Sắc giới nghĩa là gì

Phần 11  

BA CÕI:

DỤC GIỚI, SẮC GIỚI, VÔ SẮC GIỚI

            Vũ trụ thế giới tùy theo nghiệp lực, trình độ sai khác của chúng sinh mà chia ba tầng gọi là ba cõi. Trong đó mỗi cõi lại tùy theo lòng tham dục nặng nhẹ mà chia ra cõi Dục và sáu bậc trời thuộc cõi Dục; tùy theo sức thiền định cạn sâu mà chia ra nhiều bậc thiền thuộc cõi Sắc và Vô sắc, như đồ biểu sau đây.

*Ba cõi:

            1. Dục

                        *Bốn ác thú:

                                    - Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, a-tu-la.

                        *Bốn châu nhân đạo

                                    - Nam Thiệm bộ, Đông Thắng thần, Tây Ngưu hóa, Bắc Câu-lô.

                        *Lục dục thiên

                                    - Tứ thiên vương, Đao lợi, Dạ-ma, Đâu-suất-đà, Hóa lạc, Tha hóa tự tại.

            2. Sắc

                        *Sơ thiền, 3

                                    - Phạm chúng

                                    - Phạm phụ

                                    - Đại phạm

                        *Nhị thiền, 3

                                    - Thiều quang

                                    - Vô lượng quang

                                    - Quang Âm

                        *Tam thiền, 3

                                    - Thiều tịnh

                                    - Vô lượng tịnh

                                    - Biến tịnh

                        *Tứ thiền, 9

                                    - Vô Vân, Phước sinh, Quảng quả [Vô tưởng], Vô thiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, Sắc cứu cánh, Ma-hê-thủ-la.

            3. Vô sắc

                        *Không vô biên xứ

                        *Thức vô biên xứ

                        *Vô sở hữu xứ

                        *Phi tưởng phi phi tưởng xứ

*Chín địa

            1. Cõi dục

                        *Ngũ thú tạp cư địa

                        *Ly sinh hỷ lạc

            2. Cõi sắc

                        *Định sinh hỷ lạc

                        *Ly hỷ Diệu lạc

                        *Xả niệm Thanh tịnh

            3. Vô sắc

                        *Không vô biên,

                        *Thức vô biên,

                        *Vô sở hữu,

                        *Phi tưởng phi phi tưởng

            Bây giờ tôi nhấn mạnh nơi chỗ Tứ thiên vương, Đao lợi thiên. Chữ này vì sao tôi nhấn mạnh vì bởi có nhiều chỗ ta cắt nghĩa lầm. Tứ thiên vương, Đao lợi thiên có chỗ khác họ cắt nghĩa dồn chung lại gọi Tam thập tam thiên. Có người cắt nghĩa Đao lợi thiên là Tam thập tam thiên, Tam thập tam thiên là Đao lợi thiên. Nói như vậy là có chỗ không sáng suốt lắm. Vì cớ sao mà 6 cõi trời này còn gọi là Dục giới, đã trời mà là dục? Vì 6 cõi trời này tuy nói trời nhưng anh cũng còn mang cái dục tính như cõi người nên gọi là dục cho nên 6 cõi trời này còn gọi là Địa cư thiên là vì nó trên chóp núi Tu di, chứ không phải là Không cư thiên, không phải nới tứ sắc, mà đây là Địa cư thiên, là còn nương trên chóp núi Tu di mà ở trên đó. Vả lại ông này còn có cái dục, in như cõi dục. Vì sao gọi Dục giới? Vì cõi này có vật dục và có cái nhục dục. Chúng sinh ở đó có hai cái dục đó, cho nên dùng chữ dục mà đặt tên cho anh ta. Mà 6 cõi trời này tuy là trời vì có thiện nghiệp nhiều, tuy có dục nhưng dục nhẹ thôi. Nhẹ như thế nào? Thay vì như cõi người có vẻ thô tục, anh đây hơi nhẹ hơn một chút, tỷ dụ như cõi Tứ thiên vương tức nhiên 4 ông trời ở 4 góc trên núi Tu di và Đao lợi thiên là ông trời ở trên chóp đỉnh. Bốn núi 4 góc có 8 ông trời.

