Sốc phản vệ thường xảy ra sau bao lâu

Nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên cơ địa quá mẫn với non steroid [NSAIDs]. Bài viết này cung cấp thông tin về sốc phản vệ để bạn đọc hiểu hơn về tai biến y khoa rất hiếm gặp trong tiêm chủng.

Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Sốc phản vệ xảy ra khi một số chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch trong phản vệ khiến cơ thể bị sốc. Đây là một kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng, dễ xảy ra trên nền cơ địa dị ứng, tức là có thể xảy ra với người này nhưng lại không xảy ra với người khác. Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến cơ thể xuất hiện một lượng lớn các yếu tố gây giãn mạch, thành mạch tăng tính thẩm thấu, huyết áp giảm, phế quản nhạy cảm quá mức, khiến cơ thể bị sốc phản vệ.

Nguyên nhân sốc phản vệ

Một số trường hợp xác định được nguyên nhân gây sốc phản vệ nhưng một số khác lại rất khó để xác định, có thể là do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc uống, thuốc tiêm, vắc-xin truyền dịch, thức ăn hoặc nọc côn trùng là những nguyên nhân dễ gây sốc phản vệ. Một số nguyên nhân khác cũng gây sốc phản vệ như: bị mất máu nhiều, cơ thể bị dập nát khi bị chấn thương,... Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm [non steroid - NSAIDs], thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê là những nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ do thuốc. Sốc do tiêm kháng sinh penicillin là loại sốc phản vệ hay gặp nhất. Nọc ong cũng là loại nọc côn trùng hay gặp gây sốc phản vệ. Thức ăn hàng ngày như trứng, lạc, các loại hải sản là những nguyên nhân thường gặp gây ra sốc phản vệ do thức ăn.

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ.

Cơ chế nảy sinh sốc phản vệ trải qua 3 giai đoạn

Giai đoạn 1 - giai đoạn mẫn cảm: Khi dị nguyên đi vào cơ thể qua đường tiêm truyền hoặc có thể do ăn uống, do hít phải hoặc tiếp xúc qua da, tình trạng phản vệ bắt đầu xảy ra. Để chống lại những chất lạ khi đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản xuất nhiều kháng thể đặc hiệu. Đối với những chất có hại thì đây là phản ứng hữu hiệu. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, hệ miễn dịch lại phản ứng một cách quá mẫn cảm với những chất vô hại như thức ăn... khi đó hệ miễn dịch sẽ khởi động chuỗi các phản ứng hóa học dẫn đến hiện tượng dị ứng.

Giai đoạn 2 - giai đoạn hóa sinh bệnh: dị nguyên kết hợp với kháng thể IgE từ tế bào plasma giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian: serotonin, histamin...

Giai đoạn 3 - giai đoạn sinh lý bệnh: Các hoạt chất trung gian gây tác động khiến động mạch bị giãn, huyết áp giảm, phế quản bị co thắt gây nên những cơn đau ở vùng bụng; đau đầu, choáng hoặc có thể là hôn mê. Hậu quả của cơ chế này chính là tăng tính thẩm thấu mao quản và việc nhạy cảm quá mức của phế quản khiến mạch ngoại biên bị giãn, tính thẩm thấu thành mạch tăng, thể tích tuần hoàn bị giảm dẫn đến tụt huyết áp, hoạt động của cơ tim bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, phế quản bị co thắt, thanh quản bị phù nề, đường hô hấp bị hẹp lại gây nên tình trạng suy hô hấp cấp.

Sốc phản vệ được phân thành 4 mức độ

Nhẹ [độ I]: Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

Nặng [độ II]: Có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; đau bụng, nôn, tiêu chảy; huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

Nguy kịch [độ III]: Biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau: Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản; Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở; Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn; Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

Ngừng tuần hoàn [độ IV]: Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự.

Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nguy hiểm có ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, cần được xử lý và cấp cứu ngay lập tức, càng sớm càng tốt. Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ là 30 phút, nếu kéo dài dễ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Sốc phản vệ có rất nhiều triệu chứng khác nhau, tùy phản ứng phản vệ ở mỗi người. Có trường hợp, nhiều triệu chứng dị ứng xảy ra rầm rộ đồng thời cùng một lúc. Nhưng đa số trường hợp chỉ gặp triệu chứng thông thường như: da ngứa hoặc phát ban; miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng; chảy nước mũi, hắt hơi; chân tay sưng; ho; nôn mửa nhiều; chuột rút hoặc tiêu chảy...

Một số triệu chứng của sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay gồm: khó thở hoặc thở khó chịu; chóng mặt; huyết áp thấp; đau ngực hoặc tức ngực; mạch yếu và nhanh; lẫn lộn...

Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng từ 30-60 phút để tránh nguy hiểm tính mạng. Những dấu hiệu báo động cơn sốc phản vệ thường sẽ lặp đi lặp lại như: các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng. Một số triệu chứng xuất hiện cùng một lúc như phát ban, sưng và ói mửa... Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó lại có thể trở lại từ 8 giờ đến 72 giờ. 

