Phòng văn hóa thể thao huyện nga sơn thanh hóa năm 2024

Thực hiện các quy định về tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới được Chính phủ Ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 14/6/2019; các Quy định về lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011), tính đến hết năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã có 573/573 xã lập xong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và đã được UBND các huyện phê duyệt theo quy định, đạt 100% kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND các xã, trong đó có xã Nga Văn đã triển khai thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, tốc độ phát triển của các xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó có một số xã vùng đồng bằng phát triển tương đối nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội vượt quá tầm dự báo của các quy hoạch xây dựng xã. Cùng với đó, các đồ án quy hoạch này (được phê duyệt vào giai đoạn 2010 – 2012) đã đến kì phải thực điều chỉnh quy hoạch phục vụ công tác định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, các quy định mới có hiệu lực như Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến Quy hoạch; Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ; Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng, theo đó, cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch xây dựng xã để đảm bảo các quy định hiện hành của pháp luật.

Show

Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 13/02/2020, Sở Xây dựng đã có văn bản số 709/SXD - QH về việc ra soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã.

Ngày 10/03//2020 UBND huyện Nga Sơn đã ra công văn số 302/UBND-KT&HT về việc chủ trương thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các xã trên địa bàn huyện;

Từ những lý do nêu trên thì việc lập đồ án “Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Nga Văn, huyện Nga Sơn đến năm 2030” là hết sức cần thiết nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện quy hoạch. Quy hoạch này sẽ là định hướng để xã tập trung đầu tư theo trình tự hợp lý, nhằm thực hiện Kế hoạch “ Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”. Đồng thời có được các định hướng phát triển phù hợp với địa phương để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có trên địa bàn xã tạo thành động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.

2. Căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch

2.1. Các văn bản pháp lý

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ, về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng, ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng, ban hành kèm theo QCVN 01:2021 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 31/03/2017 của Bộ Xây dựng, hướng dẫn quy hoạch xây dựng nông thôn;

Căn cứ Quyết định 1629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/04/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành tiêu chí nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 11/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ Quyết định số 3770/QĐ-UBND ngày 28/09/2021 của Chủ tịch UBND huyện về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa .

Căn cứ Quyết định số 51 /QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2020 về việc phê duyệt Nhiệm vụ và dự toán kinh phí điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Nga Văn. huyện Nga Sơn đến năm 2030;

Căn cứ Văn bản số 709/SXD - QH ngày 13/02/2020 của Sở xây dựng Thanh Hóa về việc ra soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã;

Căn cứ Công văn số 302/UBND-KT&HT ngày 10/03/2020 của UBND huyện Nga Sơn về việc chủ trương thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các xã trên địa bàn huyện;

Căn cứ văn bản số 2773/SXD-QH tỉnh Thanh Hóa, ngày 29 tháng 4 năm 2021 về việc ý kiến về hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Nga An, Nga Giáp, Nga Thành, Nga Tân, Nga Thái, Nga Thạch, Nga Văn, Nga Trường, Nga Yên, Nga Hải, huyện Nga Sơn đến năm 2030.

Các căn cứ liên quan khác.

2.2 Cơ sở về tài liệu, số liệu, bản đồ

- Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 11/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

- Các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm và phương hướng nhiệm vụ của các năm tiếp theo của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Nga Văn.

- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã Nga Văn.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất xã Nga Văn.

- Bản đồ điều tra kiểm kê đất đai xã Nga Văn năm 2019;

- Các dự án liên quan của địa phương.

2.3 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế áp dụng:

- Đất ở:

+ QCVN 01: 2019/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.

+ TCVN 4454: 2012- Quy hoạch xây dựng nông thôn- Tiêu chuẩn thiết kế.

- Công sở cấp xã:

+ TCVN 4454: 2012- Quy hoạch xây dựng nông thôn- Tiêu chuẩn thiết kế.

+ Nghị định 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;

- Tr­ường mầm non:

+ TCVN 3907:2011 Trường Mầm non – Yêu cầu thiết kế

+ Điều lệ tr­ường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

+ Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14/5/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi một số điều của Điều lệ trường mầm non;

+ Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;

- Tr­ường tiểu học:

+ TCVN 8793:2011 Trường Tiểu học – Yêu cầu thiết kế

+ Điều lệ Tr­ường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ).

+ Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;

- Trư­ờng trung học cơ sở:

+ TCVN 8794:2011 Trường Trung học – Yêu cầu thiết kế.

+ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Trạm y tế xã:

+ Tiêu chuẩn 52 CN-CTYT 0001:2002 Trạm Y tế cơ sở – Tiêu chuẩn thiết kế.

- Bưu điện xã:

Thông tư 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Trung tâm văn hoá- thể thao:

+ Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã;

+ Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn;

+ Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Nhà Văn hóa-Khu Thể thao thôn.

+ Thiết kế điển hình khu Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2008 của Bộ Xây dựng

+ TCVN 4529 : 2012 Công trình thể thao - Nhà thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế

- Chợ :

+ TCVN 9211: 2012- Chợ – Tiêu chuẩn thiết kế.

- Nghĩa trang nhân dân:

+ TCVN 7956: 2008- Nghĩa trang đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế.

3. Quan điểm và mục tiêu lập điều chỉnh quy hoạch

- Cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện các quy định về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa;

- Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn nói chung và của xã Nga Văn nói riêng.

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch ngành trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu các ngành cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh. Xác lập quỹ đất ở, quỹ đất xây dựng công trình công cộng và các quỹ đất về hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả gắn kết giữa hoạt động sản xuất, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng.

- Làm công cụ quản lý phát triển, kiểm soát không gian toàn xã, làm cơ sở để hướng dẫn quản lý trong việc lập các dự án quy hoạch, chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển, quản lý và phát triển các khu dân cư nông thôn, các khu vực phát triển công nghiệp, du lịch,... và hệ thống các công trình chuyên ngành.

- Gắn kết chặt chẽ với Chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn và gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Xây dựng mô hình tổ chức không gian, hình thành các khu chức năng đáp ứng các nhu cầu phát triển và khai thác quỹ đất của xã.

- Định hướng phát triển không gian, liên kết các khu chức năng trong xã, các xã trong huyện.

- Hoàn thiện, kết nối cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã (giao thông, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải và vệ sinh môi trườg ); xây dựng, cải tạo công trình; cảnh quan đáp ứng các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, chính sách quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị và các giải pháp thực hiện đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Nga Văn, huyện Nga Sơn đến năm 2030.

- Bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị truyền thống, làm động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Địa lý

  1. Vị trí.

Xã Nga Văn nằm ở trung tâm huyện Nga Sơn Tỉnh Thanh Hoá.

  1. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch.

+ Phía Bắc giáp xã Ba Đình và xã Nga Trường, huyện Nga Sơn;

+ Phía Nam giáp xã Nga Phượng và xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn;

+ Phía Đông giáp thị trấn Nga Sơn;

+ Phía Tây giáp xã Ba Đình và xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn.

  1. Quy mô lập điều chỉnh quy hoạch

Tổng diện tích của xã là: 617,07 ha (Theo kiểm kê đất đai năm 2019).

Phạm vi nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Nga Văn bao gồm toàn bộ địa phận hành chính xã với quy mô diện tích là 617,07ha.

1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Nga Văn thuộc vùng đồng chiêm huyện Nga Sơn, địa hình lại thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện từ 1-1,5 m. Địa hình khá bằng phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủ động. Đây là vùng chuyên canh lúa của huyện.

1.3. Khí hậu

Nga Văn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng biển, giống như các địa phương khác ở miền Bắc, khí hậu nơi đây được chia làm bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Hạ khí hậu nóng, ẩm do sự tương tác mạnh mẽ giữa khí hậu nóng đặc trưng của miền Bắc với hiệu ứng gió phơn Tây Nam (gió Lào) của miền Trung tạo nên hiện tượng thời tiết khô nóng; mùa Đông khô hanh và có sương muối, cuối mùa Hạ thường có mưa, bão gây hiện tượng úng lụt ở một vài nơi. Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân khí hậu không rõ rệt và thường có mưa phùn…

Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình hằng năm 23,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 39,5oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất dưới 12oC.

Tổng số giờ nắng trung bình/năm là 1.648 giờ. Số giờ nắng cao nhất là tháng 7, ít nhất là tháng 2.

Độ ẩm:

+ Độ ẩm quanh năm khá cao, trung bình 85-86%, thường là 83% trong tháng 7 và 79% trong tháng 3.

Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1600 - 1900 mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lớn nhất là 800 mm vào tháng 9 thường gây ra lũ lụt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra hạn hán.

1.4. Thuỷ văn

Nga Văn nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá. Chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn song Hưng Long và song Văn Thắng. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất chính cho xã Nga Văn.

1.5. Thổ nhưỡng

Nhìn chung xã có nền địa hình, địa chất thủy văn và địa chất công trình tương đối tốt. Nền đất khu vực tương đối ổn định. Các công trình xây dựng ở mức đơn giản mà khả năng chịu tải tương đối tốt theo thời gian.

1.6. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất:

+ Bao gồm các nhóm đất chính sau: đất cát biển, đất mặn, đất phù sa, đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét và biến chất, đất xói mòn trơ sỏi đá.

+ Tài nguyên đất ở Nga Văn đa dạng, thích nghi nhiều loại cây trồng như lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, lâm nghiệp...

- Tài nguyên nước:

+ Hệ thống sông Hưng Long và sông Văn Thắng là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Ngoài ra hệ thống kênh dẫn nước, mặt nước ao hồ nhỏ cũng đáp ứng được nhu cầu nước cho công tác sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong xã.

+ Trữ lượng nước ngầm của địa phương tương đối hạn chế. Cần phải tiến hành điều tra, đánh giá tổng thể về trữ lượng của tài nguyên này để có kế hoạch khai thác, sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả.

1.7. Các ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, môi trường và các hệ sinh thái

Hàng năm xã thường chịu ảnh hưởng của gió, bão hoặc áp thấp nhiệt đới bình quân 4 ÷ 6 trận/năm.

Đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 10 thường có mưa nhiều và dài ngày gây ngập úng, thời tiết diễn biến phức tạp lượng mưa cao so với trung bình hàng năm, công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, nhiệt độ trung bình tăng cao dẫn đến nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp trong xã chịu ảnh hưởng hạn hán kéo dài, thiếu nguồn nước tưới, hoặc mưa bão gây ngập úng cây trồng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp giảm.

1.8. Đánh giá chung

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp cho xã phát triển nhóm ngành nông, lâm, thủy sản.

+ Tuyến đường tỉnh lộ 527b và tỉnh lộ 508 chạy qua địa bàn xã giúp giao thương và kết nối với các khu vực lân cận.

+ Hệ thống hạ tầng giao thông, kênh,mương thủy lợi tương đối hoàn chỉnh phục vụ tốt cho việc sản xuất nông nghiệp.

- Khó khăn:

Nga Văn là xã gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, chưa có những mô hình sản xuất cây, con mới để nhân ra diện rộng, nhất là vụ đông, số hộ dân bỏ ruộng hoang nhiều đan xen khắp đồng chưa có biện pháp dồn, chuyển đổi kịp thời, khó khăn cho công tác điều hành tưới tiêu.

+ Hệ thống giao thông kết nối với các khu vực xung quanh đang xuống cấp và chưa đảm bảo được việc đi lại của người dân.

2. Hiện trạng kinh tế xã hội

2.1 Dân số

- Dân số tính đến năm 2019: 4.997 người với tổng số hộ là 1.528 hộ (theo báo cáo thống kê của xã).

- Tỷ lệ tăng tự nhiên: 0,5%

- Số điểm dân cư: 6 thôn phân bố trong xã.

  1. Phân bố dân cư

Dân cư phân bố tập trung nằm trên địa bàn của 6 thôn: (thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn 6)

Các thôn không có ranh giới cứng.

Bảng 01: Bảng thống kê hiện trạng dân số năm 2020.

STT

Tên Thôn

Số hộ (hộ)

Số dân (người)

Ghi chú

1

Thôn 1

237

702

2

Thôn 2

270

679

3

Thôn 3

342

1,069

4

Thôn 4

268

852

5

Thôn 5

222

864

6

Thôn 6

219

860

Tổng

1.558

5.026

  1. Lao động

Bảng 02: Bảng thống kê cơ cấu lao động năm 2019

Stt

Danh mục

Tỷ lệ (%)

1

Lao động trong ngành nông, lâm nghiệp

56%

2

Lao động trong ngành tiểu thủ công nghiệp

34%

3

Lao động trong ngành dịch vụ- thương mại

10%

Đánh giá về dân số, lao động và việc làm tại xã:

- Lợi thế: Là xã tương đối đông dân, dân số trẻ nên số người trong độ tuổi lao động cao, kỹ năng sản xuất nông nghiệp tốt, đây là một điều kiện thuận lợi khi phát triển kinh tế.

- Hạn chế:

+ số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số toàn xã, nhưng phần lớn chưa qua đào tạo nâng cao tay nghề, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo chiều sâu.

+ Tập quán canh tác còn nhỏ lẻ.

+ Tính kỹ thuật và tác phong trong lao động còn hạn chế.

  1. Đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng

Người dân xã Nga Văn chủ yếu là dân tộc Kinh và không theo tôn giáo nào. Nhân dân có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thờ cúng thành hoàng làng, thờ Phật... Một số hộ và người dân sinh hoạt theo Đạo, nhà thờ tôn giáo.

Nói chung người dân trong xã mang đặc trưng văn hóa, phong tục của dân cư đồng bằng Bắc bộ.

2.2 Hiện trạng kinh tế

Nga Văn có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm tại chỗ rộng lớn. Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Xã có vị trí và nằm trong vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nhóm ngành nông, thủy sản. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đang từng b­ước được đầu tư­ hoàn thiện ngày càng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì đổi mới.

  1. Ngành nông nghiệp

Trồng trọt:

Diện tích gieo trồng 827.6 ha, đạt 100 % KH = 97.3 % CK.

Tổng sản lượng lương thực đạt 3.357 tấn ,bình quân nhân khẩu 590 kg/ người = bằng 96% CK, đạt 89% KH. Diện tích cây lúa bằng 566.3 ha = 97% CK; năng suất đạt 61 tạ/ha, sản lượng đạt 3.454 tấn = 97% CK. Bình quân đạt 149.7 triệu đồng/ha.

Tổng thu giá trị từ ngành trồng trọt 63 tỷ đồng = 92 % CK, chiếm 25 %.

Công tác chăn nuôi

Về chăn nuôi tuyên truyền vận động và chỉ đạo nhân dân phát triển giữ vững ổn định cả về tỷ trọng và đầu con; tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm đạt 85%. Trang trại gà công nghiệp xuất chồng 5 lứa sản lượng 120 tấn, 62 gia trại tổng hợp với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 41,5 ha, các hộ đã đổi mới phát triển nuôi Tôm, Cá trắm, cá Chép, Chạch và Vịt trời mang lại thu nhập cao.

  • Tổng thu giá trị từ ngành chăn nuôi 47.1 tỷ đồng = 143% cùng kỳ, chiếm 19 % tỷ trọng.
  • Ngành công nghiệp – xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.

Chỉ đạo nhân dân phát triển đa dạng hóa các ngành nghề TTCN, DVTM, năm 2019 thành lập 2 công ty trên lĩnh vực tư vấn và xây dựng, có 21 LĐ đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài thu nhập 20-25 triệu đồng/tháng, 590 lao động đi làm ăn xa và các công ty trên địa bàn huyện, thu nhập bình quân từ 4-6 triệu đồng/người/tháng. Toàn xã có trên 80 % số hộ có 2 nghề trở lên.

