Sàn giao dịch thương mại điện tử riêng là sàn

Sàn giao dịch điện tử là thị trường điện tử nơi mà các đơn vị doanh nghiệp,bao gồm người mua, người bán, đối tượng giao dịch thực hiện các hoạt động kinh doanh, mua bán của mình. Sàn giao dịch điện tử có thể bao gồm hai đối tượng chính là người mua, người bán hoặc đối với một số sàn giao dịch điện tử chuyên nghiệp, bài bản, còn có sự tham gia của đơn vị trung gian.

Nói một cách dễ hiểu hơn sàn giao dịch điện tử là các kênh chuyên tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, giúp kết nối người mua và người bán, doanh nghiệp và khách hàng… Bên cạnh bán hàng, sàn giao dịch điện tử còn cung cấp các chức năng khác như:

  • Trưng bày, giới thiệu, quảng bá các loại hàng hóa, dịch vụ
  • Đăng tải tin tức, các thông tin rao vặt
  • Thực hiện các giao dịch qua mạng Internet
  • Đấu giá đấu thầu, hợp tác thiết kế…

Với sự phát triển của công nghệ số hiện nay, sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện nhiều trên thị trường dưới dạng các trang thương mại điện tử hoặc website bán hàng tập trung khác.

Vai trò của sàn giao dịch điện tử đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp ngày nay

Nhờ có sàn giao dịch thương mại điện tử mà các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trực tuyến của đại đa số các doanh nghiệp ngày nay trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Cụ thể nằm trong các khía cạnh sau:

  • Có khả năng tiếp cận và xử lý thông tin trực tiếp, nhanh chóng giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, giữa doanh nghiệp với khách hàng, thậm chí giữa doanh nghiệp với nhau
  • Hỗ trợ quảng bá, quảng cáo hàng hóa.
  • Cắt giảm nhu cầu đối với các cửa hàng, kho vật liệu, đơn giản hóa quá trình so sánh và lựa chọn sản phẩm…
  • Phương thức thanh toán phong phú, tiện lợi.

  • Có khả năng tự thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và có thể áp dụng các hình thức thưởng phạt đối với những thành viên vi phạm.
  • Thu hút số lượng lớn người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia và hoạt động.
  • Thể hiện quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao dịch cũng là giá chung cho sản phẩm trên thị trường.
  • Nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của đại đa số các khách hàng tham gia vào hoạt động mua sắm online, mua sắm trực tuyến.

Các phương thức giao dịch tại sàn giao dịch điện tử

Tùy theo mục tiêu và quy mô hoạt động mà các cá nhân tham gia sàn thương mại điện tử có thể thực hiện các giao dịch đa dạng với các quy mô khác nhau. Bạn có thể bắt gặp các phương thức giao dịch tại các sàn giao dịch điện tử như sau:

  • Giao dịch giao ngay [Hàng hóa được giao và thanh toán ngay sau khi chốt đơn hàng]
  • Giao dịch tương lai
  • Giao dịch quyền chọn [Chọn bán hoặc chọn mua]
  • Nghiệp vụ tự bảo hiểm [biện pháp kỹ thuật thường được các nhà cung cấp nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tự bảo vệ trước những rủi ro do biến động giá làm thiệt hại đến số lãi dự tính]
  • Đấu giá điện tử [là một phương thức bán hàng đặc biệt, được tổ chức công khai tại một địa điểm nhất định , tại đó sau khi xem trước hàng hóa, những người đến mua tự do cạnh tranh giá cả và hàng hóa sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất]
  • Đấu thầu điện tử

Tuy nhiên nếu so sánh giữa các hình thức giao dịch trên thì hình thức giao dịch giao ngay, hình thức giao dịch tương lai và đấu thầu điện tử có thể coi là phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng.

Lợi ích của việc tham gia sàn giao dịch điện tử

Đối với doanh nghiệp

Tăng doanh thu, mở rộng hệ thống khách hàng trong nước và quốc tế

Tiết kiệm các chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên quản lí, vận chuyển

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Đối với khách hàng

Mang lại cho khách hàng hình thức mua hàng mới, tiết kiệm thời gian và chi phí

Khách hàng có phạm vi lựa chọn, tham khảo các mặt hàng một cách đa dạng, phong phú hơn

Khách hàng có cơ hội mua hàng với giá rẻ hơn so với khi đi mua trực tiếp

Nhận thiết kế website sàn giao dịch điện tử chuyên nghiệp

Hiện nay, bạn có thể tham gia các sàn giao dịch điện tử có sẵn hoặc nếu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh hơn, bạn có thể thiết kế các website dạng sàn giao dịch thương mại điện tử cho mình. Hơn nữa, đa phần các webiste bán hàng hiện nay đều đã đi theo mô hình thương mại điện tử nên việc thiết kế website riêng theo chuẩn sàn giao dịch thương mại điện tử là vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp. Theo Cục Thương mại điện tử, nếu website cho phép các cá nhân, tổ chức khác đăng ký tài khoản, đăng tải hình ảnh, thông tin quảng cáo về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh thì bắt buộc phải đăng ký dưới dạng sàn giao dịch thương mại điện tử.

Tại WEBSOLUTION, chúng tôi nhận thiết kế website dưới dạng sàn giao dịch thương mại điện tử trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Liên hệ 0886.02.02.02 để biết thêm chi tiết!

