Phong trào 3 xây, 3 chống là gì

Tư cách của đảng chân chính cách mạng[ 02/07/2013]

14:35, 02/01/2014 [GMT+7]

Ngày 6-11-2013, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng ban hành Chỉ thị số 29-CT/TU tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức [CBCCVC] đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố trong tình hình mới, trong đó Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt các nội dung và giải pháp trọng tâm: Tập trung giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ CBCCVC các cấp; nâng cao hơn nữa đạo đức công vụ theo tinh thần “5 xây”: “Trách nhiệm”, “Chuyên nghiệp”, “Trung thực”, “Kỷ cương”, “Gương mẫu”; đồng thời kiên quyết thực hiện “3 chống” các biểu hiện: “Quan liêu”, “Tiêu cực”, “Bệnh hình thức”. Thực hiện chỉ thị này, Báo Đà Nẵng mở chuyên mục “5 xây, 3 chống”, bắt đầu từ số báo hôm nay [2-1-2014].

 “5 xây”

- Trách nhiệm: Xây dựng tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ, trách nhiệm đối với nhân dân của CBCCVC, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; công khai quy trình, cơ chế trách nhiệm trong thực thi công vụ, nhất là trách nhiệm cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong việc phối hợp thực hiện hoạt động công vụ và tổ chức có hiệu quả công tác thanh tra công vụ.

- Chuyên nghiệp: Xây dựng đội ngũ CBCCVC có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, hiệu quả, gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Thực hiện quy trình tuyển dụng công chức, viên chức đúng theo quy định, trên cơ sở cạnh tranh, thực tài; bố trí cán bộ theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, năng lực thực tiễn và kết quả công việc; có cơ chế phát huy động lực làm việc, tạo môi trường làm việc, khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến trong đội ngũ CBCCVC.

- Trung thực: Hình thành ý thức và trách nhiệm tự đánh giá bản thân, đánh giá và báo cáo tình hình công tác chuyên môn đúng bản chất sự việc; cung cấp thông tin chính xác, khoa học và có cơ sở tin cậy cho nhân dân và cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu; áp dụng các biện pháp quản lý và giám sát tính trung thực, bảo đảm bí mật Nhà nước trong việc thông tin, báo cáo; nâng cao năng lực tổng hợp, dự báo tình hình, xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành, thực hiện công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động quản lý ở các cơ quan, đơn vị; có quy định xử lý nghiêm việc cung cấp thông tin sai lệch hoặc thiếu trung thực trong thực thi công vụ.

- Kỷ cương: Xây dựng nền nếp, ý thức tôn trọng kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động công vụ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối, tác phong làm việc của CBCCVC. Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc CBCCVC tuân thủ kỷ luật, kỷ cương, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị.

- Gương mẫu: Mỗi CBCCVC, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị phải là người đi đầu, gương mẫu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, trong cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư ở cả nơi công tác và nơi cư trú.

“3 chống”

- Chống quan liêu: Mỗi CBCCVC, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp phải quán triệt sâu sắc, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của CBCCVC là “công bộc của nhân dân”, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, mệnh lệnh, xa rời quần chúng và thực tế công việc; chống biểu hiện thờ ơ, vô cảm khi tiếp xúc, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho các tổ chức, công dân và trước khó khăn của người dân.

- Chống tiêu cực: CBCCVC khi thi hành công vụ tuyệt đối không được có hành vi tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, hối lộ, lạm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, nhũng nhiễu nhân dân; không được tiếp tay, bao che các hành vi tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.

- Chống bệnh hình thức: Tập trung đấu tranh, chống bệnh hình thức, phô trương, lãng phí trong mọi hoạt động công vụ, nhất là các biểu hiện của bệnh hình thức, tùy tiện trong thực thi pháp luật, xử lý vi phạm, trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trong tổ chức các phong trào thi đua, các ngày kỷ niệm, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác nước ngoài... Kiên quyết xóa bỏ các biểu hiện chạy theo “thành tích”, không quan tâm đầy đủ, toàn diện đến hiệu lực, hiệu quả và tác động của các chính sách quản lý, điều hành của Nhà nước.