  • Tổng thu giá trị từ ngành nghề đạt 118,2 tỷ đồng = 144 % cùng kỳ. Chiếm 48 % tỷ trọng.
  • Thương mại dịch vụ
  • Giá trị dịch vụ thương mại đạt khá, đa dạng các loại hình dịch vụ như dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, dịch vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ xuất khẩu lao động được quan tâm, hiện có nhiều lao động đang làm việc tại các nước đem lại thu nhập nâng cao đời sống nhân dân, các dịch vụ phát triển tích cực, quy mô sản xuất tăng lên. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn và đi vào hoạt động.
  • Tình hình thu-chi ngân sách
  • Chỉ đạo khai thác triệt để các nguồn thu từ quỹ đất công ích, nhất là thu từ nguồn cấp quyền SD đất, năm 2019.Thu ngân sách trong năm đạt 13.72 tỷ = 62% KH = 113.4% CK. Thực hiện tốt việc tiết kiệm chi hành chính, dành nguồn đầu tư mua sắm trang thiết bị làm việc; năm 2019 chi ngân sách 13.44 tỷ = 60.8% KH = 111.8 % CK, bảo đảm cho bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể hoạt động trong năm.
  • Quản lý đầu tư- xây dựng cơ bản, xây dựng nông thôn mới
  • Công tác xây dựng NTM tiếp tục được chú trọng tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng các tiêu chí như tiêu chí về môi trường, tiêu chí BHYT, hộ nghèo vvv...Tổ chức đào đắp làm đường gia thông nội đồng 5.733 m3. Tiếp tục chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt kế hoạch 72 của Huyện ủy về chỉnh trang nông thôn, cải tạo vườn tạp. Chỉ đạo xây dựng khuôn viên ao Choi quan, hoàn thành rãnh thoát nước khu vực Xuân Tiến, bê tông hóa giao thông nội đồng đường Văn Chỉ và tuyến đường từ 508 đi Mả Song. Làm nền bể bơi trường, sửa chữa dãy phòng chức năng và lát sân trường TH và THCS. Xây dựng hạ tầng khu dân cư nhà máy may Vi Na gồm: Công trình nước sinh hoạt, công trình điện 35 kv và công trình điện 0.4 kv. Nạo vét 1.165 m3 kênh mương nội đồng. Tổng đầu tư toàn xã hội 115 tỷ đồng.
  • Đánh giá chung về kinh tế

Tổng thu giá trị năm 2019 đạt 247,5 tỷ đồng, bình quân nhân khẩu đạt 43.5 triệu đồng = 125 % cùng kỳ.

- Thế mạnh: Người dân cần cù, chịu khó, tích cực học hỏi, lao động hăng hái. Trong những năm gần đây xã Nga Văn đã mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại năng suất lao động cao, tạo tiền đề phát triển kinh tế của địa phương trong những năm tiếp theo.

- Hạn chế:

+ Chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, chưa có những mô hình sản xuất cây, con mới để nhân ra diện rộng, nhất là vụ đông, số hộ dân bỏ ruộng hoang nhiều đan xen khắp đồng chưa có biện pháp dồn, chuyển đổi kịp thời, khó khăn cho công tác điều hành tưới tiêu.

+ Việc chỉ đạo ngăn chặn dịch tả lợn châu phi chưa tốt, nạn dịch kéo dài và lan rộng toàn xã, HTX phối hợp với các thôn chỉ đạo điều tiết nước, cày giải phóng đất, tưới tiêu, tổ chức đánh chuột hiệu quả không cao, nạn chuột phá hại nhiều làm giảm năng xuất sản lượng Lúa mùa.

+ Công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, nhà nước còn nhiều hạn chế, nhất là tuyên truyền về công tác VSMT nông thôn chưa thường xuyên, nhân dân còn vứt, đổ rác thải không đúng nơi quy định, xả nước thải bẩn ra môi trường.

+ Việc chỉ đạo các làng Văn Hóa quản lý nghĩa trang chưa chặt chẽ, chỉ đạo các thôn làm nhà họp dân và phấn đấu thôn NTM không đạt kế hoạch đề ra, thôn 1 đến nay chưa xây dựng kế hoạch làm nhà văn hóa thôn.

+ Công tác quản lý thanh niên trong độ tuổi NVQS chưa tốt, chưa có biện pháp mạnh xử lý thanh niên trốn tránh NVQS nên năm 2019 không đủ chỉ tiêu giao quân. Tình hình an ninh trật, an toàn xã hội có lúc còn nổi cộm như: nạn cờ bạc, số đề, tín dụng đen gây tâm lý lo lắng trong nhân dân.

+ Công tác vận động nhân dân sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, do thiếu lao động, nhiều hộ dân bỏ ruộng, không thiết tha canh tác, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là sản xuất vụ đông.

3. Hiện trạng sử dụng và biến động từng loại đất

3.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo kết quả kiểm kê đất đai, tính đến thời điểm 2019, xã Nga Văn có tổng diện tích đất tự nhiên là 617,07 ha, trong đó diện tích các loại đất cụ thể như sau:

Diện tích đất nông nghiệp 415 ha, chiếm 67.24%.

Diện tích đất xây dựng của xã là 184,03 ha, chiếm 29.82%.

Diện tích đất khác 18,12 ha, chiếm 2.94%.

Bảng 3: Bảng thống kê sử dụng đất hiện trạng

BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

TT

Mục đích sử dụng đất

Hiện Trạng

Ghi chú

Diện tích (Ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

617,07

100,00

1

Đất nông nghiệp

NNP

429,37

69,58

1.1

Đất trồng lúa

LUA

318,17

51,56

1.2

Đất trồng trọt khác

CLN, BHK

92,54

15,00

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

18,66

3,02

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

0

0,00

2

Đất xây dựng

PNN

169,58

27,48

2.1

Đất ở

ONT

73,98

11,99

2.2

Đất công cộng

TSC, DSN

4,45

0,72

2.3

Đất cây xanh, thể dục, thể thao

CCC

1,88

0,30

2.4

Đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích, đình đền

TON, TIN

0,26

0,04

2.5

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

10,4

1,69

2.6

Đất xây dựng các chức năng khác

PNK

0

0,00

2.7

Đất hạ tầng kỹ thuật

78,61

12,74

Đất giao thông

CCC

57,97

9,39

Đất xử lý chất thải rắn

CCC

0,85

0,14

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

8,75

1,42

Đât hạ tầng kỹ thuật khác

CCC

0,06

0,01

2.8

Đất hạ tầng phục vụ sản xuất

CCC

9,68

1,57

2.9

Đất quốc phòng, an ninh

CQP, CAN

1,3

0,21

3

Đất khác

18,12

2,94

3.1

Đất sông ngòi, kênh rạch,mặt nước chuyên dùng

SON, MNC

11,74

1,90

3.2

Đất chưa sử dụng

BCS

6,38

1,03

Nhận xét:

- Đất sản xuất nông nghiệp xã Nga Văn chiếm phần lớn diện tích. Tính đa dạng trong cơ cấu sử dụng đất cũng chưa cao. Chủ yếu là đất lúa và đất trồng cây hàng năm trong cơ cấu đất nông nghiệp. Cần phải có định hướng về cơ cấu sử dụng đất để phát triển bền vững.

- Diện tích đất ở nông thôn của được phân bố không đồng đều ở 6 thôn. Hiện trạng diện tích đất ở với bình quân trên đầu người tương đối đảm bảo (TB khoảng …. m2/ng), đáp ứng đủ nhu cầu ở cho người dân trong xã trong bối cảnh hiện tại..

3.2. Biến động đất đai

Về tổng diện tích tự nhiên

- Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014 và năm 2019 là 617.07 ha, không có sự biến động. Về ranh giới tự nhiên không thay đổi.

Nhận xét chung về tình hình quản lý và biến động đất đai

- Từ khi Luật đất đai năm 2013 ra đời đến nay công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã đã đi vào nề nếp và ổn định. Trong những năm gần đất không có hiện tượng lấn chiếm đất đai đây là một thuận lợi lớn trong công tác quản lý đất đai, quản lý thực hiện quy hoạch.

- Tình hình sử dụng đất đang có chiều hướng tốt, đa phần diện tích đất đai đó được tận dụng. Đất nông nghiệp đó được khai thác, sử dụng hợp lý, các loại đất khai thác đều có sự biến động theo sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- Công tác quản lý đất đai mặc dù được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, cũng cần phải nghiêm túc, quyết liệt hơn trong việc quản lý xây dựng trên đất.

+ Đối với đất nông nghiệp khác (các mô hình trang trại…) phải nghiêm túc quản lý trật tự xây dựng, xây dựng đúng mật độ, yêu cầu kết cấu, vật liệu.

+ Đối với đất ở cần lưu ý quản lý tốt về mật độ xây dựng, kiến trúc cảnh quan, đấu nối hạ tầng kỹ thuật, xử lý nước thải sinh hoạt.

4. Hiện trạng công trình

4.1. Nhà ở

Kiến trúc nhà ở của các hộ phù hợp với tập tục, tín ngưỡng của nhân dân, đảm bảo tính cổ truyền kết hợp với kiến trúc hiện đại, tạo thành các khu dân cư đẹp.

Cảnh quan khuôn viên các hộ dân, khu dân cư đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp; vệ sinh môi trường khu dân cư đảm bảo, các chất thải trong sinh hoạt và trong sản xuất được thu gom và xử lý triệt để.

- Hiện nay trên địa bàn xã có tổng 1,558 hộ, trong đó:

+ Số nhà tạm, dột nát: 177 hộ

+ Số nhà ở không đạt chuẩn: 611 hộ

+ Số nhà ở đạt chuẩn BXD: 947 hộ.

Bảng 4: Bảng thống kê công trình nhà ở hiện trạng

TT

Loại nhà

Số hộ

Tỷ lệ %

1

Nhà kiên cố (kết cấu BTCT, 1 – 4 tầng)

947

60,7%

2

Nhà bán kiên cố (kết cấu mái gỗ, lợp ngói)

434

27,8%

3

Nhà tạm

177

11,3%

Tổng

1,558

100%

- Cảnh quan khu dân cư cơ bản đã được duy trì theo hướng xanh, sạch, đẹp.

- Khuôn viên các hộ gia đình gọn gàng, bố trí công trình phụ trợ phù hợp.

4.2. Công trình công cộng

Hiện trạng các công trình công cộng ở xã Nga Văn tương đối đầy đủ, đảm bảo diện tích và chất lượng công trình tốt.

- Công trình công cộng cấp xã: Tập trung tại khu vực trung tâm: Hành chính, thông tin, y tế - văn hoá - giáo dục, thể thao, cây xanh tạo dựng bộ mặt cảnh quan khu trung tâm.

- Công trình công cộng cấp thôn: nhà văn hóa thôn, khu thể thao các thông phân bố tương đối hợp lý, bán kính phục vụ tương đối đồng đều trong phạm vi từ 100 đến 500m.

  1. Công trình trụ sở - hành chính

- Vị trí: tại thôn 4.

- Diện tích: 5.691 m2.

- Hiện trạng công trình xây dựng gồm:

+ Công trình 1-3 tầng, mới được nâng cấp, cải tạo khang trang, có đầy đủ các phòng làm việc cho cán bộ công nhân viên.

+ Các công trình phụ trợ: đã có nhà vệ sinh khép kín, nhà để xe và nhà bảo vệ.

+ Cảnh quan sân vườn đã được đầu tư lát gạch, trồng cây bóng mát, trang trí tiểu cảnh.

+ Trụ sở công an, quân sự nằm trong khuôn viên ủy ban nhân dân.

\=> Đánh giá: Là công trình đã được cải tạo xây mới khang trang, sạch đẹp có đầy đủ các phòng ban chức năng. Đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân. Diện tích, chất lượng công trình đã đảm bảo theo TCVN 4454 về công trình trụ sở ủy ban xã.

  1. Đài tưởng niệm

- Vị trí: thuộc khuôn viên UB xã.

- Hiện trạng công trình xây dựng gồm:

+ Công trình được xây dựng mới khang trang.

\=> Đánh giá: Diện tích và chất lượng công trình đảm bảo.

  1. Trạm y tế:

- Vị trí: tại thôn 4.

- Diện tích: 1.719 m2

- Hiện trạng công trình xây dựng gồm:

+ Nhà làm việc chính quy mô 1-3 tầng, nhà mái bằng kiên cố.

+ Khối nhà phụ trợ quy mô 01 tầng, nhà mái tôn.

+ Vườn thuốc nam.

\=> Đánh giá: Chất lượng công trình đảm bảo,cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực; các hoạt động giám sát, phát hiện, xử lý và báo cáo kịp thời; không để xảy ra các dịch lớn trên địa bàn.

  1. Trường học
  2. Trường mầm non Nga Văn:
  3. Vị trí: tại thôn 4.
  4. Diện tích 3,701 m2.
  5. Hiện trạng có 263 trẻ. Bình quân 14,07 m2/trẻ, đảm bảo chỉ tiêu.

(Chỉ tiêu ≥ 8m2/trẻ).

- Hiện trạng công trình xây dựng gồm:

+ Các khối phòng học được xây dựng kiến cố và có không gian vui chơi ngoài trời cho trẻ. Các phòng phụ trợ và trang thiết bị đầu tư giảng dạy học cho trẻ đều được quan tâm, chú trọng đầu tư, hướng đến các tiêu chí đạt trường chuẩn quốc gia.

\=> Đánh giá: Diện tích trường đảm bảo đủ chỉ tiêu theo tiêu chuẩn TCVN 3907 năm 2011 về chỉ tiêu 12m2/cháu. Chất lượng công trình đảm bảo.

  • Trường tiểu học Nga Văn:
  • Vị trí: tại thôn 4.
  • Diện tích: 11,339 m2.
  • Hiện trạng có 336 học sinh. Bình quân đạt 33,7 m2/hs.

( đảm bảo chỉ tiêu ≥ 6m2/hs).

- Hiện trạng công trình xây dựng gồm:

+ Công trình xây dựng từ 1-3 tầng kiên cố bao gồm các khối phòng học, khối phòng hiệu bộ, hành chính và các công trình phụ trợ chất lượng đảm bảo.

\=> Đánh giá: Diện tích và chất lượng về công trình trường tiểu học đã đáp ứng đủ theo TCVN 8793 năm 2011 về chỉ tiêu 43m2/1học sinh. Chất lượng công trình đảm bảo.

  • Trường THCS Nga Văn:
  • Vị trí: tại thôn 4.
  • Diện tích: 7,956 m2.
  • Hiện trạng có 196 học sinh. Bình quân đạt 40,6 m2. Đảm bảo chỉ tiêu.

(Chỉ tiêu ≥ 6m2/hs).

- Hiện trạng công trình xây dựng gồm:

+ Công trình xây dựng từ 1-3 tầng kiên cố bao gồm các khối phòng học, khối phòng hiệu bộ, hành chính và các công trình phụ trợ chất lượng đảm bảo.

\=> Đánh giá: Diện tích và chất lượng về công trình trường trung học cơ sở đã đáp ứng đủ theo TCVN 8794 năm 2011 về chỉ tiêu 27m2/1học sinh. Chất lượng công trình đảm bảo.

  1. Khu trung tâm văn hóa thể dục thể thao, vui chơi dành cho người già và trẻ em.
  2. Nhà văn hóa xã: nằm đối diện ủy ban xã.
  3. Khu thể thao xã: tại thôn 4, diện tích 14.158 m2.
  4. Điểm vui chơi người già trẻ em: chưa có.
  5. Nhà văn hóa, khu thể thao của thôn:

+ Thôn 1, diện tích 620 m2, khu thể thao 618m2 chưa đủ diện tích.

+ Thôn 2, diện tích 1.072 m2, chưa có khu thể thao.

+ Thôn 3, diện tích 1.205 m2,khu thể thao 1.275m2 chưa có đủ diện tích.

+ Thôn 4, diện tích 807 m2, chưa có khu thể thao

+ Thôn 5, diện tích 1.464 m2, chưa có khu thể thao.

+ Thôn 6, diện tích 628 m2, chưa có khu thể thao.

\=> Đánh giá: Phần lớn các thôn trên địa bàn xã chưa có khu thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần, nâng cao thể chất của nhân dân.

  1. Công trình Tôn giáo – Tín ngưỡng

Gồm các công trình tôn giáo và công trình tín ngưỡng như:

  • Chùa Mậu Lâm, tại thôn 1, diện tích: 2.191m2
  • Phủ Mậu Xuân, tại thôn 5, diện tích: 183m2
  • Nghè làng Loan, tại thôn 3, diện tích: 91m2.

- Nhà thờ họ, tại thôn 4, diện tích : 106m2

  1. Điểm phục vụ bưu chính viễn thông
  2. Vị trí: tại thôn 4.
  3. Diện tích: 339 m2.
  4. Hiện trạng công trình xây dựng gồm:

+ Công trình xây dựng 1 tầng, nhà mái bằng, bao gồm: Đại lý bưu điện, thùng thư công cộng, máy vi tính đã kết nối mạng internet và một số sách báo, tạp chí. Xã hiện trạng đã có đường truyền internet phục vụ đời sống nhân dân.

\=> Đánh giá: Diện tích và chất lượng công trình đảm bảo.

4.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường

  1. Hiện trạng giao thông

- Hệ thống giao thông thuận lợi, có tuyến đường tỉnh lộ 527b và tỉnh lộ 508 chạy qua liên kết giữa tỉnh Ninh Bình - huyện Nga Sơn và huyện Hậu Lộc.

- Năm 2019, 100% đường giao thông liên xã, liên thôn, đường trục chính nội đồng được nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa, kênh mương nội đồng được kiên cố, đảm bảo phục vụ sản xuất, đi lại, tiêu thoát nước.

Tuy nhiên, hầu hết các tuyến giao thông trong khu dân cư có mặt cắt nhỏ từ 1,5m – 4m nên chưa đáp ứng nhu cầu cho xe cơ giới, xe ô tô con tiếp cận vào sâu trong khu dân cư, vào các ngõ, xóm và có 1 số tuyến đường đã xuống cấp.