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ càng sớm càng tốt

Trước tiên, hãy đảm bảo rằng người bệnh cảm thấy thoải mái. Nâng cao chân họ để giúp lưu thông máu. Nếu người bệnh ngừng thở, cần cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ ban đầu cho đến khi xe cấp cứu đến.

Epinephrine [hoặc adrenaline] thường được dùng để điều trị sốc phản vệ. Thuốc được đưa vào cơ thể qua 1 ống tiêm tự động, chứa 1 kim có thể cung cấp cho 1 liều adrenalin tại một thời điểm. Nhiều người bị dị ứng nghiêm trọng được tiêm epinephrine bằng ống tiêm tự động. Điều này có thể giúp điều trị các triệu chứng dị ứng. Sau khi tiêm, triệu chứng sốc phản vệ sẽ cải thiện một cách nhanh chóng.   


Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và được coi là một cấp cứu y tế. Phản ứng đe dọa tính mạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào trong vài giây đến vài phút sau khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng và gây nên phản ứng từ hệ thống miễn dịch. Sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong ngay tại chỗ nếu không được điều trị ngay lập tức.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ chứ không chỉ đơn thuần là do tiêm thuốc vắc xin như nhiều người lầm tưởng.

Thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da; uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da ..đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ β lactam, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…

Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia.…

Khi bị các loại côn trùng như ong đốt; rắn, rết, bọ cạp, nhện… cắn thì lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên sốc phản vệ cho nạn nhân.

Các nguyên nhân khác như phấn hoa, nhựa cây,…

Triệu chứng của sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thể mang rất nhiều triệu chứng. Rất nhiều trường hợp xảy ra với tất cả các triệu chứng dị ứng mặc dù phản ứng phản vệ ở mỗi người khác nhau. Đó là bởi vì một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng một lúc. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

  • Da ngứa hoặc phát ban
  • Chảy nước mũi, hắt hơi
  • Miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng
  • Chân tay sưng
  • Ho
  • Chuột rút hoặc tiêu chảy
  • Nôn mửa nhiều

Một số triệu chứng của sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở khó chịu
  • Đau ngực hoặc tức
  • Huyết áp thấp
  • Mạch yếu và nhanh
  • Chóng mặt
  • Lẫn lộn.

Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng 30 đến 60 phút vì các triệu chứng đôi khi có thể gây tử vong.

Những dấu hiệu báo động cho cơn sốc phản vệ thường sẽ lặp đi lặp lại, ví dụ như:

  • Các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi bạn chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng
  • Một số triệu chứng xuất hiện cùng một lúc. Ví dụ, phát ban, sưng và ói mửa
  • Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó có thể trở lại từ 8 giờ đến 72 giờ
  • Chỉ một triệu chứng duy nhất xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều giờ.
Tìm hiểu về sốc phản vệ sẽ giúp con người phòng vệ và biết cách xử trí tốt hơn

Quá trình diễn biến sốc phản vệ

Sốc phản vệ được chia ra 3 mức độ diễn biến là nhẹ, trung bình và nặng

Với những triệu chứng đau đầu, sợ hãi, chóng mặt, có thể có nổi mày đay, mẩn ngứa, phù Quincke, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở.

Bệnh nhân hoảng hốt, sợ chết, choáng váng, ngứa ran khắp người, khó thở, co giật, đôi khi hôn mê, đau bụng, da tím tái, niêm mạc nhợt, đồng tử giãn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được.

Xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng. Người bệnh hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, mạch huyết áp không đo được, tử vong sau vài phút, hãn hữu kéo dài vài giờ.

Chú ý những diễn biến muộn xảy ra sau sốc phản vệ như viêm cơ tim dị ứng, viêm thận, viêm cầu thận. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Có trường hợp sốc phản vệ đã được xử lý nhưng 1-2 tuần sau đó xuất hiện hen phế quản, mày đay, phù Quincke tái phát nhiều lần.

Mức độ nặng nhẹ của sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất lạ vào cơ thể và phụ thuộc vào thời gian xử lý điều trị. Những dấu hiệu sớm cần lưu ý: ngứa bàn tay, chân, tê môi, lưỡi, khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng.

Sốc phản vệ diễn biến rất nhanh và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn tới tử vong

Tìm hiểu về sốc phản vệ sẽ giúp con người phòng vệ và biết cách xử trí tốt hơnLàm gì để phòng tránh bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để phòng tránh bị sốc phản vệ:

– Nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi được đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc. Hãy luôn mang theo bên mình các loại thuốc giải dị ứng.

– Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.

– Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.

– Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.

– Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.

Làm gì khi bị sốc phản vệ?

Trong thời gian chờ đợi y bác sĩ cấp cứu hãy thực hiện các thao tác sau:

  • Đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu
  • Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh
  • Nếu người bệnh bị nôn hay chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để phòng sặc
  • Nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê
  • Nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân

Cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ phải được thực hiện ở nơi có đầy đủ y bác sĩ có chuyên môn và dụng cụ hỗ trợ, hộp thuốc chống sốc. Vì vậy, hãy ngay lập tức đưa những người có biểu hiện sốc phản vệ đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

Video liên quan

Chủ Đề