Ra quyết định quản trị là gì

1. Quyết định quản trị là gì?

“Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm định ra mục tiêu , chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chính muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích thông tin về tổ chức và môi trường”.

Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị là việc đề tra quyết định, bởi vì từ việc điều hành sản xuất hàng ngày cho đến việc giải quyết đồng bộ các vấn đề kinh tế lớn, đều được tiến hành trên cơ sở những quyết định thích hợp. Việc đề ra quyết định có ý nghĩa rất lớn, nó là khâu mấu chốt trong quá trình quản trị.

Việc ra quyết định là một trong các hoạt động quan trọng của quản trị và là khâu chủ yếu của công nghệ quản trị, nó quyết định tính chất đúng đắn hoặc không đúng đắn trong toàn bộ sự hoạt động của cả hệ thống. Quyết định quản trị liên quan mật thiết tới vai trò nhà quản trị và uy tín của hệ thống phải thực hiện quyết định đó, kể cả mặt sản xuất, chính trị, xã hội.

2. Cách phân loại quyết định quản trị

Do tính phức tạp của quá trình quản trị, các quyết định quản trị cũng rất đa dạng, có thể phân loại các quyết định quản trị thành những loại sau:

Căn cứ vào tính chất của quyết định

  • Quyết định chiến lược
  • Quyết định chiến thuật
  • Quyết định tác nghiệp

Căn cứ theo thời gian tác động của quyết định

  • Quyết định dài hạn
  • Quyết định trung hạn
  • Quyết định ngắn hạn

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyết định

  • Quyết định toàn cục,
  • Quyết định bộ phận
  • Quyết định chuyên đề
Ra quyết định quản trị là gì
Phân loại quyết định quản trị

Căn cứ theo nội dung các chức năng

  • Quyết định kế hoạch
  • Quyết định tổ chức
  • Quyết định điều khiển
  • Quyết định kiểm tra

Căn cứ theo lĩnh vưc hoạt động quản trị

  • Quyết định chất lượng
  • Quyết định tiếp thị
  • Quyết định sản xuất
  • Quyết định tài chính
  • Quyết định nhân sự

Căn cứ cấp ra quyết định

  • Quyết định cấp cao
  • Quyết định cấp trung
  • Quyết định cấp thấp

Căn cứ theo cách thức soạn thảo quyết định

  • Quyết định theo mẫu có sẵn
  • Quyết định không theo mẫu có sẳn

Căn cứ theo hình thức của quyết định

  • Quyết định bằng văn bản
  • Quyết định bằng lời nói
  • Quyết định không lời
Ra quyết định quản trị là gì
Đưa ra quyết định quản trị bằng văn bản

Quyết định quản trị là gì? Quy trình ra quyết định trong quản trị

16/06/2018

Nhà quản trị luôn là người ra những quyết định. Có thể nói quyết định chính là sản phẩm của lao động và là một trong những kỹ năng thiết yếu của nhà quản trị. Vậy quyết định quản trị là gì? Quy trình ra quyết định trong quản trị ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Quyết định quản trị là gì?

Ra quyết định là gì?

Ra quyết định quản trị là gì

Ra quyết định là gì?

Ra quyết định là quá trình cân nhắc dẫn đến việc lựa chọn một phương án thực hiện trong số các phương án hiện có. Những ví dụ ra quyết định thường thấy của quản lý doanh nghiệp là quyết định lựa chọn kế hoạch kinh doanh, xây dựng và phát triển dự án, giải pháp xử lý sự cố tối ưu, tuyển dụng nguồn nhân sự,…

Ra quyết định là công đoạn gần như sau cùng trong việc giải quyết vấn đề, nhưng lại khó khăn nhất, đòi hỏi bản lĩnh của người đưa ra quyết định đó. Việc đưa ra quyết định là cần thiết đối với bất cứ nhà quản trị nào, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của tổ chức, tập thể.

Nhà quản trị có năng lực ra quyết định đúng đắn, đúng thời điểm sẽ mang đến thành công cho công ty. Ngược lại nếu quyết định sai lầm sẽ gây nên những hậu quả thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu.

👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi

CHUYÊN VIÊN HỖ TRỢ ALCO - BIDV

1. Tìm hiểu về quản trị:

Ta hiểu về quản trị như sau:

Quản trị được hiểu cơ bản là một phương thức hoạt động hướng đến mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những chủ thể khác, hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu.

Các Mác khi còn sống đã có đưa ra một hình ảnh về hoạt động quản trị, đó là hoạt động của con người chỉ huy dàn nhạc, người này không chơi một thứ nhạc cụ nào mà chỉ đứng chỉ huy các nhạc công tạo nên bản giao hưởng.