Giao thông đối ngoại:

- Đường tỉnh lộ 527b với tổng chiều dài là 5.37km, có bề rộng mặt cắt đường từ 8m đường nhựa, có vỉa hè.

- Đường liên xã: Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện chiều rộng nền đường bình quân 8,5m, chiều rộng mặt đường bình quân 4,5m trở lên được bê tông và nhựa hóa.

Giao thông đối nội:

+ Đường trục xóm và đường liên xóm chiều rộng nền đường trung bình 4,5 m; chiều rộng mặt đường trung bình 3,0m được bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm.

+ Đường đường ngõ xóm của xã đảm bảo sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa, chiều rộng nền đường trung bình từ 3m đến 4m, chiều rộng mặt đường trung bình từ 2 - 3m. Đường ngõ xóm đã bê tông hóa.

+ Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m.

+ Các đoạn đường trục xã và trục thôn trong khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước mặt đường.

  1. Chuẩn bị kỹ thuật

Hiện trạng nền xây dựng:

Khu vực nền làng xóm và các cụm dân cư, các công trình đã xây dựng có cao độ trung bình từ 3.2 – 4.7m, cao nhất 4.7m thấp dần từ 3.2m xuống 2m

Khu vực đất canh tác: vùng trồng lúa nền bằng phẳng, cao độ biến thiên trong khoảng 1.0m –3.4 m, cao nhất là 3.4m thấp dần từ 2.8m xuống 1.0m.

Hệ thống thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước của xã hiện đang là hệ thống thoát nước chung (nước mưa, nước thải xả chung vào rãnh). Mương thoát chính: Thoát nước chính chảy ra khu vực sông Văn Thắng và kênh 19.

Đánh giá hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

- Căn cứ vào các tài liệu, số liệu và quá trình điều tra thực địa, quá trình làm việc với các ban ngành tại xã Nga Văn. Sơ bộ đánh giá hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật của xã như sau:

+ Nền xây dựng : địa bàn xã nằm trên nền địa hình tương đối thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển kinh tế.

+ Khí hậu, địa chất công trình và địa chất thủy văn, khí hậu hài hòa, ít gió bão, sạt lở, lũ quét... Xã có hệ thống kênh tưới, tiêu thủy lợi đủ điều kiện phục vụ nông nghiệp.Có nguồn nước ngầm phong phú, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

+ Hệ thống rãnh thoát nước ở các thôn thường xuyên bị lắng cặn bởi chất thải chăn nuôi thải ra làm ứ đọng rãnh thoát, lại cộng thêm độ dốc rãnh là nhỏ do đó thoát nước trong thôn rất chậm gây ứ đọng và ô nhiễm môi trường.

  1. Hiện trạng hệ thống cấp điện

Hệ thống điện lực xã Nga Văn bao gồm:

- Đường dây trung áp (35kv)

- Đường dây hạ áp (0,4kv)

- Trạm biến áp: 6 TBA hiện trạng với tổng công suất: 1.150kva.

Bảng 5: Bảng thống kê trạm biến áp hiện trạng

STT

Tên Trạm

Công suất (kv)

Điện áp

1

TBA Nga Văn 1

250

35/0,4

2

TBA Nga Văn 2

180

35/0,4

3

TBA Nga Văn 3

180

35/0,4

4

TBA Nga Văn 4

180

35/0,4

5

TBA Nga Văn 5

180

35/0,4

6

TBA Nga Văn 6

180

35/0,4

Đánh giá:

- Hệ thống điện đảm bảo, an toàn không gây mất an toàn và mất điện kéo dài trong mùa mưa bão.

- Hệ thống điện chiếu sáng công cộng đã có ở 1 số tuyến chính.

  1. Hiện trạng cấp nước

- Trên địa bàn xã Nga Văn có 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh từ các nguồn giếng khoan, giếng đào, nước mưa. Đảm bảo theo yêu cầu của chỉ tiêu.

  1. Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Số thuê bao cố định ngày càng giảm. Hầu hết các gia đình thành viên từ độ tuổi vị thành niên trở lên đều có số thuê bao di động.

  1. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường

+ Thoát nước thải

Toàn xã đang sử dụng mương thoát nước thải chung với nước mưa. Nước thải được thoát ra những điểm trũng, chủ yếu là thoát ra mương rãnh và đổ trực tiếp ra đồng, một phần còn lại được thoát vào những hồ, ao trong khu dân cư. Phần lớn nước thải xả ra không được xử lý nên gây ô nhiễm môi trường.

Nước thải sinh hoạt: Hiện nay trên địa bàn xã chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt chủ yếu đổ vào hệ thống ao, hồ mà chưa được qua xử lý.

Nước thải sản xuất: Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn xã cơ bản đã được xử lý trước khi xả ra môi trường.

+ Nghĩa trang nghĩa trang gồm:

Bảng 6: Bảng thống kê nghĩa trang

STT

Nghĩa trang

Diện Tích (ha)

Vị Trí

1

Nghĩa trang Hoàng Tiến

3,8

tại thôn 1

2

Nghĩa trang Xa Loan

0,4

tại thôn 3

3

Nghĩa trang Đồng Nghệ

0,8

tại thôn 3

4

Nghĩa trang Văn Tiến

1,3

tại thôn 5

5

Nghĩa trang Sủng Bằng

0,4

tại thôn 6

6

Nghĩa trang Mã Lĩnh

0,9

tại thôn 6

7

Nghĩa trang Mã Song

0,8

tại thôn 6

4.4 Hạ tầng phục vụ sản xuất

  1. Hệ thống giao thông nội đồng

Đường giao thông nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, chiều rộng nền đường trung bình 4m - 5m, chiều rộng mặt đường trung bình 3m - 4m, tỷ lệ đường được bê tông hóa và cứng hóa 23,145km/29,64km.

  1. Hệ thống thủy lợi

Hệ thống kênh mương

- Hệ thống thuỷ lợi tưới và tiêu chủ yếu thông qua các trạm bơm và kênh các cấp.Hệ thống kênh các cấp và hệ thống mương nội đồng đảm bảo đủ để tưới, tiêu chủ động cho 100% diện tích lúa.

- Xã đã sửa chữa, nâng cấp một số công trình như: Nâng cấp, kiên cố hóa kênh mương; hàng năm thực hiện nạo vét, duy tu bảo dưỡng kênh mương nội đồng để đảm bảo chủ động tưới tiêu.

4.5 Môi trường

+ Hiện trạng môi trường

Môi trường không khí bị ô nhiễm cục bộ do thiếu ý thức bảo vệ môi trường sống từ nhiều hoạt động trong sinh hoạt và sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Chất lượng nước ngầm mạch nông của khu vực có xu hướng suy giảm do: nước thải sinh hoạt, nước thải trong quá trình chăn nuôi gia súc và gia cầm, nước thải tại các hộ sản xuất trong các khu dân cư không được xử lý, thải ra các rãnh thoát nước và thoát trực tiếp ra môi trường, hệ thống nghĩa trang, bãi rác không hợp vệ sinh nằm rải rác trong khu vực.

Chất lượng đất nông nghiệp có xu hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân: nước tưới tiêu bị ô nhiễm, lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong thâm canh lúa nước và thói quen xả thải vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.

Hệ thống cây xanh công cộng trong khu dân cư rất hạn chế, hầu như không có quỹ đất cây xanh công cộng để điều hòa không khí và dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí của nhân dân.

5. Phân tích, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch dự án đã có

Dự án đường giao thông Tỉnh lộ 527b, tỉnh lộ 508 và đường Long Sơn thực hiện theo dự án riêng được cơ quan quản lý chuyên ngành thỏa thuận và được cơ quan thẩm quyền cho phép.

III. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP

1. Dự bán quy mô dân số và lao động

  1. Dân số

Dân số toàn xã năm 2020 là 5.026 người với 1.558 hộ.

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên những năm gần đây khoảng 0,5%/năm.

Dự kiến đến năm 2030 tỷ lệ gia tăng cơ học: khoảng 1 % căn cứ vào định hướng phát triển các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ trên toàn xã và huyện Nga Sơn.

Bảng 7: Dự báo quy mô dân số xã Nga Văn năm 2030

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Hiện trạng năm 2020

Dự báo 2025

Dự báo 2030

1

Tốc độ gia tăng dân số dự kiến (tự nhiên và cơ học)

%/năm

1.5%

1.5%

1.5%

2

Tổng số dân

người

5.026

5.496

5.920

3

Số hộ

Hộ

1.558

1.374

1.480

4

Lao động

người

3.894

4.587

4.858

  1. Lao động

Lao động: Lực lượng lao động khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ chiếm đa số, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH – HĐH nông thôn nói chung và xã Nga Văn nói riêng.

Lao động xã Nga Văn hầu hết hoạt động trên mọi lĩnh vực.

2. Dự báo loại hình, động lực phát triển kinh tế chủ đạo

  1. Loại hình, động lực phát triển

-Tiền đề phát triển:

+ Nga Văn hiện nay là một xã có tiềm năng về điều kiện tự nhiên, đất đai, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, đây là tiền đề để phát triển về kinh tế cho xã trong thời gian tới.

+ Khu vực quy hoạch chung xã với các công trình công cộng, các khu dân cư, quy hoạch vùng sản xuất phù hợp với chức năng và sự phát triển của xã nhằm tạo bộ mặt xã hội phát triển theo định hướng, mục tiêu quốc gia về NTM.

+ Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện đã phần nào đáp ứng được sản xuất nông – ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống dân cư.

  1. Định hướng phát triển các ngành
  • Tiềm năng:

- Xã Nga Văn có vị trí địa lý rất thuận lợi trong giao thông khi có đường TL527B và TL508 chạy qua, đường Long Sơn thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa với các xã lân cận.

- Nằm ở vị trí thuộc trung tâm của huyện Nga Sơn.

- Xã Nga Văn thuộc vùng đồng chiêm ( phía Tây) của huyện Nga Sơn .Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc sản xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất.

- Có hệ thống hạ tầng cơ sở khá hoàn chỉnh, giao thông tương đối thuận lợi, hệ thống kênh mương nội đồng được xây dựng cơ bản. Điều kiện đất đai, nguồn nước có khả năng đáp ứng tốt cho các mô hình sản xuất. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, đây là quỹ đất để khai thác chuyển đổi cho các mục đích phi nông nghiệp như: xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, chỉnh trang các khu dân cư nông thôn hiện có và hình thành các khu dân cư mới.

- Phương hướng phát triển kinh tế xã hội: vẫn giữ phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ đạo bên cạnh đó chuyển đổi sang các hình thức sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng kinh tế cho người dân.

- Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện, bền vững.

- Phát triển thêm các ngành dịch vụ gắn với hoạt động kinh tế của xã.

- Định hướng kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ tài nguyên đất, giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, ổn định đời sống người dân.

  • Định hướng phát triển kinh tế xã
  • Sản xuất Nông nghiệp:

- Trồng trọt:

Chỉ đạo đẩy sớm thời vụ lên từ 7 đến 10 ngày, cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với nhu cầu của thị trường và ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, khuyến khích nhân dân phát triển cây trồng trái vụ theo hướng hàng hóa.

Chỉ đạo mở rộng diện tích rau an toàn, khuyến khích các hộ sản xuất rau trong nhà lưới từ 1000 m2 trở lên để lấy cơ chế của Huyện, nâng cao trách nhiệm, thực hiện tốt các khâu phục vụ sản xuất theo điều lệ HTX năm 2012.

- Chăn nuôi:

- Tuyên truyền vận động nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng bán công nghịêp, nhất là chăn nuôi thủy sản ở các gia trại tổng hợp, thực hiện tốt công tác tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm. Có biện pháp quản lý giống, vật tư nông nghiệp, thuốc thú y. Chỉ đạo hội trang trại xã liên kết giúp nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập.

- Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, giúp nâng cao giá trị kinh tế xã.

- Ngành thuỷ sản:

Thủy sản được phát triển theo hướng quy mô trang trại tận dụng diện tích mặt nước trong các khu dân cư và các khu đất ruộng trũng, nhằm đảm bảo cung ứng tại chỗ nhu cầu của người dân. Phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là hình thức quảng canh phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

Tập trung nâng cao chất lượng giống, tăng dần các loại cá có chất lượng tốt, sinh trưởng nhanh, thích hợp với điều kiện khí hậu và đặc điểm của xã.

Quy hoạch mở rộng diện tích nuôi bằng cách khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho người dân.

  • Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản:

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là ngành được quan tâm chú trọng trong những năm tới, chủ yếu là tận dụng nguồn nhân lực hiện có tại địa phương. Xây dựng cơ chế, thành lập doanh nghiệp tư nhân phát triển tiểu công nghiệp. Dự báo đến năm 2030 trên địa bàn xã có khoảng 40 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp mang lại nguồn thu nhập ổn định từ khoảng 20-35 triệu/tháng.

  • Thương mại – dịch vụ:

Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển ngành nghề và dịch vụ thương mại, nhất là ở những nơi thuận tiện giao thông, đông người qua lại như ngã ba Tam Linh, ngã tư Hàng, ngã ba Xa Loan, Chợ công ty may, chỉ đạo xây dựng Chợ Hoàng thành trung tâm thương mại, làm nơi giao lưu buôn bán đa dạng, sầm uất, khuyến khích nhân dân phát triển, du nhập các nghề mới, đầu tư phương tiện máy móc phát triển sản xuất theo hướng công nghệp nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập.

Thành lập các HTX trong vùng chuyển đổi theo hình thức tự nguyện cùng hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do từng người dân không thể tự kiên kết tiêu thụ sản phẩm được mà cần tổ chức đại diện cho mình.

Hợp tác xã ra đời nhằm thực hiện các khâu dịch vụ, kinh doanh, sản xuất, liên kết, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn. Mục tiêu chung ban đầu HTX đặt ra là liên kết để cung cấp dịch vụ đầu vào liên quan đến sản xuất cho thành viên với giá cả hợp lý và chất lượng tốt; hỗ trợ thành viên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; cung cấp các dịch vụ phi nông nghiệp nhằm tạo nguồn thu cho HTX; chăm lo phúc lợi, tương trợ giữa các thành viên và HTX, giữa HTX với cộng đồng địa phương.

3. Xác định tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

- Đặc điểm của xã: chia thành 3 khu vực: khu vực trung tâm xã và khu vực phát triển dân cư và khu vực sản xuất, nên đưa ra phương án quy hoạch như sau:

- Khu vực trung tâm xã: Diện tích khoảng 10 ha. Với tính chất là khu trung tâm hành chính xã bố trí các công trình sau: Trụ sở làm việc của Hội đồng nhân dân, Uỷ ba nhân dân, Đảng ủy, công an, xã đội, các đoàn thể; Các công trình công cộng cấp xã: nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà truyền thống, thư viện, nhà trẻ, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trạm y tế, trung tâm văn hóa, sân thể thao, chợ, cửa hàng dịch vụ trung tâm, điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

- Khu vực phát triển dân cư: Diện tích khoảng 250 ha. Định hướng cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện trạng và xây dựng các khu ở mới. Bố trí hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật.

- Khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Diện tích khoảng 350 ha. Định hướng phát triển các vùng sản xuất và xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng.

4. Xác định quy mô đất xây dựng

Các chỉ tiêu sử dụng đất, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tuân thủ theo:

- Bộ tiêu chí Nông thôn mới đã được ban hành.

- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;

Bảng 8: Bảng các chỉ tiêu sử dụng đất

TT

Hạng mục

Đơn vị

Chỉ tiêu đồ án

I

Chỉ tiêu các loại đất

1

Đất ở

m2/hộ

- Đối với hộ nông nghiệp: ≥ 200m2/hộ.

- Đối với hộ phi nông nghiệp: ≥100m2/hộ.

2

Cây xanh công cộng

m2/người

≥ 2 m2/người.

II

Chỉ tiêu hạ tầng xã hội

1

Trụ sở Đảng uỷ- HĐND-UBND xã

m2

Diện tích đất xây dựng: ≥ 1.000.

Diện tích sử dụng: ≤ 500 m2

2

Trường mầm non

(bao gồm khối nhóm, lớp; khối phục vụ học tập; khối phục vụ (bếp và kho); khối hành chính quản trị và sân vườn).

m2/trẻ

Diện tích đất xây dựng: ≥ 8.

%

Mật độ xây dựng:

+ Diện tích xây dựng công trình: £ 40%;

+ Diện tích sân vườn, cây xanh: ≥40%;

+ Diện tích giao thông nội bộ: ≥ 20%.

km

Bán kính phục vụ: ≤ 1.

nhóm, lớp

Quy mô trường: ≥3-15.

3

Trường tiểu học

(bao gồm khối học tập; khối phục vụ học tập; khối hành chính quản trị và phụ trợ; khối rèn luyện thể chất và khu sân chơi, bãi tập).

m2/hs

Diện tích đất xây dựng: ≥6.