Nội dung 3 chống, gồm: chống các biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức; chống tư tưởng trung bình chủ nghĩa, ngại khó, lười biếng trong học tập, công tác; chống phiền hà, sách nhiễu, thờ ơ trước những yêu cầu của nhân dân.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Công an các đơn vị, địa phương đã nghiên cứu xây dựng nhiều mô hình với nhiều nội dung thi đua phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của từng lực lượng như: Mô hình “Nâng cao bản lĩnh, khả năng chiến đấu độc lập của người cảnh sát hình sự” của phòng PC45; “Chủ động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chính xác và an toàn công tác truy nã tội phạm” của phòng PC52; “Trao đổi kiến thức, nắm chắc tình hình, chủ động đề xuất” của phòng PA83; “Cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản” của phòng PA61;  Cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy xây dựng hình ảnh người cảnh sát giao thông “Kỷ cương, trách nhiệm, vì nhân dân phục vụ”.

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Công an về việc “Học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, 2 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI] của Đảng, đã tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của từng cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng CAND có sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, góp phần đẩy lùi suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, Chỉ thị, điều lệnh của ngành, nêu cao tinh thần tự giác học tập, rèn luyện, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh. Đặc biệt, ý thức phục vụ nhân dân được tăng lên rõ rệt, được các cấp, các ngành và nhân dân tin tưởng.

Thiếu tướng Hồ Quốc Việt trao bằng khen cho các đơn vị thực hiện tốt Chỉ thị 05.

Hàng năm, trong lực lượng Công an Bến Tre đã xuất hiện thêm nhiều tập thể, cá nhân lập công xuất sắc trong các phong trào thi đua. Công tác điều tra xử lý tội phạm, điều tra khám phá án đều đạt 70%, đã triệt phá trên 400 chuyên án, với 1.600 đối tượng trộm cắp, cướp tài sản, thu hồi và trả lại cho người bị hại trên 8 tỷ đồng. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông có những chuyển biến tích cực, số vụ tai nạn giao thông được kiềm chế. Công tác cải cách hành chính trong tiếp xúc làm việc với nhân dân  được chú trọng thực hiện, nhất là đối với các lĩnh vực nhạy cảm như: quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, quản lý người nước ngoài, quản lý xuất nhập cảnh, lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, thẩm định công tác phòng cháy chữa cháy và trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ, ngành công an cũng quan tâm nhiều đến công tác xã hội, như: tổ chức xây dựng 134 căn nhà tình nghĩa, tình thương và tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí cho 5.126 gia đình chính sách, với tổng kinh phí gần 6,5 tỷ đồng. Từ những kết quả đạt được nêu trên, trong 5 năm qua, Bến Tre được Bộ Công an tặng cờ thi đua xuất sắc; Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì, hạng ba cho nhiều tập thể và cá nhân, cùng nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh cũng đã tặng bằng khen cho 124 tập thể, 778 lượt cán bộ, chiến sĩ nêu gương liêm khiết không nhận hối lộ, với tổng số tiền trên 160 triệu đồng. Hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ nêu cao tình thần trách nhiệm mưu trí, dũng cảm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đã được Bộ Công an và UBND tỉnh khen thưởng đột xuất.

”3 xây, 3 chống, 3 biết” là các tiêu chí được ngành Y tế Hà Tĩnh đưa ra để xây dựng hình ảnh người cán bộ ngành y trong những năm gần đây. Các tiêu chí này đã nhanh chóng được cán bộ, viên chức trong ngành hưởng ứng tích cực; trở thành giải pháp gốc rễ cho việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh [KCB].

Bác sỹ Nguyễn Đức Phú – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: “Một đồng nghiệp của tôi từng nói: “Nếu như bạn xem phục vụ người bệnh là công việc bắt buộc thì bạn đã tự làm cằn cỗi tâm hồn mình, còn nếu bạn phục vụ bằng cả trái tim thì bạn đã tìm được cảm hứng để làm mới mình mỗi ngày”.

Một góc nhìn nào đó, các tiêu chí “3 xây, 3 chống, 3 biết” đã “vẽ” nên sự kết nối cho mối quan hệ đẹp đẽ này, bởi vậy, nó đã nhanh chóng tác động đến sâu thẳm tâm hồn của người thầy thuốc, về lương tâm, trách nhiệm, nhất là trong bối cảnh khi niềm tin về người thầy thuốc đang bị suy giảm như hiện nay.