            8 x 4 = 32 cộng thêm với Nhân đà la [indara, Thích-đề-hoàn-nhơn, Đế thiên đế thích, cũng có nghĩa là Thiên chủ nữa], thì ra 4 phía mỗi phía có 8 trời cộng thêm với ông này gọi là 33. Ông này ở cõi trời Đao lợi, cho nên gọi là Đao lợi thiên. Vì sao tôi phải nhấn mạnh, vì có nhiều chỗ lầm. Thứ hai nữa là chính ở Việt Nam ta đã có tục thờ Đế thích này rất lâu. Như trong Đại việt sử ký toàn thư chép rằng: Năm 1057 vua nhà Lý làm hai chùa Thiên Phúc, Thiên Thọ thờ Phạm vương và Đế thích. Nhiều khi thờ Đế thích riêng, nhiều khi thờ hai bên hầu tượng sơ sinh. Nghĩa là nói từ khi Phật chưa thành đạo có hai ông này luôn luôn ủng hộ hầu hạ Ngài. Cho nên ở trong kinh nói ông trời Đế thích này còn đương ở nơi cõi Dục và cũng tôn cho ông có một vai trò quan trọng tương đương với ông Phạm vương ở trên cõi sắc. Nên đặt chung là Phạm vương Đế thích mà trong kinh mình hay gặp. Sở dĩ tôi nhấn mạnh là vì vậy. Có nhiều người lầm cái chỗ này, cắt nghĩa Tam thập tam thiên không đúng, cắt nghĩa chữ Đao lợi thiên không đúng, chữ Nhân đà la này không đúng. Trong kinh có chữ Nhân đà la võng tức nhiên cũng do từ đây mà ra, cái lưới của trời, cắt nghĩa trùng trùng.

            Phật có dạy, bài kinh Nhất Dạ Hiền trong Nikaya rằng: Không có truy tìm quá khứ, không ước vọng tương lai, chỉ có pháp hiện tại, an trú tại nơi đây là an lành phải không? Phải, Phật có dạy vậy. Vì vậy cho nên cái ngồi học giờ nào thì chú tâm học chứ đừng tưởng cái đề thi nghe chưa. Đó là thả mồi bắt bóng.

            Tôi nói thêm một chút về 3 cõi. Từ địa ngục mà trở lên Phi tưởng phi phi tưởng. Hôm trước có nói về cõi Lục dục thiên. Trong Lục dục thiên tôi nhấn mạnh tới Đao lợi thiên. Trong Đao lợi thiên có ông trời Đế thích ở. Theo trong này thì mặt trời chạy theo núi Tu di. Như vậy trong núi Tu di thật ra cũng không biết chỉ vào chỗ nào? Trung Hoa dịch là Diệu cao sơn tức là núi Tu di. Diệu cao, chữ cao là cao quá mức tưởng tượng. Diệu là nhiệm mầu, cao quá cái mức tưởng tượng. Vì vậy giờ chỉ định thì chỉ định không được. Trong kinh sách mô tả thì Tu di sơn cao lắm, tứ bề là biển. Xung quanh là 4 châu thiên hạ, 4 bên là 4 châu. Chúng ta ở đây là Nam thiệm thần châu, Đông thắng thần châu, Tây ngưu hóa châu và Bắc cu lô châu. Bốn châu thiên hạ ở trong 4 biển này mà núi Tu di thì ở giữa biển, 4 châu thiên hạ cũng ở giữa biển. Rồi ngoài vòng biển này có vòng núi trùng trùng, phía núi ngoài là Thiết vi sơn. Trong Phật giáo thường có cái bài kệ chuông như sau: “Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới Thiết vi u má tất giai văn, văn trần thanh tịnh chứng viên thông, nhất thiết chúng sinh thành Chánh giác.”