%

Mật độ xây dựng:

+ Diện tích xây dựng công trình: ≤ 30%;

+ Diện tích cây xanh: ≤ 40%;

+ Diện tích sân chơi, bãi tập: ≤ 30% .

km

Bán kính phục vụ: ≤ 1.

lớp

Quy mô trường: ≤ 30.

học sinh

Quy mô lớp: ≤ 35.

4

Trường THCS

(bao gồm khối phòng học, phòng học bộ môn; khối phục vụ học tập; khối phòng hành chính; khu sân chơi, bãi tập; khu vệ sinh và khu để xe).

m2/hs

Diện tích đất xây dựng: ≥ 6.

%

Mật độ xây dựng:

+ Diện tích xây dựng công trình: ≤ 40%;

+ Diện tích cây xanh: ≤ 30%;

+ Diện tích sân chơi, bãi tập: ≤ 30% .

km

Bán kính phục vụ: ≤ 2

lớp

Quy mô trường: ≤ 45.

học sinh

Quy mô lớp: ≤ 45.

5

Trạm y tế xã

m2

- Diện tích đất: ≥ 500.

+ Có vườn thuốc: ≥ 1000.

Mật độ xây dựng:

+ Diện tích xây dựng công trình: ≤ 35%.

+ Diện tích cây xanh (Diện tích cây bóng mát, vườn hoa, cây xanh): ≥ 30%.

6

Cơ sở vật chất văn hóa

m2

- Trung tâm văn hóa TDTT:

+ Hội trường văn hóa đa năng: ≥ 1000m².

+ Khu thể thao: 2000m² (chưa tính sân vận động).

Sân vận động ≥ 10.800m² (90m x 120m).

- Nhà văn hóa – khu thể thao thôn:

+ Nhà văn hóa thôn: ≥ 500m².

+ Khu thể thao: ≥ 500m² (chưa kể sân bóng đá).

Sân bóng đá: (45m x 90m, 60m x 100m, 70m x 110m, 90m x 120m,).

7

Chợ (bao gồm nhà chợchính, diện tích kính doanh ngoài trời, đường đi, bãi để xe, cây xanh)

m2/chợ /xã

Quy mô DT: ≥ 3.000.

- Mật độ xây dựng:

+ Diện tích xây dựng nhà chợ chính (và các hạng mục công trình có mái khác): ≤ 40%;

+ Diện tích mua bán ngoài trời: ≥ 25%;

+ Diện tích giao thông nội bộ, bãi để xe: > 25%;

+ Diện tích sân vườn, cây xanh: ≥ 10%.

m2/điểm kd

Diện tích đất XD ≥16.

m²/điểm kd

Diện tích sử dụng:≥ 3.

8

Điểm cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông(cung cấp các dịch vụ, viễn thông cơ bản bao gồm cả truy cập Internet)

m2/ điểm

Diện tích đất xây dựng: ≥ 150.

Bảng 9: Bảng các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật

TT

Hạng mục

Đơn vị

Chỉ tiêu đồ án

1

Nghĩa trang nhân dân

m2/mộ

Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần:

+ Hung táng và chôn cất một lần: ≤ 5 m2/mộ.

+ Mộ cát táng : ≤ 3 m2/mộ.

+ Bán kính phục vụ: ≤ 3km.

2

Giao thông

m

Trục xã: Cấp A hoặc B.

Trục thôn: Cấp B hoặc C.

Ngõ xóm: Cấp D.

- Cấp A:

+ Rộng mặt ≥ 3,5m.

+ Rộng lề ≥ 1,5 (1,25m).

+ Rộng nền ≥ 6,5 (6,0m).

- Cấp B:

+ Rộng mặt ≥ 3,5 (3,0m).

+ Rộng lề ≥ 0,75 (0,5m).

+ Rộng nền ≥ 5,0 (4,0m).

- Cấp C:

+ Rộng mặt ≥ 3,0 (2,0m)

+ Rộng nền ≥ 4,0 (3,0m)

- Cấp D:

+ Rộng mặt ≥ 1,5m

+ Rộng nền ≥ 2,0m.

3

Cấp điện

KWh/ người/ năm

- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

+ Điện năng ≥ 200.

w/người

+ Phụ tải: ≥ 150.

% nhu cầu điện sinh hoạt

- Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng: ≥ 15.

4

Cấp nước

lít/người/ ngày

Tiêu chuẩn cấp nước:Sinh hoạt (Qsh): ≥ 100.

Qsh

+ Công cộng =10%

Qsh

+ Tiểu thủ công nghiệp ≥8%

5

Thoát nước và vệ sinh môi trường

Qsh

Phải có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa.

- Tỷ lệ thu gom nước thải đạt ≥ 80% lượng nước cấp.

- Lượng rác thải sinh hoạt: 0,8kg/người.ngđ.

IV. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ XÃ

1. Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm xã, khu dân cư mới và cũ

  1. Khu trung tâm xã

Quy hoạch tập trung dân cư, các công trình hạ tầng xã hội, cảnh quan sinh thái, dịch vụ. Các khu vực sản xuất như sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... được đưa ra ngoài khu vực trung tâm và khu vực dân cư tập trung.

Tính chất là khu dân cư làng cổ hiện hữu, tập trung các công trình công cộng xã, thôn, các công trình di tích, tôn giáo, tín ngưỡng. Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật mang đặc trưng của khu vực nông thôn, đồng bằng xưa. Giao thông nhỏ hẹp, chưa thuận tiện cho xe cơ giới.

Khu dân cư và khu trung tâm xã được quy hoạch tập trung thành một cụm.

Quy hoạch tổ chức không gian ở:

+ Khu vực cải tạo nhà ở, cần tôn trọng nét đặc trưng nhà ở truyền thống nhưng phải tạo dựng được không gian sống hiện đại, môi trường trong sạch theo các tiêu chí nông thôn mới.

+ Khu xây dựng mới cần khuyến khích xây dựng nhà ở từ 2 đến 3 tầng, có mái dốc, màu sắc hài hoà với cảnh quan nông thôn. Mật độ xây dựng tối đa 80%.Theo phương án bố trí cảnh quan như trên sẽ không phá vỡ hệ thống điểm dân cư làng xã tập trung, phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và cảnh quan sinh thái làng xóm, khôi phục làng nghề truyền thống. Các khu sản xuất được đưa ra xa khu dân cư tập trung.

Các đề xuất quy hoạch sử dụng đất:

+ Ưu tiên sử dụng đất xen kẹt, đất canh tác có năng suất thấp, đất trống chưa sử dụng.

+ Đối với đất xây dựng nhà ở: Xây dựng các khu dân cư theo hướng tập trung, tiết kiệm chi phí xây dựng công trình hạ tầng, tận dụng các khu đất xen kẹt, đất canh tác có năng suất thấp, đất trống chưa sử dụng.

+ Đối với đất xây dựng công trình công cộng: Tôn trọng hiện trạng, phát triển mới phải có hướng liên kết các công trình công cộng để tạo dựng bộ mặt khu trung tâm.

+ Lập các dự án cơ giới hóa nông nghiệp.

  • Ưu điểm:

+ Kế thừa các công trình công cộng hiện có.

+ Tạo lập được khu trung tâm xã tập trung, khang trang.

+ Phát triển dân cư tập trung, giữ lại hệ thống các thôn xóm trên địa bàn xã, thuận tiện tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

+ Các khu vực sản xuất được đưa ra ngoài khu vực trung tâm và dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực sản xuất tới khu dân cư.

+ Khu vực sản xuất làng nghề được gắn với nơi ở, sinh hoạt của người dân, thuận tiện trong sản xuất, sinh hoạt.

+ Khu kinh tế trang trại được quy hoạch trên hiện trạng có sẵn và căn cứ vào cốt cao độ san nền của địa phương.

+ Khai thác nhiều đất nông nghiệp có năng suất thấp, chất lượng thấp để chuyển mục đích sử dụng đất sang một số loại đất khác như đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở...

  • Nhược điểm:

Khu chăn nuôi nên có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tới khu dân cư bằng các biện pháp trồng cây và xử lý về nước sạch.

  1. Khu dân cư

+ Khu dân cư hiện có:

- Quy mô dân số trong khu dân cư cũ khoảng: 4.997 người.

- Diện tích đất ở làng xóm cũ khoảng: 88.35 ha.

- Giữ nguyên điểm dân cư hiện có, cải tạo chỉnh trang. Khu vực dân cư mới được bố trí quanh khu vực trung tâm xã. Khu vực sản xuất phi nông nghiệp và chăn nuôi được đưa ra ngoài, xa khu dân cư. Các khu vực sản xuất nông nghiệp được bố trí tập trung theo từng vùng sản xuất.

+ Khu dân cư mới:

- Cụ thể các khu ở mới, mang tính chất gồm các khu đất giãn dân, đất đấu giá, đất dành cho các hộ nhà ở thương mại dịch vụ:

- Hệ thống hạ tầng xã hội theo các tiêu chí nông thôn mới. Hạ tầng kỹ thuật tương đương với tiêu chuẩn khu vực đô thị.

2. Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng, dịch vụ

Hệ thống công trình hạ tầng xã hội cấp xã phát triển dựa trên hệ thống công trình hiện tại, bổ sung các công trình chức năng còn thiếu để hình thành nên tổ hợp công trình trong khu trung tâm xã và vị trí trong các thôn, mở rộng quy mô diện tích một số công trình để đạt các yêu cầu về xây dựng nông thôn mới. Cải tạo và nâng cấp các công trình kiến trúc phù hợp với điều kiện xây dựng và góp phần tạo dựng bộ mặt nông thôn mới.

Quy hoạch hệ thống các trung tâm, công trình công cộng các cấp:

+ Hoàn thiện hệ thống công trình hạ tầng xã hội và các công trình phục vụ sản xuất kết hợp dịch vụ. Xây mới chợ, sân thể thao xã....

+ Trung tâm xã tập trung các công trình như: UBND, khu dịch vụ, trường học... được bố trí ở khu vực trung tâm xã xây mới, đảm bảo đi lại thuận tiện với các thôn, xóm, bán kính phục vụ trong khoảng 2km.

Trung tâm thôn xóm như nhà văn hóa, khu thể dục thể thao của thôn, đình làng được bố trí tập trung để tạo không gian trung tâm cho thôn xóm và đảm bảo bán kính phục vụ.

Tăng thêm diện tích cây xanh, bảo tồn các công trình di tích, lịch sử có giá trị.

Các khu di tích đình chùa đền của Nga Văn giữ gìn và cải tạo chỉnh trang, tổ chức các công trình hộ dân làm nghề truyền thống kết hợp trưng bày, giới thiệu quy trình sản xuất để tăng sức hấp dẫn cho làng nghề.

Các công trình được điều chỉnh quy hoạch mới như sau:

Các công trình công cộng:

  • Trụ sở UBND xã:
  • Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 4.
  • Diện tích: 5.705 m2.
  • Mật độ xây dựng: ≤ 40%.
  • Tầng cao tối đa: 3 tầng.
  • Ban công an xã – quân sự xã:
  • Quy hoạch mới, lấy vào diện tích đất lúa tại thôn 4.
  • Diện tích : 1.000 m2
  • Mật độ xây dựng: ≤ 40%.
  • Tầng cao tối đa: 3 tầng.
  • Trạm y tế xã
  • Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 4.
  • Diện tích: 1.719 m2.
  • Mật độ xây dựng: ≤ 40%.
  • Tầng cao tối đa: 3 tầng.
  • Bưu điện

-Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 4.

Diện tích : 252 m2.

  • Mật độ xây dựng: ≤ 40%.
  • Tầng cao tối đa: 3 tầng.
  • Trường mầm non
  • Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 4.
  • Diện tích: 3.701 m2.
  • Dự báo đến năm 2030: 305 trẻ
  • Đạt: 12m2/Cháu.

(Đạt chỉ tiêu TCVN 3907:2011, DTQH >=12m2/trẻ)

  • Mật độ xây dựng: ≤ 40%.
  • Tầng cao tối đa: 3 tầng.
  • Trường Tiểu học
  • Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 4.
  • Diện tích: 11.339 m2.
  • Dự báo đến năm 2030: 339 hs
  • Đạt: 33.44m2/hs.

(Đạt chỉ tiêu TCVN 8793:2011, DTQH >=10m2/trẻ)

  • Mật độ xây dựng: ≤ 40%.
  • Tầng cao tối đa: 3 tầng.
  • Trường THCS
  • Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 4.
  • Diện tích: 7.956 m2.
  • Dự báo đến năm 2030: 288 hs
  • Đạt 27.6m2/hs.

(Đạt chỉ tiêu TCVN 8794:2011, DTQH >=10m2/trẻ)

  • Mật độ xây dựng: ≤ 40%.
  • Tầng cao tối đa: 3 tầng.

Công trình văn hóa – TDTT

(TT05/2014/TT-BVHTTDL; TT06/2011/TT-BVHTTDL; TT12/2010/TT-BVHTTDL ).

  • Nhà văn hóa xã
  • Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 4, đối diện ủy ban xã.
  • Khu thể dục thể thao xã:
  • Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 4.
  • Diện tích: 14.158 m2.

- Tiêu chí khu thể thao trung tâm gồm có: Sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ... và tổ chức các môn thể thao dân tộc của địa phương. Gồm 1 nhà thi đấu đơn giản và kết hợp với các sân thể thao ngoài trời.

  • Nhà văn hóa thôn – khu thể thao thôn:
  • Thôn 1:

+ Nhà văn hóa: giữ nguyên vị trí hiện trạng, diện tích 620 m2.

+ Khu thể thao: quy hoạch mở rộng tại vị trí phía Đông Nam sân thể thao thôn 1 hiện trạng.

Diện tích: 4.500 m2, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.

  • Thôn 2:

+ Nhà văn hóa: giữ nguyên vị trí hiện trạng, diện tích 1.072 m2.

+ Khu thể thao: quy hoạch mới tại vị trí phía Đông kênh. Diện tích: 4.500 m2, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.

  • Thôn 3:

+ Nhà văn hóa: giữ nguyên vị trí hiện trạng, diện tích 1.205 m2.

+ Khu thể thao: quy hoạch mở rộng về phía Bắc sân thể thao thôn 3 hiện trạng. Diện tích: 5.100 m2, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.

  • Thôn 4:

+ Nhà văn hóa: giữ nguyên vị trí hiện trạng, diện tích 807 m2.

+ Khu thể thao: quy hoạch mới tại vị trí phía Đông nhà văn hóa thôn 4. Diện tích 4.500m2 lấy vào diện tích ao.

  • Thôn 5:

+ Nhà văn hóa: giữ nguyên vị trí hiện trạng, diện tích 1.464 m2.

+ Khu thể thao: quy hoạch mới tại vị trí phía Đông nhà văn hóa thôn. Diện tích: 4.500 m2, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.

  • Thôn 6:

+ Nhà văn hóa: giữ nguyên hiện trạng , diện tích 444m2

+ Khu thể thao: Quy hoạch mới, diện tích 4.500 m2. Tại Phía Bắc KDC Tây nhà máy may Winner Vina.

  • Chùa Mậu Lâm:
  • Giữ nguyên diện tích và vị trí tại thôn 1.
  • Diện tích: 0,21ha
  • Phủ Mậu Xuân:
  • Giữ nguyên diện tích và vị trí tại thôn 5.
  • Diện tích: 162m2
  • Nghè làng Loan:
  • Giữ nguyên diện tích và vị trí tại thôn 3.
  • Diện tích: 85m2
  • Nhà thờ họ:
  • Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 4.
  • Diện tích: 106m2.
  • Nghĩa trang:
  • Nghĩa trang Hoàng Tiến:

+ Giữ nguyên hiện trang tại thôn 1

+ Diện tích: 2,7 ha.

  • Nghĩa trang Xa Loan:
  • + Giữ nguyên hiện trạng tại thôn 3.
  • + Diện tích: 0,4 ha.
  • Nghĩa trang Đồng Nghệ thôn 3:

+ Mở rộng diện tích về phía Nam (tăng 0.32 ha),lấy vào diện tích đất nông nghiệp.

+ Diện tích sau quy hoạch: 1,12ha.

  • Nghĩa trang Văn Tiến:

+ Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 4

+ Diện tích: 1,3 ha.

  • Nghĩa trang Sủng Bằng:

+ Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 6

+ Diện tích: 0,4 ha.

  • Nghĩa trang Mã Lĩnh:

+ Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 6

+ Diện tích: 0,9 ha.

  • Nghĩa trang Mã Song:

+ Giữ nguyên vị trí hiện trạng tại thôn 6

+ Diện tích: 0,8 ha.

  • Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:
  • Khu công nghiệp Tam Linh:

+ Quy hoạch mở rộng, tại vị trí phía nam tỉnh lộ 508.

+ Diện tích sau quy hoạch : 31,2 ha.

+ Mật độ xây dựng: ≤ 40%.

+ Tầng cao tối đa: 3 tầng.

