bấm nằm tại trái tai, đây hoàn toàn là phần da thịt, không chứa sụn nên vết bấm sẽ nhanh lành hơn. Và trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần thì bạn đã có thể tháo khuyên tai rồi. Tuy nhiên với những vết bấm tại vành tai, sụn tai thì thời gian bình phục có thể kéo dài đến 6 tuần.

Đừng quá nôn nóng tháo khuyên tai ra khi vết bấm chưa lành vì như vậy chỉ hoàn toàn gây ra thêm rắc rối, làm lỗ bấm bị bít, dẫn đến bạn lại phải tốn thời gian và chịu đau để bấm trong lần tiếp theo. Hãy cố gắng chờ đợi và sau khi vết thương đã lành hẳn thì bạn sẽ ăn tâm để diện những mẫu khuyên tai mà mình thích nhé!

Cách tháo bông tai mới bấm

  1. Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ
  2. Bước 2: Xoay khuyên theo chiều kim đồng hồ
  3. Bước 3: Làm mềm lỗ xỏ bằng oxy già
  4. Bước 4: Nhẹ nhàng tháo khuyên ra khỏi tai.
  5. Bước 5: Vệ sinh tai và thay khuyên mới.

Bôi thuốc mỡ sau khi bấm lỗ tai

Để đảm bảo an toàn và tránh nhiễm trùng sau khi xỏ lỗ tai [ xỏ khuyên tai] bạn cần bôi thuốc mỡ giúp giảm đau và kháng viêm.

Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi bôi thuốc.

Bước 2: Dùng bông tăm chấm nhẹ vào thuốc sau đó bôi xung quanh vết bấm một cách nhẹ nhàng.

Chú ý nên mua thuốc tại những địa chỉ uy tín và chất lượng sẽ đảm bảo các triệu chứng như sưng, tấy giảm bớt đi trong 2-3 ngày.

Bôi thuốc mỡ sau khi bấm lỗ tai

Mới bấm lỗ tai nên đeo gì

Nếu mọi việc yên ổn với dầu mù u thì sau 1 tuần là em có thể đeo bông tai được. Để giữ lỗ tai không bị bít lại mà không cần đeo bông tai, em nên đeo que tăm chuốt nhỏ, sợi chiếu cứng chuốt nhỏ hay cuống tỏi chuốt nhỏ là chất liệu lành tính nhất.

Xỏ lỗ tai bao lâu thì đeo khuyên được

Như có đề cập ở trên thời gian bấm lỗ tai không mất tới 1 phút. Ngay khi bấm xong bạn có thể đeo khuyên tai để giữ lỗ không bị bít lại. Bấm lỗ tai bao lâu thì đeo khuyên được tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Với một số người ngay sau khi bấm xong họ có thể đeo, lỗ bấm chỉ bị đau nhẹ và sưng sơ.

Tuy nhiên với một số người họ cần phải đợi thời gian khá lâu để lỗ bấm được lành hẳn. Đây có thể là trường hợp người đeo bị dị ứng với khuyên tai. Hoặc cũng có thể do công cụ bấm lỗ tai  không được vệ sinh sạch sẽ do đó dẫn đến hiện tượng mưng mủ.

Mới bấm lỗ tai nên kiêng gì

Gạo nếp

Gạo nếp là thực phẩm đầu tiên mà mọi người không nên ăn vì đây là thực phẩm đại kỵ cho các vết thương hở bởi sẽ gây bưng mủ, chảy mủ ở vết thương. Nếu như chạy mủ nhiều, thậm chí có dịch máu thì rất nguy hiểm và sau này khi tháo khuyên xỏ có thể để lại xẹo cũng như  lỗ xỏ to hơn dự định mong muốn khi ban đầu. Vậy nên mọi người không nên ăn thực phậm có chưa gạo nếp như xôi, cháo nếp, bánh nếp…

Tôm

Tôm là một trong những loại hải sản dễ gây dị ứng nhất, mọi người có thể để ý là sau khi mổ hay phẫu thuật bác sĩ khuyên mọi người không nên ăn tôm quá nhiều bởi nó có thể gây ngứa vết thương. Với các vết thương hở mà bị ngứa thì rất khó chịu, khi gãi có thể làm rách vết thương khiến cho lỗ xỏ lâu lành hơn.

Rau muống

Rau muống

Rau muống có chứa chất Madecassol thúc đẩy sự phát triển xơ, thúc đẩy quá trình lên da và tăng biểu mô nhiều hơn. Vậy nên với các vết thương hở khi ăn quá nhiều rau muống sẽ gây nên sẹo lồi, vậy nên mới bấm lỗ tai xong khuyên mọi người không nên ăn rau muốn bởi như vậy có thể gây nên sẹo lồi ở lỗ tai, rất là mất thẩm mỹ và cũng khó chữa sau này.