            Tức là ngoài núi Thiết vi u ám cũng nghe được tiếng chuông đó. Như vậy là Tu di sơn ở trong Đại hải, xung quanh núi Tu di là mặt trời chạy quanh và dưới đó có 4 châu thiên hạ. Nam thiệm bộ châu là cả tinh thần và vật chất đồng đều. Tây ngưu hóa châu thì trọng vật chất hơn trọng tinh thần. Đông thắng thần châu thì trọng tinh thần hơn vật chất. Bắc cu lô châu đó là một thế giới Cực lạc ở nhân gian. Sống một cách rất bình đẳng cứ ăn mặc không cần làm. Trong kinh diễn tả chúng sinh ở đó sống một cách rất bình đẳng. Tỷ dụ khi xuống tắm, nếu ai lên trước gặp áo là cứ mặc không kể đó là áo của ai hết. Mặc đều vừa vặn hết. Nam nữ gặp nhau thì không cần lễ cưới lễ hỏi. Nghĩa là cứ ngó nhau vừa ý thì cứ đi đến cái cây đó, gốc cây đó tự nhiên nó phủ xuống thành cái nhà, thành cái phòng [Bắc cu lô châu] mà khi đẻ con ra cũng không cần nuôi, cứ để ra giữa đường thiên hạ đi ngang đưa ngón tay cho nó mút một chặp ít bữa nó lớn vù lên thành người lớn. Đại khái ở Bắc cu lô châu cuộc sống là vậy đó. Trong kinh diễn tả như vậy, và mình cũng không biết xứ Bắc cu lô châu nó nằm đâu. Nói chung 4 châu thiên hạ có 4 đặc tánh: Nam thiệm bộ châu là tinh thần vật chất đồng đều. Đông thắng thần châu là chú trọng tinh thần, Thắng thần [tinh thần thắng hơn]. Tây ngưu hóa châu chú trọng vật chất [dùng trâu làm vật buôn bán] còn Bắc cu lô châu có một đời sống vật chất rất cao. Nói nghe thì đáng thích lắm nhưng trong kinh Phật nói đó cũng là một cái nạn. Do đó trong Phật giáo có bài tán ngài Hộ pháp như sau: Tam châu cảm ứng hộ pháp vi đà chứ không có 4 châu cảm ứng. Bắc cu lô châu không có Phật pháp. Bởi họ sống với một đời sống vật chất cao quá nên nghe Phật pháp không vô. Thành ra nó sướng một mặt đó về vật chất thôi và đó cũng là một cái nạn vì Phật pháp không có.

            Đời sống của chư thiên sống lâu là do cái phước nghiệp của họ mà thọ mạng hơn nhân gian rất nhiều. Các cõi trời khác mình chưa nói tới chỉ nói sơ sơ cõi trời Tứ thiên vương thôi. Cõi trời Tứ thiên vương thì một năm trên cõi trời Tứ thiên vương bằng nhơn gian của mình là 18 ngàn năm. Cứ lên một cõi trời là gấp đôi tuổi thọ lên. Mà thọ mạng trên Đao lợi một năm bằng nhơn gian 36 ngàn năm. Lấy đó mà suy ra, đời sống không phải hoàn toàn nó như thế. Thứ nhất la so cái nghiệp lực, thứ hai là do môi trường sống của cái nghiệp lực đó. Môi trường sống làm cho sinh mạng của con người nó cũng khác đi và nghiệp lực của chúng sinh đó cũng làm cho thọ mạng của con người đó nó khác đi. Cho nên nếu mình ở một môi trường sống xấu chừng nào thì lại mau chết chừng ấy. Mà môi trường sống tốt chừng nào thì càng lâu chết chừng ấy, lẽ tất nhiên khi nói môi trường sống, không phải chỉ có cái vật chất ở ngoài, mà chính cái sân si cũng cũng là ô nhiễm ô cái môi trường sống nữa. Cứ chưởi lộn luôn thì người khác nghe cái tiếng chưởi lộn cũng sẽ bị chết yểu. Cái sân si ngoài cũng làm ô nhiễm môi trường chứ không phải ba cái rác rưởi ngoài xã hội làm ô nhiễm môi trường đâu. Cho nên cái nghiệp nó nhẹ chừng nào thì đời sống nó dài chừng nấy. Cái nghiệp nặng chừng nào thì đời sống lại ngắn đi chừng đó. Cứ đi lần lên cõi trời Tứ thiên cuối cõi sắc. Trong đó gồm Vô vân thiên, Phước sinh, Quảng quả, Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, Sắc cứu cánh thiên và Ma hê Thủ đà thiên.