  • Đất thướng mại dịch vụ:

Thương mại dịch vụ 1

  • Quy hoạch mới tại vị trí phía bắc công ty XD Văn Lâm

Diện tích : 0,48 ha

+ Mật độ xây dựng: ≤ 40%.

+ Tầng cao tối đa: 3 tầng.

Thương mại dịch vụ 2

  • Quy hoạch mới tại vị trí Bắc TL 527b đi xã Ba Đình, giáp xã Ba Đình.

Diện tích : 3,7 ha.

+ Mật độ xây dựng: ≤ 40%.

+ Tầng cao tối đa: 3 tầng.

3. Định hướng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và các thôn, bản cũ

Định hướng phát triển không gian xã đã được định hình trong Định hướng Quy hoạch vùng huyện Nga Sơn đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 11/5/2020. Trong đó, khu vực trong hành lang xanh, gồm khu vực dân cư nông thôn (kiểm soát phát triển) và không gian xanh (khu vực bảo tồn).

  1. Tổ chức không gian thôn xóm và nhà ở cũ

Dân số xã được phân bổ ở 6 thôn, tuy phân bố dân cư không đồng đều giữa các thôn nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại các thôn, xóm này.

Do việc hình thành các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã trong lịch sử không được quy hoạch nên nhiều tiêu chuẩn không phù hợp với tiêu chuẩn xã nông thôn mới, ảnh hưởng tới sinh hoạt môi trường sống của người dân như: Đường đi quá nhỏ, hệ thống tiêu thoát nước thải sinh hoạt chưa được quy hoạch.

Xã xác định giữ nguyên các điểm dân cư đã có, huy động các nguồn để chỉnh trang nông thôn bao gồm:

+ Cải tạo nhà ở làng xóm cũ, cần tôn trọng nét đặc trưng nhà ở truyền thống nhưng phải tạo dựng được khôn gian sống hiện đại, môi trường trong sạch theo tiêu chí mới. Khi tiến hành cải tạo, chỉnh trang điểm dân cư­ hiện hữu phải đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất của khu dân cư­, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khu dành cho các mục đích khác. Khu vực đã sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch đ­ược giữ lại; khu vực đã ổn định cần chỉnh trang, cải tạo. Những khu đất không còn phù hợp phải chuyển đổi mục đích sử dụng.

+ Mở rộng và cứng hoá các tuyến đường nội xóm, kèm theo là hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt.

+ Xây dựng hệ thống dẫn nước sinh hoạt tới các hộ gia đình.

+ Xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

+ Xây dựng rãnh thoát nước trong các xóm.

+ Rà soát lại sự phân bố dân cư­ theo các quy hoạch đã và đang thực hiện. Tuỳ theo tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế của địa ph­ương xác định rõ mô hình xã nông nghiệp, xã phi nông nghiệp, xã có nghề truyền thống, dịch vụ du lịch, th­ương mại.

+ Cần đề xuất quy hoạch mới khu dân cư­ phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai hoặc nhu cầu tái định cư­ khi có yêu cầu thay đổi chức năng sử dụng đất, cho các điểm dân c­ư ở các vùng th­ường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai bắt buộc phải di dời.

+ Cần chuyển đổi mục đích sử dụng những thửa đất canh tác nhỏ lẻ xen lẫn với đất thổ cư­ để có điều kiện hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

  1. Tổ chức mạng lưới điểm dân cư mới

- Định hướng phát triển dân cư trên cơ sở tôn trọng thực tế, tránh không xáo trộn đến đời sống nhân dân: Về không gian những phần diện tích đất canh tác ao nhỏ xen lẫn trong khu dân cư và đất trống chưa sử dụng, đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng lúa kém năng xuất sẽ được quy hoạch vào đất ở.

- Khi quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tuân thủ các quy định trong TCVN4454 – 2012 tiêu chuẩn quy hoạch nông thôn – tiêu chuẩn thiết kế, còn phái tuân thủ theo các yêu cầu sau:

+ Khu xây dựng mới cần khuyến khích xây dựng nhà ở từ 2 đến 3 tầng, có mái dốc màu sắc hài hoà với cảnh quan nông thôn, mật độ xây dựng tối đa 80% phù hợp với tiêu chí.

+ Khu đất xây dựng điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo điều kiện liên hệ thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất của người dân, khoảng cách từ điểm dân cư đến khu vực canh tác khoảng cách không lớn hơn 2km.

+ Đất xây dựng dân cư phải có đủ cơ sở để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông, cấp điện và cấp nước nhằm bảo đảm các yêu cầu cấp thiết cho sinh hoạt và sản xuất của người dân cư ngụ trong hệ thống dân cư trên địa bàn toàn xã.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ hiện tại và dự kiến phát triển tương lai.

+ Dần lấp đầy những vị trí đất kẹp trong các khu dân cư để tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung.

+ Đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

+ Đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất cho việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.

+ Đảm bảo yêu cầu cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ.

+ Đảm bảo yêu cầu về an ninh, quốc phòng, du lịch, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng.

+ Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa phư­ơng.

Theo TCVN 4454:2012 chỉ tiêu đất ở 40-50m2/người

Về chỉ tiêu quản lý:

Đối với hộ nông nghiệp: ≥ 200 m2/hộ

Đối với hộ phi nông nghiệp: ≥ 100 m2/hộ

Theo (QĐ4463/2014/QĐ-UBND Quy định về hạn mức giao đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, theo điều 5: Đất ở hộ nông nghiệp thuộc địa bàn xã đồng bằng: 200m2/ hộ).

Mật độ xây dựng: 80%

Tầng cao khống chế: 03 tầng.

Về tổ chức không gian kiến trúc, hình thái công trình:

Hình thái kiến trúc: hiện đại, hướng đến công trình xanh, thân thiện với môi trường.

Khối công trình: nhà có sân trước, kiến trúc hiện đại.

Mặt đứng kiến trúc: đơn giản, không bố trí nhiều chi tiết;

Màu sắc: hạn chế những màu đậm, lòe loẹt, có tính phản quang;

Vật liệu: khuyến khích sử dụng vật liệu địa phương.

  • Định hướng đất ở mới trong giai đoạn 2021 -2030
  • Quy hoạch mới tại vị trí khu dân cư tỉnh lộ 527b-đi xã Ba Đình( khu Ấp Tự ). Diện tích 2,2 ha, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  • Quy hoạch mới tại vị trí khu dân cư tỉnh lộ 527b-đi xã Ba Đình( khu Gò Gáo-Hoi Luyện ). Diện tích 2,2 ha, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  • Quy hoạch mới tại vị trí khu dân cư Mã Nác-Chài Thôn 3. Diện tích 1,3 ha, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  • Quy hoạch mới tại vị trí khu dân cư Tây khu thể thao xã. Diện tích 1,3 ha, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  • Quy hoạch mới tại vị trí khu dân cư nam nghĩa địa Mã Khánh. Diện tích 0,5ha, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  • Quy hoạch mới tại vị trí khu dân cư Núi Sến-Đình Xuân Đài( giáp Nga Mỹ cũ). Diện tích 1,6 ha, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  • Quy hoạch mới tại vị trí khu dân cư Núi Sến-Đình Xuân Đài, phía bắc kcn Tam Linh. Diện tích 1,25 ha, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  • Quy hoạch mới tại vị trí khu dân cư Núi Sến-Đình Xuân Đài( giáp Nga Thắng). Diện tích 2,11 ha, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  • Quy hoạch mới tại vị trí khu dân cư phía nam STT thôn 6. Diện tích 0,7 ha, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.
  • Quy hoạch mới tại vị trí khu dân cư Tây nhà máy may Winner Vina. Diện tích 2,26 ha, lấy vào diện tích đất canh tác nông nghiệp.

V. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.Quy hoạch các loại đất trên địa bàn xã

  1. Quan điểm khai thác sử dụng đất:

Đất đai là tài nguyên có hạn, việc sử dụng đất phải bền vững và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, quan điểm khai thác sử dụng đất phải luôn phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển KT-XH của xã, phát huy được nguồn lực, lợi thế của địa phương đồng thời phải xuất phát từ tình hình đất đai cụ thể, gắn liền và phù hợp với định hướng chung trong khai thác sử dụng đất của huyện Nga Sơn. Trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, dưới đây là một số quan điểm khai thác sử dụng quỹ đất làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng sử dụng đất huyện đến năm 2025.

Sử dụng đất đai tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu theo định hướng phát triển xã hội. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo sử dụng đất bền vững.

Trên cơ sở cân đối quỹ đất cho xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, và khu dân cư mới. Diện tích đất canh tác còn lại được xem xét một cách tổng hợp về điều kiện sinh thái môi trường phù hợp tính chất đất, điều kiện thủy văn, hiệu quả mang lại, bảo vệ môi trường, tránh làm suy thoái đất.

Dành quỹ đất thích hợp cho phát triển thương mại, dịch vụ

Hạn chế giải toả di dời khu dân cư hiện hữu, đảm bảo cho người dân ổn định về chỗ ở.

  1. Quan điểm về môi trường:

- Khai thác sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định, lâu dài và bền vững.

- Bố trí cân đối diện tích đất cho các ngành, dành quỹ đất trồng cây xanh hành lang kênh phù hợp để đảm bảo bảo vệ công trình.

  1. Quan điểm chuyển mục đích sử dụng đất:

- Gắn liền với sử dụng quỹ đất triệt để, cần quan tâm đến việc bố trí chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất một cách hợp lý để sử dụng đất mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến khía cạnh sử dụng đất trên quan điểm bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Các dự án đầu tư phát triển phải mang lại hiệu quả cao trên cả 03 phương diện kinh tế - xã hội và môi trường, tuân thủ các định hướng của quy họach tổng thể kinh tế - xã hội.

Bảng 10: Bảng thống kê đất đai đến năm 2030 trên địa bàn xã

BẢNG THỐNG KÊ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030

STT

Mục đích sử dụng đất

Quy Hoạch

Ghi chú

Diện tích

Cơ cấu

(Ha)

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

617,07

100,00

1

Đất nông nghiệp

NNP

356,31

57,74

1.1

Đất trồng lúa

LUC

263,73

42,74

1.2

Đất trồng trọt khác

CLN, BHK

76,73

12,43

1.3

Đất lâm nghiệp

LNP

0,00

0,00

1.4

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

15,85

2,57

1.5

Đất làm muối

LMU

0,00

0,00

1.6

Đất nông nghiệp khác

NKH

0,00

0,00

2

Đất xây dựng

PNN

245,00

39,70

2.1

Đất ở

ONT

94,40

15,30

2.2

Đất công cộng

TSC, DSN

4,00

0,65

2.3

Đất cây xanh, thể dục, thể thao

DCX,DTT

4,32

0,70

2.4

Đất tôn giáo, danh lam

TON, TIN

0,26

0,04

2.5

Đất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

SKC

30,78

4,99

2.6

Đất khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng

SKX

0,00

0,00

2.7

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

4,18

0,68

2.8

Đất xây dựng các chức năng khác

PNK

0,00

0,00

2.9

Đất hạ tầng kỹ thuật

97,13

15,74

Đất giao thông

CCC

88,20

14,29

Đất xử lý chất thải rắn

CCC

0,85

0,14

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

7,98

1,29

Đât hạ tầng kỹ thuật khác

CCC

0,1

0,02

2.10

Đất hạ tầng phục vụ sản xuất

CCC

8,46

1,37

2.11

Đất quốc phòng, an ninh

CQP,CAN

1,47

0,24

3

Đất khác

15,76

2,55

3.1

Đất sông ngòi, kênh rạch,mặt nước chuyên dùng

SON, MNC

10,20

1,65

3.2

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

5,56

0,90

(Các loại đất trên đều phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện)

2. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

Bảng 11: Bảng cân bằng sử dụngđất

BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2025

BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030

STT

Mục đích sử dụng đất

Hiện Trạng

Quy hoạch

Biến động

STT

Mục đích sử dụng đất

Hiện Trạng

Quy hoạch

Biến động

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

(Ha)

(%)

(Ha)

(%)

(Ha)

(Ha)

(%)

(Ha)

(%)

(Ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên

617,07

100,00

617,07

100,00

Tổng diện tích đất tự nhiên

617,07

100,00

617,07

100,00

1

Đất nông nghiệp

NNP

429,37

69,58

361,77

58,63

-67,60

1

Đất nông nghiệp

NNP

429,4

69,58

356,31

57,74

-79,16

1.1

Đất trồng lúa

LUC

318,17

51,56

269,19

43,62

-48,98

1.1

Đất trồng lúa

LUC

318,2

51,56

263,73

42,74

-54,44

1.2

Đất trồng trọt khác

CLN, BHK

92,54

15,00

76,73

12,43

-15,81

1.2

Đất trồng trọt khác

CLN, BHK

92,54

15,00

76,73

12,43

-15,81

1.3

Đất lâm nghiệp

LNP

0

0,00

0,00

0,00

0,00

1.3

Đất lâm nghiệp

LNP

0

0,00

0,00

0,00

0,00

1.4

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

18,66

3,02

15,85

2,57

-2,81

1.4

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

18,66

3,02

15,85

2,57

-8,91

1.5

Đất làm muối

LMU

0

0,00

0,00

0,00

0,00

1.5

Đất làm muối

LMU

0

0,00

0,00

0,00

0,00

1.6

Đất nông nghiệp khác

NKH

0

0,00

0,00

0,00

0,00

1.6

Đất nông nghiệp khác

NKH

0

0,00

0,00

0,00

0,00

2

Đất xây dựng

PNN

169,6

27,48

239,54

35,88

69,96

2

Đất xây dựng

PNN

169,6

27,48

245,00

39,70

75,42

2.1

Đất ở

ONT

73,98

11,99

88,94

14,41

14,96

2.1

Đất ở

ONT

73,98

11,99

94,40

15,30

27,49

2.2

Đất công cộng

TSC, DSN

4,45

0,72

4,00

0,65

-0,45

2.2

Đất công cộng

TSC, DSN

4,45

0,72

4,00

0,65

-0,45

2.3

Đất cây xanh, thể dục, thể thao

DCX,DTT

1,88

0,30

4,32

0,70

2,44

2.3

Đất cây xanh, thể dục, thể thao

DCX,DTT

1,88

0,30

4,32

0,70

2,44

2.4

Đất tôn giáo, danh lam

TON, TIN

0,26

0,04

0,26

0,04

0,00

2.4

Đất tôn giáo, danh lam

TON, TIN

0,26

0,04

0,26

0,04

0,00

2.5

Đất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

SKC

10,4

1,69

30,78

4,99

20,38

2.5

Đất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

SKC

10,4

1,69

30,78

4,99

20,38

2.6

Đất khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng

SKX

0

0,00

0,00

0,00

0,00

2.6

Đất khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng

SKX

0

0,00

0,00

0,00

0,00

2.7

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

0

0,00

4,18

0,68

4,18

2.7

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

0

0,00

4,18

0,68

4,18

2.8

Đất xây dựng các chức năng khác

PNK

0

0,00

0,00

0,00

0,00

2.8

Đất xây dựng các chức năng khác

PNK

0

0,00

0,00

0,00

0,00

2.9

Đất hạ tầng kỹ thuật

67,63

10,96

78,98

12,80

11,35

2.9

Đất hạ tầng kỹ thuật

78,61

12,74

97,13

15,74

26,35

Đất giao thông

CCC

57,97

9,39

68,96

11,18

10,99

Đất giao thông

CCC

57,97

9,39

88,2

14,29

27,04

Đất xử lý chất thải rắn

CCC

0,85

0,14

0,85

0,14

0,00

Đất xử lý chất thải rắn

CCC

0,85

0,14

0,85

0,14

0,00

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

8,75

1,42

9,07

1,47

0,32

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

8,75

1,42

7,98

1,29

0,32

Đât hạ tầng kỹ thuật khác

CCC

0,06

0,01

0,1

0,02

0,04

Đât hạ tầng kỹ thuật khác

CCC

0,06

0,01

0,1

0,02

0,04

2.10

Đất hạ tầng phục vụ sản xuất

CCC

9,68

1,57

8,46

1,37

-1,22

2.10

Đất hạ tầng phục vụ sản xuất

CCC

9,68

1,57

8,46

1,37

-1,22

2.11

Đất quốc phòng, an ninh

CQP,CAN

1,3

0,21

1,47

0,24

0,17

2.11

Đất quốc phòng, an ninh

CQP,CAN

1,3

0,21

1,47

0,24

0,17

3

Đất khác

18,12

2,94

15,76

2,55

-2,36

3

Đất khác

18,12

2,94

15,76

2,55

-4,28

3.1

Đất sông ngòi, kênh rạch,mặt nước chuyên dùng

SON, MNC

11,74

1,90

10,20

1,65

-1,54

3.1

Đất sông ngòi, kênh rạch,mặt nước chuyên dùng

SON, MNC

11,74

1,90

10,20

1,65

-1,54

3.2

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

6,38

1,03

5,56

0,90

-0,82

3.2

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

6,38

1,03

5,56

0,90

-2,74

(Theo Phụ lục 01 của Thông tư 02/2017/TT-BXD: Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn)

3. Lập kế hoạch sử dụng đất

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của xã Nga Văn được phân thành kế hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn ( giai đoạn 1 từ 2021 – 2025, giai đoạn 2 từ 2025 – 2030).