Có rất nhiều khái niệm được đưa ra để nhằm mục đích có thể giải thích cho khái niệm quản trị, quản trị học là gì. Thuật ngữ quản trị đã được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, người ta thường biết nhiều đến quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh,…Một số định nghĩa phổ biến về quản trị cụ thể đó là:

– Cách hiểu thứ nhất, ta hiểu quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm mục đích phối hợp các hoạt động của những người khác để từ đó có thể đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được. Với cách hiểu cụ thể này, hoạt động quản trị sẽ chỉ phát sinh khi con người cùng kết hợp với nhau thành tổ chức.

– Cách hiểu thứ hai, quản trị được hiểu là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm mục đích để có thể thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường. Với cách hiểu như thế này, thì ta hiểu quản trị là một quá trình, trong đó chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra; mục tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện sự tác động quản trị.

– Cách hiểu thứ ba, ta hiểu quản trị chính là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những nổ lực của con người, bên cạnh đó vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên, để nhằm hoàn thành các mục tiêu đã định.

Xem thêm: Quản trị kinh doanh là gì? Tìm hiểu ngành quản trị kinh doanh?

Không những thế, Theo Harold Koontz và Cyril O’Donnell cũng đưa ra định nghĩa về quản trị như sau: Quản trị được hiểu là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.

Theo James Stoner và Stephen Robbins thì khái niệm quản trị đó chính là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác để nhằm mục đích có thể đạt được các mục tiêu đề ra.

Còn theo Robert Albanese thì định nghĩa quản trị là một quá trình xã hội và kỹ thuật nhằm mục đích có thể sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người, tạo điều kiện thay đổi để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Nói chung lại, từ những định nghĩa nêu bên trên, ta có thể hiểu đơn giản quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu chung với hiệu quả cao. Quản trị cũng chính là hoạt động hướng đến mục tiêu trên cơ sở sử dụng nguồn lực, con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị và hoạt động quản trị thường bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường.

Trong các tổ chức, doanh nghiệp quản trị giữ vai trò vô cùng quan trọng. Sự quan trọng của quản trị cũng được thực hiện qua các vai trò cụ thể như sau:

– Quản trị quyết định cụ thể tới sự tồn tại, phát triển của các tổ chức. Nếu như không có hoạt động của quản trị thì mọi người trong tổ chức trên toàn thế giới sẽ làm việc một cách lộn xộn, không phân công việc cần làm là gì, không hiệu quả.

– Thông qua việc hoạch định công việc, phương hướng của hoạt động quản trị thì mọi người sẽ phối hợp với nhau vì mục tiêu chung. Quản trị sẽ giúp tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.

– Bên cạnh đó quản trị còn có vai trò giúp điều khiển, kiểm soát quá trình thực hiện, tạo ra hệ thống, quy trình để phối hợp ăn ý với nhau, sử dụng tốt các nguồn lực duy trì hoạt động và đạt được mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất.

Xem thêm: Quyền hành trong quản trị là gì? Đặc điểm và nguồn gốc của quyền hành

– Quản trị cũng là người kết nối giữa các thành viên công ty với nhau thông qua các hoạt động. Vai trò kết nối này của quản trị còn được thể hiện qua việc liên lạc với các đối tác, tổ chức bên ngoài để duy trì mối quan hệ hợp tác, đem lại lợi ích lâu dài.

– Mọi quyết định của doanh nghiệp đều được các chủ thể là những nhà quản trị thông qua và phê duyệt. Khi quyết định về các vấn đề quan trọng sẽ tạo nên sự đồng nhất, liên tục với việc sử dụng và phân bố nguồn lực.

Vai trò của quản trị được thể hiện rõ nhất trong các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân. Trên thực tế đã chứng minh, các doanh nghiệp thường sẽ thất bại trong kinh doanh nếu có năng lực điều hành yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong quản trị, điều hành. Nhà quản trị còn thực hiện nhiều công việc khác nhau.

1. Thế nào là quyết định quản trị?

1.1. Khái niệm quyết định quản trị là gì?

Ra quyết định quản trị là gì
Quyết định quản trị được định nghĩa là những hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị

Một trong số các phương án hành động của doanh nghiệp được quyết định bởi nhà quản trị là quyết định quản trị. Các nhà quản trị xem việc là quyết định là công việc trung tâm của họ bởi họ phải thường xuyên giải quyết công việc quan trọng, ý kiến họ đưa ra là cơ sở để giao việc cho nhân viên nhưng không phải việc ra quyết định và lập kế hoạch. Vậy nên quyết định quản trị được định nghĩa “là những hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm ra mục tiêu, đề ra biện pháp và cách hoạt động của tổ chức để triển khai, giải quyết vấn đề trên cơ sở mục tiêu hoạt động đã đề ra và kết quả phân tích thông tin về tổ chức và môi trường”.