            Bây giờ đây nói Vân thiên, Phước sinh, Quảng quả thiên. Đây là 3 cõi trời của ngoại đạo. Họ tu theo cái pháp vô tưởng của ngoại đạo mà đạt lên 3 cõi trời đó. Còn 5 cõi trời kia là Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Sắc cứu kính đây là cõi trời của vị chứng quả Bất hoàn ở đó. Cho nên 5 cõi trời này cũng là ngũ Tịnh cư thiên [5 chỗ ở thanh tịnh, hay cũng gọi là ngũ Bất hoàn thiên] là cõi trời của vị chứng quả Bất hoàn ở. Như ta đã biết, Dự lưu là thất lai [7 lần trở xuống nhân gian] Nhất lai còn một lần trở xuống nhân gian, Bất hoàn không trở xuống nhân gian nữa thì ở đâu? Ở đó chờ chứng được A-la-hán, không trở xuống, không trở lui nữa, gọi Bất hoàn hay Ngũ bất hoàn thiên, hay Tịnh cư thiên là cõi trời thuộc về xuất thế gian. Cõi trời nhưng của các vị xuất thế gian ở. Còn bên kia Vô vân Phước sinh, Quảng quả là cõi trời của ngoại đạo ở.

            Trên đây là nói chung 3 cõi.

Page 2

Đôi lời thưa gởi

Sau khi Đại lão Hòa thượng thượng Thiện hạ Siêu - Bổn sư của chúng tôi viên tịch, hàng môn đồ pháp quyến đã cố gắng sưu tập các bài giảng, bài viết của Hòa thượng được tìm thấy rải rác trong các báo, trong các di cảo lẻ tẻ còn sót lại và trong cuộn băng từ mà Hòa thượng đã giảng cho Tăng Ni Phật tử khắp ba miền đất nước từ trước tới nay. “Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký” là tác phẩm tiếp theo trong loạt các tác phẩm mà chúng tôi đã sưu tập và xuất bản trong gần 5 năm qua như: Cương yếu Giới luật [2002], Chữ nghiệp trong đạo Phật [2002], Thức biến [2002], Lược giảng kinh Pháp hoa [2003], Phật ở trong lòng [2003], Hư tâm học đạo [2003], Giới thiệu Kinh Thủ Lăng Nghiêm [2004]. 

Do hàng môn đồ tứ chúng của Hoà thượng muốn gợi lại hình ảnh, kỷ niệm về vị Thầy vô cùng kính yêu của mình; do sợ mất đi những pháp ngữ của một bậc tôn túc suốt 65 năm tu tập, xây dựng và phát huy ngôi nhà Phật giáo Việt Nam, qua việc nghiên cứu và phổ biến giáo lý của Đức Phật, dạy dỗ đồ chúng, khai thị Phật pháp cho hàng Tăng Ni Phật tử của Hòa thượng, chúng tôi chưa có thuận duyên sắp xếp các phần sưu tập theo từng chủ đề. Phần sưu tập này: “Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký” cũng chỉ có thể được xem như là một động tác cất giữ tài liệu về Hòa thượng một cách chắc chắn hơn để tránh mất mát, thất lạc. Trong ý nghĩa đó, chúng tôi nỗ lực thực hiện tập sách này để kịp dịp kỷ niệm ngày giỗ thứ II của Hòa thượng, gọi là chút lòng thành tưởng nhớ kính dâng lên vị Thầy đầy lòng từ bi và trí tuệ.  