- Biến động các loại đất đến năm 2025:

+ Đất nông nghiệp giảm khoảng 40,86 ha do chuyển sang các mục đích đất phi nông nghiệp như đất ở mới khoảng 18,22 ha, đất công cộng (quy hoạch mới khu cây xanh, vui chơi giải trí cho người già, trẻ em, quy hoạch mở rộng và quy hoạch mới khu thể thao các thôn) ,đất kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp, đất hạ tầng giao thông và một số loại đất khác.

+ Trong nội bộ đất nông nghiệp cũng có sự chuyển đổi chức năng do thay đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả hơn. ( từ diện tích đất trồng lúa qua trồng trọt khác, nông nghiệp khác).

- Biến động các loại đất đến năm 2030:

+ Đất nông nghiệp giảm 79,16 ha so với hiện nay. Do đã chuyển chức năng theo giai đoạn đến năm 2025 và tiếp tục chuyển sang các mục đích đất công cộng ( xây dựng ban công an, quân sự xã, nhà văn hóa xã, khu thể thao xã, mở rộng nhà văn hóa thôn, nhà hội họp,…), đất xây dựng khu thương mại dịch vụ hỗn hợp...và một số loại đất khác.

+ Trong nội bộ đất nông nghiệp cũng có sự chuyển đổi chức năng do thay đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả hơn. Tiếp tục giảm đất trồng lúa, chuyển đổi chức năng thành đất nông nghiệp khác.

+ Trong nội bộ đất nông nghiệp thì nguồn gốc đất, mục đích sử dụng đất cơ bản không thay đổi, chỉ thay đổi cơ cấu, chức năng sử dụng đất nhằm sử dụng đất hiệu quả hơn.

+ Các loại đất không có biến động hoặc biến động ít trong thời kỳ quy hoạch gồm: Đất lâm nghiệp, Đất nuôi trồng thủy sản, Đất tôn giáo tín ngưỡng; đất nghĩa trang, đất sông ngòi, mặt nước chuyên dùng...

Bảng 12:Kế hoạch sử dụng đất từng phân theo từng giai đoạn quy hoạch

CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÂN KỲ THEO GIAI ĐOẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030

TT

HẠNG MỤC

ĐỊA ĐIỂM

DIỆN TÍCH (ha)

GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

2021 -2025

2026 - 3030

I

CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

26,28

26,28

0

1

Quy hoạch công an xã

đối diện trường tiểu học

0,1

0,1

2

Quy hoạch hợp tác xã

cạnh Công an xã mới

0,2

0,2

3

Mở rộng KCN Tam Linh

phía Nam TL508

21,8

21,8

4

Quy hoạch Đất TMDV 1

phía Bắc TL527B- đi xã Ba Đình ( giáp ranh Ba Đình)

3,7

3,7

5

Quy hoạch Đất TMDV 2

Phía bắc công ty Văn Lâm

0,48

0,48

II

ĐẤT Ở MỚI

20,42

14,96

5,46

1

Đất ở mới

Phía Bắc TL527B - đi xã Ba Đình ( khu Ấp Tự)

2,2

2,2

2

Đất ở mới

Phía Bắc TL527B - đi xã Ba Đình ( Gò Gáo-Hoi Luyện)

7,2

7,2

3

Đất ở mới

Khu Mã Nác-Chài thôn 3

1,3

1,3

4

Đất ở mới

KDC Tây sân thể thao xã

1,3

1,3

5

Đất ở mới

KDC nam nghĩa địa Mả Khánh

0,5

0,5

6

Đất ở mới

KDC Núi Sến-Đình Xuân Đài ( giáp Nga Mỹ cũ)

1,6

1,6

7

Đất ở mới

KDC phía Bắc KCN Tam Linh

1,25

1,25

8

Đất ở mới

KDC Núi Sến-Đình Xuân Đài ( giáp Nga Thắng)

2,11

2,11

9

Đất ở mới

phía nam STT thôn 6

0,7

0,7

10

Đất ở mới

KDC Tây nhà máy may Winner Vina

2,26

2,26

III

VĂN HÓA - XÃ HỘI

3,94

4,34

0

1

Mở rộng khu thể thao thôn 1

tại thôn 1

0,46

0,38

2

Quy hoạch khu thể thao thôn 2

tại thôn 2

0,48

0,67

3

Mở rộng khu thể thao thôn 3

tại thôn 3

0,51

0,6

4

Quy hoạch khu thể thao thôn 4

tại thôn 4

0,36

0,5

5

Quy hoạch khu thể thao thôn 5

tại thôn 5

0,45

0,6

6

Quy hoạch khu thể thao thôn 6

tại thôn 6

0,48

0,43

7

Mở rộng Nghĩa trang Đồng Nghệ thôn 3

phía Nam nghĩa trang hiện trang

1,2

1,16

VI. QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Định hướng quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật được cập nhật theo đúng quy hoạch cấp trên và quy hoạch ngành.

Nga Văn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở mức cơ bản đáp ứng tuy nhiên chưa đồng bộ. Quy hoạch đưa ra những chỉ tiêu, định hướng các công trình như sau:

1.1 Định hướng quy hoạch giao thông

Hệ thống giao thông của xã Nga Văn trong quy hoạch đến năm 2030 cần được ưu tiên cải tạo, nâng cấp, phát triển để có thể phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu giao lưu trong tương lai. Hệ thống đường của địa phương cần đảm bảo các nhiệm vụ sau:

+ Đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải trong các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hiện nay và trong tương lai.

+ Hỗ trợ phát triển mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, trong thôn xóm, giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhân dân.

+ Đảm bảo đường ô tô đến hộ dân cư xa nhất nhỏ hơn 100m.

- Xác định các điểm đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là điểm giao cắt giữa đường liên xã và các đường trục chính xã. Trên trục định hướng này bố trí các công trình điểm nhấn, tạo hướng, tuyến... góp phần tạo cảnh quan và ấn tượng tốt chung cho toàn xã.

- Xác định được các tuyến đường liên xã, đầu tư nâng cấp, mở rộng, mặt cắt ngang trung bình 9m. Tùy từng đoạn sẽ có hành lang an toàn bảo vệ đường bộ theo quy hoạch chung huyện.

- Xác định được các tuyến trục chính xã, đầu tư nâng cấp, mở rộng mặt cắt ngang lên 13,5m.

- Nâng cấp, cải tạo và mở rộng đường làng, ngõ xóm, đạt tối thiểu 3.5m.

1.2 Định hướng quy hoạch cấp điện

- Thiết kế xây dựng hệ thống dựa trên hệ thống điện đã có.

- Xây dựng , chỉnh trang sửa chữa một số trạm biến áp hiện trạng đã xuống cấp.

- Khuyến khích thiết kế mạng lưới điện ngầm và dọc theo các tuyến đường trục giao thông.

- Tính toán nhu cầu điện năng dành cho sinh hoạt và lượng điện năng dành cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.

1.3 Định hướng quy hoạch cấp nước

Quy hoạch mạng lưới đường ống cấp nước sạch đấu nối từ nhà máy nước sạch thị trấn Nga Sơn.

1.4 Định hướng quy hoạch thoát nước, xử lý chất thải và nghĩa trang

Thoát nước thải

+ Nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư xã sau khi xử lý sẽ được theo các mương dẫn nước thải đổ ra hệ thống tiêu thoát nước chung đổ ra điểm tập kết nước thải.

+ Mương rãnh dẫn nước thải thường được thiết kế chạy theo đường giao thông, kết hợp cả tiêu thoát nước thải và tiêu thoát nước mưa.

+ Trong phương án, sẽ quy hoạch rãnh thoát nước thải chung với rãnh thoát nước mưa.

+ Chất thải rắn:

  • Cần sử dụng các hình thức tổng hợp vườn, ao chuồng, thùng rác, hầm chứa rác, hố chứa rác tự phân huỷ, hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý chất thải rắn từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.
  • Thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình thức khác để thực hiện thu gom chất thải rắn vô cơ từ các thôn tới các bãi tập kết rác thải và vận chuyển tới khu xử lý chất thải rắn của xã.

Vệ sinh môi trường

+ Hệ thống thu gom xử lý rác thải:

Sử dụng hệ thống thu gom rác thải dịch vụ từ công ty thu gom rác thải vệ sinh môi trường thuộc huyện Nga Sơn, vận chuyển đổ theo ngày.

+ Hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa:

Thực hiện mở rộng theo dự án đã có trên địa bàn.

+ Môi trường trong khu dân cư:

- Xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

Các hộ gia đình được hướng dẫn xây dựng các nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải chung của thôn xóm nhằm đảm bảo tránh ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí, đảm bảo cuộc sống xanh, sạch, đẹp cho nhân dân.

- Xây dựng các bể bioga cho các hộ chăn nuôi.

Hình thức chăn nuôi ở khu trung tâm đều chăn nuôi trong hộ gia đình, vì vậy, chăn nuôi phát triển quy mô lớn sẽ gặp nguy cơ gây ô nhiễm môi trường càng cao. Xây dựng các hầm bioga là một giải pháp vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa cho nông dân nguồn khí sạch để đun nấu trong gia đình, tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước.

1.5 Định hướng quy hoạch san nền

- San nền theo phương pháp đường đồng mức.

- San nền cục bộ, phân khu vục để tiến hành san nền.

- Vật liệu san nền ưu tiên sử dụng vật liệu hiện có của địa phương như đất đồi gò, cát, đá sỏi…

- Chủ yếu giữ địa hình theo tự nhiên đảm bảo thoát nước.

1.6 Định hướng quy hoạch hạ tầng phục vụ sản xuất

- Giao thông nội đồng:

Quy hoạch mở rộng các tuyến nội đồng chính, các tuyến giao thông nội đồng kết nối với nhau theo mạng lưới giao thông đã có đảm bảo phục vụ sản xuất cho người dân.

Xây dựng các tuyến đường nội đồng cứng hóa bê tông hoàn toàn.

- Thủy lợi:

Thiết kế xây dựng các tuyến mương chính dọc theo các trục giao thông và cứng hóa các tuyến mương và cải tạo nạo vét các tuyến mương hiện trạng.

Trạm bơm đặt cần nâng cấp đảm bảo phục vụ cho người dân trong việc tưới tiêu.

2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

2.1 Quy hoạch hệ thống giao thông

Nguyên tắc thiết kế:

- Tuân thủ theo quy hoạch chung và các quy hoạch chi tiết liên quan đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Khớp nối mạng đường của khu vực nghiên cứu với mạng đường của các khu vực xung quanh cũng như với các khu dự án và các hồ sơ chỉ giới đã cấp có liên quan.

- Kế thừa mạng lưới hiện trạng các tuyến đường trong phạm vi quy hoạch.

- Nghiên cứu đầy đủ mạng lưới các giao thông đối ngoại hiện có, có giải pháp đấu nối hợp lý với hệ thống giao thông trong khu vực.

- Hình thành mạng lưới giao thông mới đồng bộ, hiện đại phù hợp giai đoạn trước mắt và trong các giai đoạn phát triển tiếp sau của khu vực.

- Phân cấp mạng đường hợp lý, rõ ràng, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tổ chức hoạt động giao thông hiệu quả và an toàn.

- Xác định các bãi đỗ xe đảm bảo đáp ứng nhu cầu của xã và nhu cầu của khách vãng lai.

- Tính toán chỉ tiêu giao thông (chiều dài đường, diện tích, tỷ trọng đất...).

- Tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Các tiêu chuẩn áp dụng:

- Đường từ huyện đến xã, liên xã, đ­ường từ xã xuống thôn phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đ­ường ôtô cấp V đ­ược quy định trong TCVN 4054-2005:

- Trục xã:Cấp A hoặc B

- Trục thôn: Cấp B hoặc C

- Ngõ xóm: Cấp D

- Cấp A:

+ Rộng mặt ≥ 3,5m

+ Rộng lề ≥ 1,5 (1,25m)

+ Rộng nền ≥ 6,5 (6,0m)

- Cấp B:

+ Rộng mặt ≥ 3,5 (3,0m)

+ Rộng lề ≥ 0,75 (0,5m)

+ Rộng nền ≥ 5,0 (4,0m)

- Cấp C:

+ Rộng mặt ≥ 3,0 (2,0m)

+ Rộng nền ≥ 4,0 (3,0m)

- Cấp D:

+ Rộng mặt ≥ 1,5m

+ Rộng nền ≥ 2,0m.

Phương án thiết kế

  1. Đường đối ngoại:

- Cập nhật dự án mở rộng đường tỉnh lộ 527B: mặt cắt A-A (42 m).

- Cập nhật dự án quy hoạch đường Tỉnh lộ 508: mặt cắt A-A (42 m).

- Cập nhật đường Long Sơn : mặt cắt B-B (42m) và đường gom mỗi bên 13m.

- Cập nhật dự án tuyến đường du lịch đi Động Từ Thức : mặt cắt C-C (27m)

- Cập nhật dự án tuyến đường Bắc Hưng Long đi xã Nga Trường và Nga Thiện : mặt cắt D-D (19m).

  1. Đường đối nội:

- Cải tạo, nâng cấp các trục đường liên thôn mặt cắt 7,5 – 13.5m.-

- Quy hoạch mới tuyến giao thông đi qua khu dân cư mới mặt cắt 13.5m.

2.2 Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

  1. San nền

Nguyên tắc thiết kế:

+ Cao độ thiết kế tim đường quy hoạch tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở cao độ hiện trạng khu dân cư hiện có và cao độ quy hoạch san nền của toàn huyện.

+ Cao độ nền ô đất được thiết kế phù hợp cao độ tim đường, đảm bảo thiết kế kỹ thuật của đường.

Giải pháp thiết kế:

+ Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau bằng cao độ mặt nước tính toán cộng độ sâu chôn cống.

+ Cao độ nền các ô đất được thiết kế theo phương pháp đường đồng mức thiết kế, độ chênh cao giữa 2 đường đồng mức DH = 0,1m. Độ dốc nền thiết kế i ³0,004, đảm bảo thoát nước tự chảy.

+ Khu vực khu dân cư làng xóm cũ nằm trong khu vực quy hoạch về cơ bản cao độ nền đã đảm bảo, chỉ san gạt cục bộ cho phù hợp với cao độ nền các khu xây dựng mới.

+ Các ô đất nhỏ nằm sát khu vực làng xóm hiện có sẽ được thiết kế san nền trong giai đoạn quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên cơ sở cao độ khống chế tim đường và cao độ hiện trạng của khu làng xóm.

+ Khu vực cây xanh hồ điều hoà sẽ được thiết kế san nền trong giai đoạn sau trên cơ sở cao độ khống chế tim đường và quy hoạch mặt bằng chi tiết khu đất.

Giải pháp:

Theo định hướng quy hoạch chung huyện: khu vực xã Nga Văn cao độ khống chế xây dựng Hxd≥ 9,5m. Chọn cao độ xây dựng cho khu vực xây dựng mới là +9,5m.

- Đối với khu dân cư mới giáp với khu dân cư hiện trạng có cao độ <+10,5m cần có giải pháp kết nối hạ tầng phù hợp hoặc thiết kế cao độ san nền phù hợp với cao độ dân cư hiện trạng nhưng phải đảm bảo không để xảy ra ngập úng.

- Đối với khu vực dân cư trong các thôn hiện trạng cao độ xây dựng >+8,0m vì vậy cần thiết kế bổ xung thêm hệ thống cống thoát nước để đưa ra trục tiêu chính tránh ngập úng cục bộ.

- Khu vực cải tạo xây dựng: khi xây dựng xen kẽ trong các thôn cần tôn trọng cao độ nền hiện trạng, bảo đảm hài hòa với khu vực đã xây dựng, chỉ san ủi cục bộ khi hình thành các tuyến giao thông nội bộ, tạo độ dốc hợp lý để giao thông và thoát nước mặt hợp lý. Cao độ xây dựng khống chế tối thiểu cho từng công trình phụ thuộc vào từng vị trí song phải đảm bảo:

+ Không ngập úng.

+ Hài hoà với các công trình hiện có.

+ Không làm ảnh hưởng tới các công trình hiện có lân cận.

  1. Quy hoạch hệ thống thoát nước mặt

Nguyên tắc thiết kế:

+ Trên cơ sở quy hoạch chiều cao, thiết kế hệ thống thoát nước mưa đảm bảo thoát nước tốt bao gồm các tuyến mương nắp đan bằng bê tông cốt thép đón nước có kích thước từ 400x600 ÷600x800. Giếng thu trực tiếp, có khoảng cách theo độ dốc đường (iđ):

+ Mạng lưới thoát nước phân tán theo địa hình tự nhiên của các khu vực, hướng thoát nước chính ra mương tiêu và sông chảy qua khu vực.

+ Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước cùng với hệ thống đường giao thông, đảm bảo thoát nước tốt, đảm bảo vệ sinh khu vực.

+ Kết cấu: Chọn kết cấu rãnh xây và mương xây có nắp đan.

+ Mạng lưới cống được đặt dọc các đường thôn xóm, các trục đường liên thôn, liên xã để thu gom nước thải từ các cụm dân cư, thu gom nước mưa đưa ra chỗ xả.

- Kích thước cống định hình:

+ Diện tích lưu vực F < 2ha: chọn rãnh và mương nắp đan 300x400.

+ Diện tích lưu vực F = 2 – 5ha: chon mương nắp đan kích thước 400x600; 600x600; 600x800.

Giải pháp thiết kế

- Xây dựng hệ thống cống thoát chung giữa nước mưa và nước thải với chế độ tự chảy. Đối với cụm tiểu thủ công nghiệp, nước thải sẽ được xử lý riêng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thoát ra hệ thống chung.

+ Đối với khu vực dân cư hiện hữu thiết kế hệ thống thoát nước thải chung với thoát nước mưa và tự chảy ra các khu vực trũng.

+ Rãnh xây được bố trí tại các đường ngõ thôn, ngõ xóm.

+ Mương xây nắp đan bố trí tại các đường liên xóm, liên thôn, liên xã.

Công tác khác

Nạo vét khơi thông dòng chảy các mương tưới tiêu đảm bảo thoát lũ không gây ngập úng khu vực tại các đoạn đường ngõ xóm của các xóm trong xã.

Đối với các khu vực xây mới xây dựng hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng.

Hệ thống nước mưa chảy trực tiếp ra các khu vực đầm, ao hồ, kênh mương.

2.3 Quy hoạch cấp nước

Nguyên tắc thiết kế:

Mạng lưới cấp nước phải bao trùm tới tất cả các đối tượng dùng nước (như Sinh hoạt, sản suất, dịch vụ công cộng…).

Mạng lưới cấp nước được thiết kế kết hợp: kiểu mạng vòng(ở khu trung tâm nơi tập trung đông người) và mạng nhánh (ở khu vực ngoại vi), nhằm đảm bảo cấp nước một cách an toàn và hiệu quả.

Tổng chiều dài của các đoạn ống là ngắn nhất, hạn chế nước chảy vòng vo, gấp khúc để giảm tổn thất và tránh hiện tượng áp va cục bộ.

Tại các nút của mạng lưới đặt van khoá khống chế, trên mạng lưới cấp nước chính nên đặt các van xả cặn và các van xả khí.

Xây dựng một mạng lưới đường ống cấp nước phân phối để cấp nước vào từng lô đất trong khu quy hoạch. Tất cả các nhà đều phải đặt các đồng hồ đo nước và van chặn.

Các ống đều là ống mới, mặt trong ống phải trơn nhẵn, ống phải chịu được áp lực làm việc là 6 at, khi thử áp là 9 at, các phụ kiện kèm theo phải đồng loạt với ống.

Tuyến ống cấp nước được chôn sâu trung bình từ 0,5m đến 1,5m.

+ Nước cấp vào mạng là hệ thống cấp nước kết hợp, nước cấp vào phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, cứu hoả áp lực thấp và các nhu cầu dịch vụ khác.

Chỉ tiêu cấp nước:

Khu dân cư: Qsh ≥100 lít/ người.ngđ.

Khu công cộng: =10% Qsh

Khu tiểu thủ công nghiệp: ≥ 8% Qsh

Tỷ lệ sử dụng 90-100% dân số.

+ Giải pháp cấp nước:

- Sử dụng nguồn cấp nước từ nhà máy cấp nước sạch thị trấn Nga Sơn

- Trục chính cấp nước sẽ đi theo tuyến đường tỉnh lộ 527b đấu nối với các tuyến đường liên thôn và tỉnh lộ 508 đường kính D= 200mm, D= 150mm,với tổng chiều dài 9.256 m.

- Trục nhánh cấp nước sẽ đi theo tuyến đường giao thông liên thôn, đường kính D=110 mm,D= 90 mm, với tổng chiều dài 11.058 m.

- Đường ống tới từng hộ gia đình sử dụng ống đường Kính D=50mm.

Bảng 13: Bảng tính toán nhu cầu dùng nước toàn xã đến năm 2025 và năm 2030

Bảng tính toán nhu cầu dùng nước toàn xã đếnnăm 2025 và năm 2030

STT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Khối lượng ( m3 )

Đến năm 2025

Đến năm 2030

1

Số dân khu vực quy hoạch

Người

5.496

5.920

2

Tiêu chuẩn dùng nước

Lít/người

120

120

4

Tổng khối lượng nhu cầu nước sinh hoạt

m3/ngày đêm

568

611

5

Khối lượng nước phục vụ công cộng (10%)

m3/ngày đêm

57

61

6

Khối lượng nước phục vụ TM-DV (20%)

m3/ngày đêm

114

122

7

Cộng

m3/ngày đêm

739

794

8

Khối lượng nước rò rỉ (20%)

m3/ngày đêm

148

159

9

Khối lượng nước dự phòng (5%)

m3/ngày đêm

7,4

7,9

10

Tổng lượng nước cấp:

m3/ngày đêm

894

961

2.4 Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng

  1. Cấp điện

Nguyên tắc thiết kế:

Xây dựng hệ thống cấp điện theo yêu cầu an toàn của ngành điện, đảm bảo 100% được cấp điện thường xuyên và an toàn từ lưới điện quốc gia.

Cơ sở thiết kế quy hoạch cấp điện khu vực nghiên cứu dựa trên bản đồ hiện trạng.

Nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt điểm dân cư nông thôn theo tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn. Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt lấy 200W/người.

Nhu cầu điện cho công trình công cộng trong các điểm dân cư nông thôn (trung tâm xã, liên xã) bằng 20% nhu cầu điện sinh hoạt của xã.

Chỉ tiêu cấp điện:

- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

+ Điện năng ≥ 200 KWh/ người/ năm

+ Phụ tải: ≥ 150 w/người

- Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng: ≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt.

Giải pháp cấp điện:

Thực hiện theo quy hoạch cấp điện tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 đến 2025.

Bảng 14: Bảng tính toán nhu cầu cấp điện đến năm 2025 và năm 2030

Nhu cầu cấp điện đến năm 2025 và năm 2030

STT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Năm

Năm

2025

2030

1

Số dân khu vực quy hoạch

Người

5.496

5.920

2

Tiêu chuẩn

KWh/năm

400

400

3

Số giờ sử dụng công suất cực đại

Giờ/năm

2.000

2.000

4

Nhu cầu điện sinh hoạt

KW

2.198.400

2.368.000

5

Công suất điện sinh hoạt

KW

1.099

1.184

6

Công suất điện công công (30%)

KW

329,76

355,2

7

Công suất hao hụt (5%)

KW

54,96

59,2

8

Công suất dự phòng (10%)

KW

109,92

118,4

9

Hệ số sử dụng

0,8

0,8

10

Tổng công suất

KW

1.265

1.362

11

Hệ số công suất

0,9

0,9

12

Phụ tải cấp điện tính toán cần cấp mới

KVA

1.405

1.514

13

Dung lượng 9 trạm biến áp đang cung cấp hiện tại

KVA

1.680

1.930

14

Dung lượng biến áp cần nâng cấp

KVA

0

0

Bảng 15: Danh mục trạm biến áp phân phối đến 2020 có tính đến 2030

STT

Tên Trạm

Công suất (kva)

Điện áp (kv)

Ghi chú

1

TBA Nga Văn 1

250

35/0,4

Trạm hiện trạng

2

TBA Nga Văn 2

180

35/0,4

Trạm hiện trạng

3

TBA Nga Văn 3

180

35/0,4

Trạm hiện trạng

4

TBA Nga Văn 4

180

35/0,4

Trạm hiện trạng

5

TBA Nga Văn 5

180

35/0,4

Trạm hiện trạng

6

TBA Nga Văn 6

180

35/0,4

Trạm hiện trạng

7

TBA Nga Văn 7

180

35/0,4

Trạm hiện trạng tại điểm dc mới thôn 5

8

TBA Nga Văn 8

180

35/0,4

Trạm hiện trạng Khu CN Tam Linh mở rộng

9

TBA Nga Văn 9

180

35/0,4

Trạm quy hoạch mới tại vị trí KDC mới Bắc TL 527b đi xã Ba Đình

(Theo quy hoạch cấp điện tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 đến 2025 )

  1. Chiếu sáng và thông tin liên lạc

Trên tuyến đường liên xã, trục xã và liên thôn, bố trí đèn chiếu sáng đường phố 2 bên đường, kiểu so le, khoảng cách giữa các cột đèn là 30m.

Phát triển chủ yếu theo hướng truy nhập qua mạng hữu tuyến và kết nối thông tin di động qua hệ thống wifi.

+ Từng bước hạ ngầm toàn bộ số lượng cáp quang treo trên cột điện lực hiện có xuống cống bể.

+ Xây dựng mới các tuyến cáp, cống bể để phục vụ các khu đân cư mới.

+ Cải tạo và hạ ngầm toàn bộ các đường dây cáp treo thuê bao không đảm bảo mỹ quan.

+ Xây mới các tuyến cống ngầm cho khu vực trung tâm và các tuyến đường được đầu tư xây dựng mới.

+ Nâng cấp trạm thu phát sóng hiện có với công nghệ cũ thành công nghệ mới, hạn chế xây dựng trạm mới.

2.5 Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường

  1. Quy hoạch thoát nước thải

Nguyên tắc, cơ sở thiết kế

- Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7957-2008

- TCVN 5422-1991 Kí hiệu đường ống;

- TCVN 6772 Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt – Giới hạn ô nhiễm cho phép;

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01-2008/BXD;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị 07-2010/BXD;

- Các tài liệu có liên quan khác (khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, thuỷ văn khu vực...).

- Căn cứ tiêu chuẩn quy hoạch: QCXDVN 01: 2008BXD “Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật, Quy hoạch thoát nước thải”;

- Lượng nước

- Hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Mạng lưới cống

Tất cả các tuyến cống được vạch theo nguyên tắc hướng nước đi là ngắn nhất lợi dụng tối đa địa hình để thoát tự chảy.

Xử lý giao cắt giữa các tuyến cống thoát nước mưa, thoát nước thải, các hệ thống kỹ thuật khác bằng các ga giao cắt.

+ Tính toán hệ thống cống chính:

Áp dụng công thức: Q=q.F.y.a(l/s)

Q: Lưu lượng nước mưa chảy qua cống : (l/s)

q: Cường độ mưa tính toán tra biểu đồ mưa khu vực hà nội do viện Kiến Trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn lập. (l/s/ha).

y: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ lấy trung bình = 0,5-0,6.

F: diện tích lưu vực (ha).

a : Hệ số mưa rào lấy bằng 1,25 diện tích lưu vực .>200 ha.Chọn chu kỳ tràn cống các trục đường chính, khu công nghiệp p =1, đối với tiểu khu p =0,5-0,6.

  1. Rác thải

Nguyên tắc, cơ sở thiết kế

- Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang;

- TCVN 6696-2000. Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường;

- TCVN 6705:2000. Phân loại chất thải rắn không nguy hại.

Giải pháp thiết kế

+ Nguồn rác thải:

- Rác thải sinh hoạt từ những hoạt động của nhân dân.

- Rác thải từ hoạt động công cộng.

- Rác thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Các chỉ tiêu tính toán

- Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn sinh hoạt: 0,8 kg/người.ngđ.

- Hệ số chất thải rắn công cộng và khách vãng lai: 10%CTR sinh hoạt.

- Rác thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh: 25 % lượng rác thải sinh hoạt

+ Giải pháp

thải sinh hoạt, kinh doanh tính toán bằng 80% lượng nước cấp.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp. Đáp ứng các yêu cầu vệ sinh môi trường.

Giải pháp thiết kế

+ Các nguồn nước thải

- Sinh hoạt của khu dân cư.

- Hoạt động công cộng.

- Bố trí thu gom rác tới các thùng chứa khác nhau được đặt tại các vị trí thuận lợi trong các khu ở, khu công cộng.

- Việc phân loại chất thải rắn là việc làm cần thiết và có ích đối với tất cả mọi người.

- Việc quét dọn rác được thực hiện bằng thủ công với xe đẩy rác thủ công 2 bánh trên các đường, phố nhỏ, và các thùng rác nhỏ trên các lối đi ở các khu vực công viên, sân chơi để chuyển tới các thùng chứa rác lớn.

- Các thùng rác cố định sẽ được đặt ở các vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc bỏ rác, ở những khu vực tập trung đông người, tại chân các công trình lớn và ở dọc các tuyến đường.

- Số lượng thùng rác, kích thước thùng rác được tính toán thiết kế dựa trên nhu cầu thải rác của mỗi khu vực cho phù hợp với lượng rác thải của các khu vực đó.

- Khoảng cách giữa các thùng rác là từ 100m tại các khu vực dân cư tập trung và trên các trục phố lớn, 120m-150 m ở những tuyến đường nhằm đảm bảo cự ly bỏ rác.

- Tại mỗi vị trí thùng rác đặt ở gần khu dân cư tập trung, khu vực các công trình đều được thiết kế làm 3 ngăn với dung tích phù hợp với từng thành phần chất thải và việc thu gom.

- Việc bố trí các thùng rác cố định được áp dụng cho khu vực nhà liền kế, nhà biệt thự song lập, đơn lập. Rác hàng ngày được các hộ dân đổ vào vào các thùng rác cố định, sau đó sẽ được công nhân môi trường vận chuyển về các điểm tập kết rác, từ đây rác sẽ được xe chuyên dụng chở về các điểm trung chuyển rác trước khi chở về khu xử lý rác.

- Tại từng thôn sẽ trang bị mỗi thôn 4-6 xe đẩy tay cho các thôn để thu gom, vận chuyển rác thải tới điểm tập kết. Sau đó, Công ty vệ sinh môi trường chở đi xử lý.

Khuyến khích và hướng dẫn nhân dân phân loại rác thải thành 2 loại: vô cơ và hữu cơ.

- Đối với rác thải hữu cơ, các hộ gia đình tận dụng một phần cho chăn nuôi gia súc, phần còn lại sẽ ủ tạo phân vi sinh phục vụ nông nghiệp.

- Rác thải vô cơ không còn tái chế được chuyển vào bãi tập kết để chuyển nơi xử lý.

Bảng 16: Bảng tính toán nhu cầu chất thải rắn toàn xã đến năm 2025 và năm 2030

Bảng tính toán nhu cầu chất thải rắn toàn xã đến năm 2025 và năm 2030

TT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Khối lượng ( m3 )

Năm 2025

Năm 2030

1

Số dân khu vực quy hoạch

Người

5496

5920

2

Tiêu chuẩn rác thải

kg/người

0,8

0,8

Tổng lưu lượng rác thải sinh hoạt

kg/ngày đêm

4397

4736

  1. Nghĩa trang:

Quy hoạch mở rộng nghĩa trang: Đồng Nghệ thôn 3 ;giữ nguyên hiện trạng các nghĩa trang còn lại, cụ thể như sau:

Bảng 17 Bảng thống kê nghĩa trang

BẢNG THỐNG KÊ NGHĨA TRANG

STT

Nghĩa Trang

Diện tích (ha)

Vị Trí

Ghi chú

1

Nghĩa Trang Hoàng Tiến

2,7

tại thôn 1

giữ nguyên hiện trạng

2

Nghĩa Trang Xa Loan

0,4

tại thôn 3

giữ nguyên hiện trạng

3

Nghĩa Trang Đồng Nghệ

1,12

tại thôn 3

mở rộng diện tích. Tăng thêm 0,32ha

4

Nghĩa Trang Văn Tiến

1,3

tại thôn 4

giữ nguyên hiện trạng

5

Nghĩa Trang Sủng Bằng

0,43

tại thôn 6

giữ nguyên hiện trạng

6

Nghĩa Trang Mả Lĩnh

0,9

tại thôn 6

giữ nguyên hiện trạng

7

Nghĩa Trang Mả Song

0,8

tại thôn 6

giữ nguyên hiện trạng

VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

1. Căn cứ, phạm vi đánh giá

  1. Căn cứ pháp lý

- Đánh giá môi trường chiến lược cho đồ án Quy hoạch chung xây huyện Nga Văn đến năm 2030.

- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 09/2014/L-CTN ngày 26/06/2014.

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Thông tư 16/2009/TT-BTMT ngày 07/10/2009 Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường.

- Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Thông tư 01/2011/TT-BTNMT ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

  1. Các căn cứ kỹ thuật

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2009/BTNMT về một số chất độc hại trong không khí xung quanh do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT về chất lượng môi trường nước thải sinh hoạt.