Trong thực tế đôi khi quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng, ít đòi hỏi về thời gian hay sự nỗ lực, thậm chí có khí chỉ chi phối hoạt động trong ít phút. Trong khi đó, những quyết định quan trọng có ảnh hưởng lâu dài đối với doanh nghiệp đòi hỏi nhiều công sức của người ra quyết định. Chẳng hạn như việc ra quyết định triển khai một mô hình kinh doanh mới, nhà quản trị không thể chỉ mới chợt nghĩ đã ra quyết định mà nó là cả một quá trình dài để nghiên cứu sản phẩm, thị trường, khách hàng, cách thức kinh doanh,…

Ra quyết định quản trị là gì
Mỗi quyết định quản trị được đưa ra đều phải dựa trên cơ sở từ đáp án của nhiều câu hỏi

Mỗi quyết định quản trị được đưa ra đều phải dựa trên cơ sở từ đáp án của những câu hỏi: Tổ chức cần làm gì? Khi nào làm cái đó? Làm trong bao lâu? Ai làm? Làm như thế nào? Nếu là những quyết định kế hoạch, nhà quản trị cần trả lời các câu hỏi tổ chức cần làm gì? Khi nào làm? Làm trong bao lâu? Hay các câu hỏi để đặt mục tiêu phấn đấu cho toàn bộ doanh nghiệp như “Tổ chức trong thời gian tới (cụ thể thời gian là tháng tới, năm tới, hay 2 năm, 3 năm tới,…) cần đạt được những mục tiêu nào?” Và cuối cùng để thực hiện được những mục tiêu đó tổ chức cần thực hiện những nhiệm vụ nào?....

Việc ra quyết định không phải có thể quy định thời gian trong 1 ngày, 2 ngày và cũng không thể 1 năm, 2 năm… Bởi nhu cầu người tiêu dùng trong từng giai đoạn khác nhau là khác nhau, nhà quản trị phân tích thị trường hiện tại và thấy rằng một sản phẩm đang thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng những phải đến năm sau mới ra quyết định kinh doanh sản phẩm đó. Lúc này có thể sản phẩm “làm mưa, làm gió” năm trước đã hết hết thời trong năm nay. Và đó là quyết định quản trị sai lầm của nhà quản trị.

1.2. Phân loại quyết định quản trị

Quyết định quản trị không chỉ có một. Hoạt động kinh doanh muốn ổn định trên thị trường, có năng lực cạnh tranh với đối thủ mỗi đơn vị thời gian trôi qua doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều các hoạt động dựa trên những quyết định đã, đang và sẽ được nhà quản trị ban hành trong doanh nghiệp. Đó là những loại quyết định của quyết định quản trị được phân theo các công thức sau:

- Theo tính chất của vấn đề ra quyết định:

+ Quyết định chiến lược: là những quyết định xác định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp. Những quyết định có tầm quan trọng này thường sẽ được ra bởi các nhà quản trị cấp cao.

+ Quyết định chiến thuật: Nếu quyết định chiến lược đưa ra phương hướng hoạt động của doanh nghiệp thì để giải quyết những vấn đề lớn bao quát một lĩnh vực hoạt động nhà quản trị cấp cao thực hiện các quyết định chiến thuật.

+ Quyết định tác nghiệp: Nếu quyết định chiến thuật là để giải quyết những vấn đề lớn, bao phủ toàn bộ hành động trong doanh nghiệp thì quyết định tác nghiệp sẽ được các nhà quản trị cấp thấp thực hiện để giải quyết những vấn đề mang tính chuyên môn nghiệp vụ trong các bộ phận.

Ra quyết định quản trị là gì
Quyết định quản trị không chỉ có một mà còn bao gồm nhiều loại quyết định

- Theo thời gian thực hiện:

+ Quyết định dài hạn: Là những quyết định được đưa ra trước nhưng chưa được thực hiện ngay lập tức mà phải một thời gian sau mới được thực thi. Đây là những quyết định cần thời gian chuẩn bị những tư trang phục vụ cho hoạt động được thực thi trong thời gian tới.

+ Quyết định trung hạn: Thời gian để thực hiện quyết định này ngắn hơn quyết định dài hạn nhưng cũng phải đợi thời gian khá dài

+ Quyết định ngắn hạn: Là những quyết định có thể thực thi tức thì, nhanh chóng. Thường là những quyết định mang tính chuyên môn cho các hoạt động nghiệp vụ

- Theo phạm vi thực hiện:

+ Quyết định toàn cục: Là những quyết định ảnh hưởng tới công việc của toàn bộ nhân viên trong các bộ phận. Đây thường là quyết định hướng tới mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

+ Quyết định bộ phận: Là những quyết định có phạm vi hẹp hơn, chỉ ảnh hưởng tới một hay một số bộ phận liên quan tới nhau trong tổ chức còn những bộ phận khác không bị ảnh hưởng công việc.