Chúng tôi kính mong chư đọc giả đồng tình, thông cảm với chúng tôi; đồng thời, cũng hy vọng tập sách nhỏ này cũng có thể mang lại ít nhiều lợi lạc cho quí vị.

Tổ đình Từ Đàm, Trọng Hạ, Ất Dậu 2005

Thay mặt hàng Môn đồ đồng sự,

Tỳ-kheo Thích Hải Ấn 

TƯỞNG NIỆM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN SIÊU

[1921 – 2001]

Hòa thượng Bổn sư của chúng tôi họ Võ, thế danh Trọng Tường, Pháp danh Tâm Phật, tự Trí Đức, hiệu Thiện Siêu, Tổ đời thứ 43 dòng Lâm Tế.

Hòa thượng sinh tại làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế trong một gia đình Nho phong tin Phật, xuất gia tuổi còn rất sớm, kiên trì giới luật, dốc chí tu học Phật pháp, Hòa thượng là một trong những học Tăng ưu tú về mặt trí tuệ cũng như đức hạnh được Giáo sư Đốc giáo ban cho tự hiệu là Trí Đức.

Kể từ phong trào chấn hưng Phật giáo đến nay, từ Bắc vào Nam, Hòa thượng luôn diễn xướng pháp âm trên giảng tòa các đạo tràng Pháp hội, là ngôi sao không bao giờ tắt ở các Phật học đường, Học viện, Viện Nghiên cứu, là chỗ trụ tâm yên ổn cho bao thế hệ Tăng Ni sinh khắp miền đất nước.

Trước tác, phiên dịch, diễn giảng Phật Pháp, đào tạo và giáo dục Tăng tín đồ, lợi lạc chúng sanh là cứu cánh cuộc hành trình hóa đạo của Hòa thượng.

Báo thân viên mãn, Hòa thượng thị tịch năm 53 hạ lạp.

Chúng con Môn đồ pháp quyến, lớp lớp Tăng Ni học chúng cùng đệ tử đã được ơn Pháp nhũ, nhất tâm đồng niệm đảnh lễ.

Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn, Tứ Thập Tam Thế, húy thượng Tâm hạ Phật, tự Trí Đức, hiệu Thiện Siêu, Trú trì Từ Đàm, Thiền Tôn nhị tự, kiến lập trị Thuận Hóa Phật giáo Học viện Hòa thượng Giác linh.

Ngưỡng mong Giác linh Hòa thượng Bổn sư thùy từ hộ niệm cho đạo nghiệp của chúng con.

Cố đô Thuận Hóa, năm Qúy Mùi,

tiết Trọng Thu tháng tám ngày tốt.

MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN, HỌC CHÚNG

PHẬT TỬ ĐỒNG TƯỞNG NIỆM  

----o0o---

Mục Lục >>

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 6-2008

Page 3

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 6

PHẬT PHÁP ĐẠI HỆ

            Muốn biết một cách tổng quát về toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo thì phải hiểu rõ về Phật pháp đại hệ. Phật pháp đại hệ là hệ thống lớn của Phật pháp. Trước hết là nguyên thủy Phật giáo, và thứ đến là bộ phái Tiểu thừa Phật giáo.

            Trong bộ phái Phật giáo có 2 bộ chính, đó là Thượng tọa bộ [Sthavira hoặc Mahàsthavira] và Đại chúng bộ lại chia làm 18 bộ; cả 18 bộ này cộng với 2 bộ chính thành ra 20 bộ.