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 27:2010/BTNMT về độ rung do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2005 về Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5970:1995 về lập kế hoạch giám sát chất lượng không khí xung quanh.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5525:1995 - Chất lượng nước - yêu cầu chung về việc bảo vệ nước ngầm.

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7881:2008 về Phương tiện giao thông đường bộ - Tiếng ồn phát ra từ mô tô - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7880:2016 về Phương tiện giao thông đường bộ - Tiếng ồn phát ra từ ô tô – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7882:2008 về Phương tiện giao thông đường bộ - Tiếng ồn phát ra từ xe máy - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6436:1998 - Âm học - tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - mức ồn tối đa cho phép.

  1. Nguồn cung cấp số liệu.

- Ô nhiễm không khí đô thị và khu công nghiệp, NXB KHKT 1992.

- Đánh giá tác động môi trường, phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB KHKT 1994.

- Đánh giá tác động môi trường, Cục Môi trường dịch và xuất bản theo bản tiếng Anh của Alan Gifpin.

- Quy định tạm thời về phương pháp quan trắc, lấy mẫu, phân tích các thành phần môi trường và quản lý số liệu monitoring MT, Cục Môi trường - Bộ KHCN & MT, Hà Nội, 1997.

- Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung cho các dự án phát triển, Viện Địa lý - Đại học Tự do Brussels, Cục Môi trường, tháng 1 năm 2000.

- Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB KHKT 2002.

  1. Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá môi trường chiến lược.

Các phương pháp sau được dùng để đánh giá môi trường chiến lược:

- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập, xử lý số liệu về điều kiện khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội của khu vực xây dựng dự án.

- Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường, và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông tin về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn trong phạm vi xây dựng dự án và khu vực phụ cận.

- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập: Nhằm ước tính tải lượng các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động xây dựng và vận hành dự án.

- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

- Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận: Được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường.

- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và dân cư địa phương tại nơi thực hiện dự án.

2. Hiện trạng môi trường khu vực

  1. Môi trường đất:

Nhìn chung hiện tại môi trường đất trong khu vực nghiên cứu ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ô nhiễm.

  1. Môi trường không khí:

Môi trường trong khu vực nghiên cứu trong lành.

  1. Hệ thống thoát nước:

- Nước thải trong các khu dân cư chưa qua hệ thống xử lý thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung.

- Nước thải trong các doanh nghiệp sản xuất chế biến chưa qua hệ thống xử lý thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung.

- Nguồn rác thải, chất thải thu gom chưa triệt để.

3. Tác động dự án đến môi trường

Dự án hoàn toàn không gây ra phóng xạ, không ảnh hưởng đến tài nguyên, đất đai mà tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan cho khu vực. Tác động của dự án tới môi trường chủ yếu là do quá trình thi công xây dựng. Tuy nhiên các tác động này không ảnh hưởng nhiều đến môi trường do chủ đầu tư sẽ có các giải pháp nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng của dự án tới môi trường.

Các tác động ảnh hưởng đến môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án như sau:

  1. Trong quá trình xây dựng

Giai đoạn giải phóng mặt bằng một số khu dân cư là phức tạp, gây nhiều xáo trộn trong khu vực do phải san ủi mặt bằng nên ảnh hưởng tới môi trường bởi tiếng ồn và bụi phát tán.

Quá trình thi công xây dựng công trình do có nhiều xe ô tô vận chuyển nguyên vật liệu tới chân công trình như: gạch, đá, cát, sỏi, sắt thép, xi măng... sẽ gây bụi, gây tiếng ồn tới môi trường khu vực. Việc lưu giữ cát sỏi trên mặt bằng công trình cũng góp phần gây tắc các đường thoát nước khu vực và gây bụi khi mưa to, gió lớn.Các chất thải rắn trong quá trình phá dỡ và xây dựng thường mất mỹ quan, chiếm diện tích lưu thông khu vực, các chất thải trong quá trình sinh hoạt... cũng đều gây cho môi trường khu vực bị ô nhiễm.Tuy nhiên khu vực này chủ yếu là tận dụng lại hiện trạng, công trình xây mới ít, nên những tác động này đến môi trường không lớn.

Các yếu tố gây ô nhiễm:

- Bụi:

+ Trong quá trình thi công dự án sẽ phát thải bụi ra môi trường, thông qua hoạt động của xe, máy thi công xây dựng, vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu và phế thải xây dựng.

+ Các nguồn phát sinh ô nhiễm loại này có đặc điểm là chiều cao phát thải thấp, khó phát tán ô nhiễm đi xa mà chỉ có khả năng gây ô nhiễm cục bộ và sẽ hoàn toàn chấm dứt khi giai đoạn thi công kết thúc.

- Khí thải:

+ Trong giai đoạn thi công dự án, khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông và thi công bao gồm các khí thải độc hại như: CO, CO2,... gây ô nhiễm không khí. Nguồn gây ô nhiễm này chỉ ảnh hưởng cục bộ với thời gian ngắn.

- Tiếng ồn và chấn động:

+ Tiếng ồn: Tiếng ồn của động cơ xe, máy xây dựng và các phương tiện hoạt động khác trong quá trình thi công dự án là nguồn tiếng ồn đáng kể do mức ồn của các thiết bị thi công khá cao và làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng và môi trường xung quanh dự án.

+ Độ chấn động: Trong giai đoạn thi công dự án, các phương tiện cơ giới gây ra các chấn động tác động đến hệ sinh thái. Tác động này sẽ mất khi dự án đi vào hoạt động.

- Ô nhiễm nước:

+ Nước mưa sẽ mang theo khối lượng bùn đất lớn bị cuốn trôi sẽ làm tăng hàm lượng các chất lơ lửng làm ảnh hưởng đến các loài thuỷ sinh, đồng thời khi chảy qua khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt không được che chắn sẽ cuốn theo các chất gây ô nhiễm.

- Chất thải rắn:

+ Trong quá trình thi công sẽ phát sinh các loại rác, sắt thép vụn, gỗ coffa... Rác sinh hoạt của công nhân: vỏ đồ hộp, nhựa, thủy tinh.

- Tác động đến hệ sinh thái (cấu trúc hệ động thực vật):

+ Đối với các động thực vật trên cạn: Quá trình vận chuyển vật liệu, đào đắp đất sẽ làm thay đổi hệ thực vật trong phạm vi dự án.

+ Đối với các động thực vật thủy sinh: Quá trình xây dựng có thể gây thất thoát dầu, mỡ từ các phương tiện thi công vào nguồn nước và gây hại cho thuỷ sinh vật.

  1. Giai đoạn hoàn thành và đưa dự án vào khai thác sử dụng

Khi dự án xây dựng xong đi vào khai thác sử dụng thì các tác động của dự án như trong quá trình xây dựng không còn. Dự án sẽ đem lại cho khu vực môi trường sống tốt hơn. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được cải thiện, đóng góp không gian kiến trúc và cảnh quan toàn xã.

- Tác động tích cực:

Khu vực nghiên cứu sau khi đi vào hoạt động sẽ mang lại các tác động cơ bản đối với môi trường kinh tế - xã hội như sau:

+ Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng - xã hội.

+ Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần và tạo nhiều cơ hội giao lưu văn hoá.

4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

  1. Giải pháp khắc phục khi triển khai dự án:

+ Môi trường không khí:

- Để tránh bụi phát tán ra môi trường xung quanh trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư sẽ yêu cầu các đơn vị xây dựng phải căng bạt và có hàng rào che chắn xung quanh công trình, có kế hoạch cung cấp vật tư hợp lý, thường xuyên tưới nước định kỳ tại các địa điểm đang xây dựng.

+ Việc xử lý chất thải rắn xây dựng:

- Chất thải rắn xây dựng trong suốt quá trình triển khai xây dựng dự án được cán bộ công nhân thu gom vào thùng thu gom rác thải, sau đó chuyển giao cho đơn vị vận chuyển rác thải trên địa bàn khu vực.

+ Giảm thiểu tiếng ồn, rung:

Các xe tải chuyên chở vật liệu phải hạn chế tốc độ khi đi qua khu vực dân cư. Hạn chế tiếng ồn ban đêm bằng cách chỉ thực hiện công việc chủ yếu vào ban ngày.

+ Hệ thống thoát nước:

Cốt san nền khu vực xây dựng giáp khu dân cư không tôn cao hơn cốt khu dân cư hiện có.

+ Biện pháp giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội:

- Hạn chế tối đa việc công nhân xây dựng và các thiết bị công trình xâm phạm các diện tích xung quanh không thuộc đất dự án để tránh sự xung đột không cần thiết với dân trong khu vực.

- Giáo dục các công nhân xây dựng có ý thức không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của dân cư khu vực.

  1. Giải pháp giảm thiểu khi dự án đi vào hoạt động:

+ Môi trường không khí

Sử dụng cây xanh vừa làm tăng cảnh quan các khu công cộng, khu dân cư vừa có tác dụng hạn chế tiếng ồn, khí độc hại từ các hoạt động giao thông.

Đặc biệt bố trí cây xanh hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí tại bãi đỗ xe, cây xanh bố trí hai bên đường giao thông.

Sử dụng các xe phun nước trên đường nhằm làm sạch bụi trên các tuyến giao thông nội bộ tập trung đông người.

+ Chất thải rắn:

Toàn bộ CTR sinh hoạt được thu gom và phân loại tại nguồn. Khu dịch vụ, khu ở,...đều được trang bị 02 loại thùng thu gom rác theo các màu sắc khác nhau và có ghi loại rác thu gom bao gồm: rác hữu cơ (thực phẩm thừa, rau cỏ,...), rác vô cơ thông thường (giấy, nhựa, hộp kim loại...).

CTR từ các khu nhà ở, khu dịch vụ, công cộng ....sẽ được thu gom và tập kết về trạm trung chuyển chất thải rắn toàn khu.

Trạm trung chuyển CTR toàn khu sẽ được xây dựng nhằm hỗ trợ cho chiến lược quản lý chất thải rắn.

CTR sau khi phân loại à Trạm trung chuyển à Khu xử lý.

CTR được tổ chức thu gom vào một khu vực nhất định và được chuyển đến bãi xử lý chôn lấp chất thải rắn theo quy định.

Tái sử dụng bùn cặn từ hệ thống bể xử lý tự hoại và xử lý nước thải sinh hoạt các khu chức năng làm phân bón cho hệ thực vật khu vực.

+ Nước thải:

Nước thải sinh hoạt từ các khu nhà ở, khu công cộng được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại được xây dựng tại mỗi khu trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực;

Nước mưa chảy tràn được thu gom bằng hệ thống rãnh thoát nước mưa quanh khu nhà ở, dọc tuyến đường giao thông sau đó thoát về điểm tiếp nhận nước mưa của khu vực.

à Theo sự đánh giá về hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước... cho thấy sự ô nhiễm môi trường luôn là nguy cơ lớn. Dự án đã được nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng qua lại của quá trình xây dựng tới môi trường. Dự án cũng đưa ra các biện pháp hợp lý để kiểm soát, hạn chế đến mức tối đa tác động xấu của quá trình xây dựng đến chất lượng môi trường. Đảm bảo cho một khu trung tâm văn minh, phục vụ tốt cho nhu cầu của nhân dân trong khu vực.

VIII. DỰ KIẾN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Phân kì đầu tư

Các dự án trong giai đoạn quy hoạch chủ yếu được triển khai thực hiện từ năm 2021 trở đi qua 2 giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030.

Giai đoạn 1 (2021-2025): xây dựng hợp tác xã, khu sản xuất kinh doanh (21,8ha), thương mại dịch vụ (4,18 ha), mở rộng khu thể thao các thôn, quy hoạch (14,96 ha) đất ở mới, mở rộng nghĩa trang Đồng Nghệ thôn 3 , xây dựng hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật đi kèm.

Giai đoạn 2 (2025-2030): tiếp tục đầu tư xây dựng khu sản xuất kinh doanh còn lại, bổ sung (5,46 ha) đất ở mới còn lại, xây dựng công viên cây xanh, xây dựng hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật đi kèm.

+ Xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng, tiếp cận với khu vực đô thị; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững.

Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư bao gồm:

+ Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền.

+ Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó, chú trọng khai thác được lợi thế của xã.

+ Bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn

+ Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; Giữ gìn an ninh và trật tự xã hội nông thôn.

+ Đầu tư xây hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu người dân, chú trọng đầu tư về sản xuất tăng năng suất lao động.

- Các dự án ưu tiên đầu tư:

+ Hệ thống đường giao thông (làm mới, cải tạo, nâng cấp);

+ Thủy lợi: Kênh mương trục chính nội đồng (nâng cấp, xây mới);

+ Nâng cấp hệ thống hồ đập.

+ Nâng cấp hệ thống điện.

+ Đầu tư cho vùng vùng trang trại.

+ Đầu tư cho khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

+ Đào tạo nghề

2. Nhu cầu vốn và các nguồn lực thực hiện

2.1 Ngân sách Nhà nước

  1. Ngân sách xã:

Ngân sách xã Nga Văn đảm bảo bố trí vốn theo kế hoạch và tiến độ thực hiện của đề án, hỗ trợ vốn đầu tư thực hiện các dự án sau: công tác lập quy hoạch, thuỷ lợi, trường học, văn hóa, y tế, sản xuất, giáo dục, môi trường và chính theo quy định hiện hành của Trung ương và tỉnh Thanh Hóa.

Ưu tiên bố trí vốn từ nguồn vốn đầu tư phân cấp cho ngân sách xã hàng năm; các dự án đầu tư từ chương trình hỗ trợ mục tiêu của ngân sách tỉnh Thanh Hóa và từ nguồn thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất (phần ngân sách xã được hưởng). nguồn thu từ việc xử lý các tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất và từ nguồn kết dư ngân sách xã hàng năm (nếu có).

  1. Nguồn đầu tư từ các trương trình lồng ghép:

Theo cơ chế, chính sách của Trung ương và tỉnh Thanh Hóa bao gồm: Các chương trình dự án khuyến nông, đào tạo nghề, kiên cố hoá trường lớp học, giao thông nông thôn, kênh mương...

2.2 Nguồn huy động từ các doanh nghiệp

- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các lĩnh vực, công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Nguồn nâng cấp hệ thống điện sản xuất, sinh hoạt do ngành điện đầu tư theo chương trình nâng cấp, cải tạo hệ thống điện nông thôn, các doanh nghiệp cung cấp bán nước sạch của tỉnh Thanh Hóa. Huy động doanh nghiệp tham gia đầu tư một số dự án khác trồng trọt, chăn nuôi…

- Nguồn đầu tư của các doanh nghiệp vào đầu tư kinh doanh hạ tầng, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

2.3 Nguồn vốn từ xã hội hoá

Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân địa phương đầu tư, duy tu, cải tạo các công trình phúc lợi của địa phương phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, bao gồm: chương trình nước sạch, duy tu, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hoá (đình, chùa…).

2.4 Nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân

Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp nhân dân hiểu và cả tầng lớp chính trị tham gia về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Các khoản đóng góp, huy động sức dân bằng nhiều hình thức (tiền mặt, vật tư và giá trị ngày công tham gia xây dựng các công trình thuộc đề án trên địa bàn) theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân. Phấn đấu một lao động tham gia đóng góp 1,1 - 1,2 triệu đồng/năm vào các dự án thực hiện trên địa bàn.

IX. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Đồ án đã cập nhật và kế thừa đề xuất về quy hoạch của các đồ án quy hoạch, các dự án đã nghiên cứu. Khớp nối với đầu mối hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực, trên cơ sở đó đề xuất phương án quy hoạch đảm bảo phát triển ổn định lâu dài cho khu vực, từng bước đô thị hoá nông thôn.

- Đồ án đã đề xuất các giải pháp cụ thể về quy hoạch đất đai, tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan cho khu vực, quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật khu vực điểm dân cư nông thôn, nhằm mục đích cải thiện và nâng cao điều kiện, môi trường sống cuả người dân.

2. Kiến nghị

- Đề nghị UBND huyện Nga Sơn sớm thẩm định phê duyệt đồ án để UBND xã có cơ sở cho việc triển khai Đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn cũng như triển khai lập quy hoạch chi tiết các điểm dân cư, quy hoạch trung tâm xã trên địa bàn xã Nga Văn.

- Chủ động lập các dự án đầu tư để tranh thủ huy động các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cũng như của người dân. Kiến nghị nhà nước và tỉnh Thanh Hóa tập trung nguồn vốn để hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng.

- Chính quyền xã Nga Văn cần kết hợp với các phòng ban chức năng của huyện có sự hướng dẫn cho người dân khi họ có nhu cầu cải tạo hoặc xây mới nhà ở trong việc tổ chức lô đất ở, tầng cao công trình, mật độ xây dựng và yêu cầu kiến trúc theo đúng các chỉ tiêu đã đặt ra trong đồ án.