WEBSOLUTIONS – THIẾT KẾ WEB CHUYÊN NGHIỆP 

Địa chỉ: 225 Broadway Suite 680 New York, NY 10007, United States.
Việt Nam: 0886.02.02.02
New York: +1 [347] 983-2947

Websolutions là một trong những đội ngũ thiết kế website nhiều năm kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án trong và ngoài nước. Đến với dịch vụ của chúng tôi, đảm bảo bạn sẽ có được một website hoàn hảo như mong muốn.

Xem thêm:


sàn giao dịch điện tửvai trò của sàn giao dịch điện tử

Recommended Posts

30 Tháng Năm, 2019

26 Tháng Hai, 2019

26 Tháng Hai, 2019

Trong lĩnh vực tài chính, sàn giao dịch điện tử còn được gọi là sàn giao dịch trực tuyến, là một chương trình phần mềm máy tính có thể được sử dụng để đặt lệnh cho các sản phẩm tài chính qua mạng với một trung gian tài chính. Các sản phẩm tài chính khác nhau có thể được giao dịch bởi sàn giao dịch, qua mạng liên lạc với trung gian tài chính hoặc trực tiếp giữa những người tham gia hoặc thành viên của sàn giao dịch. Điều này bao gồm các sản phẩm như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa, các sản phẩm phái sinh và các sản phẩm khác, với một trung gian tài chính, chẳng hạn như nhà môi giới, nhà tạo lập thị trường, ngân hàng đầu tư hoặc sở giao dịch chứng khoán. Các nền tảng như vậy cho phép người dùng thực hiện giao dịch điện tử từ bất kỳ vị trí nào và trái ngược với giao dịch sàn truyền thống sử dụng nói giá bằng tay và miệng và giao dịch dựa trên điện thoại. Đôi khi thuật ngữ nền tảng giao dịch cũng được sử dụng để chỉ phần mềm giao dịch.

Một Lưu trữ 2020-09-29 tại Wayback Machine nền tảng giao dịch điện tử đang được sử dụng tại Deutsche Börse.

Các nền tảng giao dịch điện tử thường truyền trực tiếp giá thị trường mà người dùng có thể giao dịch và có thể cung cấp các công cụ giao dịch bổ sung, chẳng hạn như gói biểu đồ, nguồn cấp tin tức và chức năng quản lý tài khoản. Một số nền tảng đã được thiết kế đặc biệt để cho phép các cá nhân tiếp cận thị trường tài chính mà trước đây chỉ có thể được các công ty thương mại chuyên nghiệp truy cập. Chúng cũng có thể được thiết kế để tự động giao dịch các chiến lược cụ thể dựa trên phân tích kỹ thuật hoặc để thực hiện giao dịch tần suất cao.

Các nền tảng giao dịch điện tử thường thân thiện với thiết bị di động và có sẵn cho Windows, iOS và Android.

Lịch sử phát triểnSửa đổi

Theo truyền thống, các giao dịch được xử lý thủ công, giữa các nhà môi giới hoặc đối tác. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1970, một phần lớn các giao dịch đã chuyển sang các nền tảng giao dịch điện tử. Chúng có thể bao gồm mạng liên lạc điện tử, hệ thống giao dịch thay thế, v.v....[1] Các nền tảng giao dịch điện tử đầu tiên thường được liên kết với các sàn giao dịch chứng khoán và cho phép các nhà môi giới đặt lệnh từ xa bằng cách sử dụng các mạng chuyên dụng riêng và thiết bị đầu cuối câm. Các hệ thống ban đầu không phải lúc nào cũng cung cấp giá phát trực tiếp và thay vào đó cho phép các nhà môi giới hoặc khách hàng đặt hàng và sẽ được xác nhận một thời gian sau; chúng được gọi là hệ thống dựa trên " yêu cầu báo giá ".

Các hệ thống giao dịch đã phát triển để cho phép giá phát trực tuyến và gần như thực hiện ngay các lệnh cũng như sử dụng internet làm mạng cơ bản, nghĩa là vị trí đó trở nên ít liên quan hơn nhiều. Một số nền tảng giao dịch điện tử đã tích hợp sẵn các công cụ viết kịch bản và thậm chí cả API cho phép các nhà giao dịch phát triển các hệ thống giao dịch tự động hoặc thuật toán và rô bốt.[cần dẫn nguồn]

Giao diện người dùng đồ họa máy khách của các nền tảng giao dịch điện tử có thể được sử dụng để đặt các lệnh khác nhau và đôi khi còn được gọi là tháp giao dịch [mặc dù đây có thể là cách sử dụng sai thuật ngữ, vì một số đề cập đến điện thoại PBX chuyên dụng được các nhà giao dịch sử dụng].

Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, sự phát triển và gia tăng của các nền tảng giao dịch đã chứng kiến việc thiết lập các cổng giao dịch trực tuyến chuyên dụng, là các địa điểm trực tuyến điện tử với sự lựa chọn của nhiều nền tảng giao dịch điện tử thay vì bị giới hạn trong cung cấp của một tổ chức.[cần dẫn nguồn]

Xem thêmSửa đổi

  • Giao dịch trực tuyến
  • Sàn giao dịch

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Lemke and Lins, Soft Dollars and Other Trading Activities, §§2:25 - 2:29 [Thomson West, 2013-2014 ed.].

Video liên quan

Chủ Đề