- Theo chức năng quản trị:

+ Quyết định kế hoạch: Là những quyết định được đưa ra khi trả lời các câu hỏi cần làm gì? Làm khi nào? Làm trong bao lâu? Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng bản kế hoạch với phương án phù hợp với vấn đề.

+ Quyết định về vấn đề tổ chức: Các quyết định liên quan đến xây dựng cơ cấu tổ chức hay vấn đề nhân sự

+ Quyết định điều hành: Chính là những mệnh lệnh, khen thưởng, động viên hay cách giải quyết vấn đề được đưa ra bởi nhà quản trị còn người thực hiện là nhân viên

+ Quyết định về kiểm tra: Liên quan đến đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân hay biện pháp điều chỉnh hoạt động

Quyết định quản trị

Khái niệm

Quyết định quản trị trong tiếng Anh là Administrative Decisions.

Quyết định quản trị là một loại hành vi sáng tạo chủ yếu của chủ thể quản trị nhằm định ra nhiệm vụ và tính chất hoạt động của doanh nghiệp để giải quyết một vấn đề đã chín mùi dựa trên cơ sở vận dụng các qui luật vận động khách quan của sản xuất - kinh doanh và việc phân tích các thông tin về hiện trạng của doanh nghiệp và của thị trường.

Chức năng quyết định được coi là trung tâm vì nó được thể hiện ở mọi giai đoạn và mọi lĩnh vực của quản trị, thể hiện hành động cuối cùng của quá trình hình thành phương án quản trị, nó quyết định trước kết quả thực tế của sản xuất - kinh doanh.

Các loại quyết định quản trị

a) Theo tầm quan trọng người ta thường phân thành các quyết định chiến được (có tính chất chung nhất, quyết định nhất, dài hạn), các quyết định chiến thuật (cho từng giai đoạn bộ phận) và quyết định tác nghiệp (hàng ngày để giải quyết các công việc thường xuyên).

b) Theo thời gianquyết định có thể xảy ra một lần hay lặp lại nhiều lần theo chu kì công việc quản trị. Quyết định có thể dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.

c) Theo phạm vi tác động quyết định có thể có tính chất toàn cục (toàn doanh nghiệp hay cục bộ (cho từng bộ phận hay hoạt động riêng lẻ của doanh nghiệp.

d) Theo nội dung quyết định có thể phân thành các quyết định thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau của doanh nghiệp.

e) Theo hướng tác động quyết định có thể tác động lên đối tượng bị quản trị hay lên chính hệ thống chủ thể quản trị của doanh nghiệp.

g) Theo hình thức biểu hiện các quyết định quản trị có thể là các bản điều lệ quản trị doanh nghiệp do nội bộ doanh nghiệp qui định, các bản qui chế, các phương án kế hoạch, các dự án đầu tư được duyệt, các tiêu chuẩn và qui phạm sản xuất, các mệnh lệnh tức thời...

h) Theo mức độ chủ động có thể phân thành các quyết định đã được dự kiến theo kế hoạch và các quyết định bị động để đáp ứng với các tình huống chưa được dự kiến theo kế hoạch, các quyết định có tính khẳng định và độ tin cậy cao và các quyết định chịu nhiều yếu tố rủi ro và bất định.

Các nguyên tắc và yêu cầu đối với các quyết định quản trị

a) Về mặt nội dung của quyết định quản trị cần tuân theo các nguyên tắc như:

- Phải phù hợp với đường lối phát triển của đất nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.

- Phải bảo đảm tính khoa học, chính xác có tính thuyết phục cao dựa trên các qui luật khách quan và thông tin có độ tin cậy bảo đảm.

- Phải bảo đảm tính hiện thực phù hợp với tình hình thị trường, khả năng của doanh nghiệp và nguyện vọng của tập thể lao động của doanh nghiệp.

- Phải bảo đảm tính có mục đích và cụ thể.

- Phải bảo đảm tính tiết kiệm, đồng bộ và tối ưu.

- Phải bảo đảm an toàn cho kinh tế và dễ đáp ứng với mọi tình huống.

- Phải phù hợp với luật pháp.

b) Về mặt hình thức: diễn giải phải bảo đảm tính đồng nhất, tính rõ ràng của các thuật ngữ quan trọng dựa trên các định nghĩa thống nhất, tính logic, cô đọng, dễ hiểu và thống nhất cách hiểu nội dung của quyết định.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí nhà nước về Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong xây dựng, NXB Xây Dựng)

Ra quyết định quản trị là gì
Quản trị kinh doanh xây dựng (Construction Business Management) là gì? Khái niệm và đặc điểm