Trứng gà

Mặc dù trứng gà rất tốt cho sức khỏe nhưng các nhà nghiên cứu chỉ khuyên mọi người chỉ ăn 2 -3 quả/ tuần và với những vết thương hở như mới mổ, mới khâu, vết thương bị trầy xước thì không nên ăn trứng gà. Nguyên nhân là bởi lòng trắng trứng gà làm chậm quá trình phục hồi vết thương, khiến sẹo lâu liền vết và tăng khả năng bưng mủ cho vết thương hở, nhưng mọi người có thể tách lấy ăn lòng đỏ trứng thì hoàn toàn có thể.

Thịt bò

Thịt bò là thực phẩm giàu din dưỡng giúp phục hồi thể lực tốt sau khi thực hiện các ca phẫu thuật, các bác sĩ cũng khuyên là nên ăn để nhanh bình phục nhưng kèm theo đó là lưu ý rằng ăn thịt bò nhiều khiến cho vết thương sau khi mổ bị xấu đi. Với việc xỏ khuyên tai cũng tương tự đó là khi ăn nhiều thịt bò vết xỏ sẽ nhanh lành nhưng bù vào đó là vết xỏ sẽ có màu đỏ thẫm tách biệt với màu dã xung quanh tai như vậy gây rất là mất thẩm mỹ.

Thịt gà

Thịt gà là thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng bác sĩ luôn khuyên chúng ta là không nên ăn thịt gà sau khi mổ xong, dù không có ảnh hưởng đến sức khẻo nhưng nó lại có các thành phần gây ngứa cho vết thương hở. Vậy nên khi mới xỏ khuyên tai về mọi người không nên ăn thịt gà bởi nó có thể gây ngứa ở lỗ xỏ, làm thành sẹo sau khi lành vết thương.

Mực

Mực là một trong những loại hải sản không ăn thường xuyên nhưng mọi người nên hạn chế ăn bởi có nhiều người ăn được hải sản nhưng lại không ăn được mực bởi rất dễ gây dị ứng. Bình thường dị ứng có thể gãi gãi, uống thuốc nhưng với vết xỏ thì khi gãi sẽ gây rách vết thương, bưng mũ khiến vết xỏ lâu lành, không đóng vảy được.

Cua, ghẹ

Cua hay ghẹ thì cũng đều là các thực phẩm có tính dị ứng cao như tôm hay mực thậm chí khả năng gây dị ứng của cua và ghẹ còn lớn hơn các loại khác vậy nên mọi người không nên ăn cua ghẹ sau khi mới xỏ khuyên tai về, đặc biệt là xỏ nhiều khuyên tai một lục thì tránh nó càng xa càng tốt cho bản thân và lỗ xỏ.

Bia rượu

Bấm lỗ tai bao lâu thì tháo

Bia rượu là loại thức uống đối với các bạn trẻ hiện nay là quá phổ biến, đặc biệt là các bạn nam với thói quen nhậu cuối tuần hay liên hoan tiệc tùng thì uống rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi xỏ lỗ tai về thì tránh xa chất có cồn là điều tốt cho vết thương hở nhất bởi bia rượu khiến giãn mạch, sưng huyết gây đau đớn cho vết thương. Nếu không muốn lỗ tai đau nhức thì mọi người không nên uống bia rượu vào thời điểm mới xâu khuyên.

Bấm lỗ tai ở đâu

Các chuyên gia nhận định vị trí an toàn nhất để bấm lỗ tai là thùy tai, còn các vị trí khác không hề an toàn vì khi đó bạn đã phá vỡ cấu trúc các mô sụn nâng đỡ của tai. Nên nếu được bạn hãy hạn chế bấm khuyên ở các vị trí nhạy cảm này

Bấm lỗ tai bị sưng

Nếu sưng phồng vị trí bấm lỗ tai, mủ nhiều hoặc có sốt thì cần dùng kháng sinh đường uống, vệ sinh tại chỗ. Nếu không sốt thì có thể áp dụng vệ sinh tại chỗ: Rửa vị trí bấm lỗ tai ngày 2 lần bằng Betadin pha loãng. Nếu bạn đang dùng khuyên tai thì nên bỏ ra vì có thể kích ứng làm viêm nặng hơn.

Qua bài viết Bấm lỗ tai bao lâu thì tháo mong sẽ giúp ích cho bạn đọc

Video liên quan

Chủ Đề