            Trưởng lão bộ [hay Thượng tọa bộ] gồm: Tuyết sơn trú bộ, Nhất thiết hữu bộ, Độc tử bộ, Pháp thượng bộ, Hiền trụ bộ, Mật lâm sơn trú bộ, Hóa địa bộ, Pháp tạng bộ, Ẩm quang bộ, Thiện tuế bộ, Kinh lượng bộ, Thuyết Chuyển chấp bộ.

            Đại chúng bộ gồm: Nhất thuyết bộ, Xuất thế bộ, Khôi sơn bộ, Đa văn bộ, Thi thiết bộ, Chế đa bộ, Chính lượng bộ, Đông sơn trú bộ, Tây sơn trú bộ.

            Nói “đại hệ” tức là nói Thượng tọa và Đại chúng mà thôi, còn các bộ con thì nằm trong lòng bộ mẹ rồi. Nói bộ mẹ là chỉ cho Thuyết Xuất thế bộ với chủ trương “chi tục vọng chơn thật, quá vị vô thể”; và thuyết Nhất Thiết hữu bộ với chủ trương “chi chư pháp như huyễn”. Hai học thuyết này, nhìn chung nó có ảnh hưởng lớn đến học thuyết của ngài Long Thọ [Nàgàrjuna] về sau. Đó là “Long Thọ đích vô tướng giai không luận”, thứ hai là “tâm tính bổn tịnh”. Chính chủ trương này đã có ảnh hưởng lớn đến giáo lý Pháp giới Viên giác học của giáo lý Phật giáo Đại thừa sau này.

            Trong Tiểu thừa có 20 bộ phái [như vừa nêu trên], có 2 bộ phái mẹ là Xuất thế bộ [Lokottaravàdina] và Nhất thiết hữu bộ [Sarvàstivàda]. Xuất thế bộ chủ trương quá vị vô thể [các pháp quá khứ và vị lai không có thật thể], vì cho rằng tục vọng chơn thật [thế tục là hư vọng, còn chân đế mới là chân thật]. Và Nhất thiết hữu bộ thì chủ trương chư pháp như huyễn.

            Hai học thuyết này có ảnh hưởng lớn đến học thuyết vô tướng giai không của ngài Long Thọ về sau. Từ đó để chúng ta biết được diễn tiến về cội nguồn tư tưởng của Phật giáo là nó có gốc rễ chứ không phải từ hư không mà sinh ra cái giáo nghĩa Đại thừa hay Tiểu thừa bộ phái.

            Trong Đại chúng bộ, như đã nói, ngoài chủ trương tâm tánh bổn tịnh mà nó có ảnh hưởng lớn đến học thuyết Viên giác học của Phật giáo Đại thừa sau này. Cũng trong Đại chúng bộ này lại còn có chủ trương là căn bản thức mà Thượng tọa bộ gọi nó là hữu phần thức hay kiết sanh thức. Hữu bộ được xem là con đẻ của Thượng tọa bộ, chia thế giới thành 5 vị 75 pháp, với chủ trương tam thế thật hữu, pháp thế hằng hữu [ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai là thật có, pháp thể thường có]. Hóa địa bộ [Mahìshàsaka] thì chủ trương cùng sanh tử uẩn; nó tương đương như hữu phần thức [của Thượng tọa bộ] hay căn bản thức [của Đại chúng bộ]; và chủ trương nhất vị uẩn của Kinh lượng bộ [Sautràntika] thì cũng tương đương như cùng sanh tử uẩn [của Hóa địa bộ].

            Tựu trung, những giáo thuyết như căn bản thức, 5 vị 75 pháp, cùng sanh tử uẩn, nhất vị uẩn đều có ảnh hưởng lớn đến thuyết A-lại-gia duyên khởi của ngài Vô Trước [Asanga].

            Trên đây là vài nét đại cương để chúng ta thấy được hệ thống giáo lý của Phật giáo nó diễn tiến như thế nào, nó câu móc với nhau ra sao, và nó tương quan với nhau như thế nào.

Video liên quan

Chủ Đề