Nhiều kỹ thuật chuyên sâu được đưa vào phục vụ, trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã triển khai tim mạch can thiệp.

Riêng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, từ thực hiện các tiêu chí này đã cải thiện môi trường làm việc đáng kể. Mỗi cán bộ tự ý thức sâu sắc về việc học để nâng cao trình độ, xây dựng môi trường đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm. Khoa có 40 cán bộ, viên chức, trong đó, có 10 bác sỹ, mỗi ngày phục vụ khoảng 1.000 lượt bệnh nhân với các kỹ thuật cận lâm sàng nhưng luôn đáp ứng đầy đủ, chu đáo và kịp thời cho bệnh nhân, từ khâu đón tiếp đến trả kết quả. Các kỹ thuật chuyên sâu không ngừng được đưa vào phục vụ. Hiện khoa đang hướng tới phát triển các kỹ thuật về can thiệp mạch…

Không chỉ Khoa Chẩn đoán hình ảnh mà tất cả các khoa, phòng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng như các cơ sở KCB trong toàn tỉnh những năm gần đây đều có bước chuyển đáng ghi nhận. Một điểm chung nữa rất dễ nhận thấy là tất cả các cơ sở KCB đều không ngừng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Để có được kết quả đó, có thể khẳng định, yếu tố đầu tiên là công tác tư tưởng.

Chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bác sỹ Phan Thị Xuân Liễu – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh cho biết: Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi mà ngành y còn chịu nhiều áp lực do yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng, sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, các tiêu chí “3 xây, 3 chống, 3 biết” như liều thuốc nâng sức “đề kháng” cho bệnh viện. Từ đó, chất lượng KCB được cải thiện, niềm tin của người dân không ngừng được củng cố; đảm bảo các điều kiện để bệnh viện phát triển bền vững…

Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu khẳng định: Tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt. Bởi vậy, điều quan trọng đầu tiên là phải làm tốt công tác tư tưởng. “3 xây, 3 chống” gắn với phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Bộ Y tế phát động nhằm hướng tới mục tiêu nói trên.

Tuy nhiên, áp dụng vào thực tiễn, ngành Y tế Hà Tĩnh sáng tạo thêm “3 biết” [biết tôn trọng bệnh nhân, nhân dân, đồng nghiệp; biết tuân thủ quy trình; biết nói lời cảm ơn]. Sở dĩ có thêm “3 biết” vì nó là một yêu cầu quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động chuyên môn, trong đó, “biết tuân thủ quy trình” chính là bản chất của chất lượng dịch vụ.

BVĐK TP. Hà Tĩnh thu hút chuyên gia từ nước ngoài về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh chuyên sâu

Trong giai đoạn hiện nay, ngành Y tế đang chịu sự tác động do có nhiều thay đổi về chính sách. Đặc biệt, ngành đang chuẩn bị bước sang giai đoạn thực hiện tự chủ về tài chính. Bởi vậy, để đảm bảo điều kiện cho các cơ sở ổn định và phát triển, hơn lúc nào hết, đòi hỏi ngành Y tế phải làm tốt công tác tư tưởng gắn với sự dịch chuyển của cơ chế, chính sách. “3 xây, 3 chống, 3 biết” tiếp tục là các tiêu chí được ngành quán triệt thực hiện và xem đấy là giải pháp căn cơ, gốc rễ, giàu tính chiến đấu, xây dựng để các cơ sở KCB có thể tồn tại, phát triển và người dân ngày càng được thụ hưởng các dịch vụ y tế an toàn, chất lượng và hài lòng nhất.

3 xây [xây dựng tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân; xây dựng tinh thần tự giác học tập; xây dựng mối đoàn kết nội bộ], 3 chống [chống quan liêu, độc đoán chuyên quyền; chống tham ô, lãng phí; chống bè phái cục bộ] và 3 biết [biết tôn trọng bệnh nhân, nhân dân, đồng nghiệp; biết tuân thủ quy trình; biết nói lời cảm ơn] là các tiêu chí được ngành Y tế phát động gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngay sau khi phát động, “3 xây, 3 chống, 3 biết” đã trở thành rường cột cho công tác tư tưởng đối với các cơ sở KCB.

Biện Nhung

Biện Nhung

Video liên quan

Chủ Đề