Trần mẫn nhĩ là ai

Bí thư thành ủy Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ. Ảnh: Nikkei.

Trần Mẫn Nhĩ, một trong những trợ lý thân cận nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và là Bí thư thành ủy Trùng Khánh, đang kêu gọi tăng cường thúc đẩy nền kinh tế trên đà suy thoái của thành phố bằng sự tham gia của những "gã khổng lồ" về công nghệ ở lĩnh vực tư nhân, theo Nikkei.

Trần Mẫn Nhĩ, người được bổ nhiệm làm Bí thư Trùng Khánh năm ngoái, là lãnh đạo thứ hai ở thành phố này kêu gọi phát triển doanh nghiệp tư nhân sau Uông Dương, người đảm nhiệm vị trí bí thư trong thời gian 12/2005-11/2007. Sự thành công của cách tiếp cận này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với triển vọng sự nghiệp chính trị của Trần Mẫn Nhĩ.

Trong một sự kiện cuối tháng trước, Trần Mẫn Nhĩlưu ý việc thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân có ý nghĩa chính trị, chiến lược, kinh tế, xã hội và sẽ khuyến khích phát triển kinh doanh bằng cách loại bỏ tác động tiêu cực của người tiền nhiệm Tôn Chính Tài và Bạc Hy Lai.

Uông Dương, hiện là Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, từng nhấn mạnh rằng việc tái sinh khu vực kinh tế tư nhân là chìa khóa thúc đẩy để nền kinh tế Trùng Khánh ngang hàng với các tỉnh duyên hải khác. Ông đã xây dựng Trùng Khánh thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất đất nước bằng cách để việc quy hoạch trung tâm thành phố cho các công ty tư nhân.

Uông cũng tích cực giúp các cá nhân khởi nghiệp và tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực nhà hàng, bán lẻ và bất động sản. Bằng cách này, ông đã thay đổi cấu trúc kinh tế của Trùng Khánh vốn trước đó chỉ dựa vào quân sự, công nghiệp sản xuất thép và xe máy, đưa tăng trưởng GDP của tỉnh từ 11% lên 15%.

Tuy nhiên, sự phát triển của các công ty tư nhân đã thay đổi đáng kể khi Bạc Hy Lai, người từng được xem là đối thủ của Tập Cận Bình, trở thành bí thư Trùng Khánh.Bạc nhấn mạnh mối liên kết với các công ty nước ngoài mà ông ta giả mạo khi còn là bí thư thành ủy Đại Liên và bộ trưởng thương mại.Dưới thời Bạc Hy Lai, Trùng Khánh đã đạt được tăng trưởng kinh tế cao nhờ tập trung vào sản xuất được ủy quyền từ các công ty nước ngoài.

Trong khi đó, nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân đã bị bắt do cuộc chiến chống phe nhóm thẳng taycủa Bạc Hy Lai. Sau khi Bạc Hy Laibị bãi nhiệm, bỏ tù, Tôn Chính Tài trở thành bí thư Trùng Khánh, thay thế cho Trương Đức Giang được bổ nhiệm tạm thời trước đó. Tôn, từng được xem là người kế nhiệm của Tập Cận Bình, tránh những cuộc phiêu lưu và tiếp tục chính sách của Bạc Hy Lai. Tôn tìm kiếm những nguồn tăng trưởng mới khi thị trường máy tính toàn cầu bị đình trệ và ủng hộ các công ty do nhà nước nắm giữ, khiến các doanh nghiệp tư nhân vào tình thế khó khăn.

Thành phố Trùng Khánh nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Gia Lăng. Ảnh: Reuters.

Lĩnh vực tư nhân được chú ý một lần nữa sau khi Trần Mẫn Nhĩ thay thế Tôn Chính Tài làm bí thư Trùng Khánh. Trần đến từ tỉnh Chiết Giang, nơi đặt trụ sở tập đoàn điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc và tập trung nhiều công ty tư nhân. Khi còn là bí thư tỉnh ủy Quý Châu, ông đã tìm cách phát triểnngành kinh doanh dữ liệu.Trần Mẫn Nhĩ cũng thu hút các công ty công nghệ cao của Trung Quốc và thế giới như Apple, Alibaba, Huawei Technologies và Tencent Holdings về địa phương. Nhờ đó, Quý Châu luôn nằm trong ba tỉnh đứng đầu về tăng trưởng GDP của cả nước.

Từ khi chuyển tới Trùng Khánh, Trần Mẫn Nhĩ tích cực mời gọi các công ty công nghệ tư nhân. Ông thỏa thuận với chủ tịch Alibaba Jack Ma, giám đốc điều hành Tencent HoldingsPony Ma Huateng, giám đốc điều hành JDRichard Liu Qiangdong và giám đốc điều hành Xiaomi Lei Jun để xây dựng cơ sở thu thập dữ liệu lớn ở các tỉnh trong nước và sản xuất thông minh.

Giám đốc điều hành một công ty công nghệ lớn ở Trung Quốc cho rằng Trần Mẫn Nhĩ có thể trở thành thủ tướng tiếp theo nếu nỗ lực của ông ở Trùng Khánh thành công. Doanh nhân này xem đầu tư vào Trùng Khánh như một dự án quan trọng để xây dựng mối quan hệ tin tưởng với Trần.

Không giống như Bạc Hy Lai và Tôn Chính Tài, Uông Dương là một chuyên gia kinh tế, gia nhập Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào năm ngoái sau khi đảm nhiệm vai trò bí thư thành ủy ở Trùng Khánh và Quảng Đông. Uông cũng đóng vai trò nòng cốt trong Đối thoại Kinh tế Chiến lược Mỹ - Trung. Theo Nikkei, nếu Trần Mẫn Nhĩ có thể học theo cách của Uông để thành công tại Trùng Khánh, đó sẽ là chìa khóa đưa ông vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị 4 năm sau.

Huyền Lê

Chụp lại hình ảnh,

Lễ hội của người sắc tộc thiểu số ở Quý Châu, vùng Tây Nam TQ

Một nhà quan sát nước ngoài, ông Andrei Lungu tin rằng Quý Châu tuy nghèo nhưng là 'vườn ươm' lãnh đạo cao nhất Trung Quốc.

Trong bài trên Foreign Policy [20/10/2017], ông Lungu từ Viện RISAP đặt ra khả năng nguyên Bí thư Quý Châu, Trần Mẫn Nhĩ, là người được Tập Cận Bình chọn kế nhiệm vào 5 năm tới.

Tập Cận Bình thành 'hạt nhân của Đảng'

Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập

TQ mua 'quán bia ông Tập từng thăm'

Tỏ ra nghi ngờ giả thuyết rằng ông Tập sẽ làm tất cả để cầm quyền Tổng bí thư ba nhiệm kỳ liên tiếp, tác giả Andrei Lungu nói ông Trần, sinh năm 1960, là người sẽ vào đúng độ tuổi không thừa, không thiếu để đến năm 2022 lên thay ông Tập.

Nhưng ngoài độ tuổi, ông Trần Mẫn Nhĩ còn có hai yếu tố khác là trung thành và năng lực, để lên kế nhiệm.

Nguồn hình ảnh, WANG ZHAO

Chụp lại hình ảnh,

Trần Mẫn Nhĩ lên làm Phó Chủ tịch Quý Châu và vào Trung ương Đảng năm 47 tuổi

Trần Mẫn Nhĩ từng là người bốn năm liền soạn các bài viết hàng tuần đăng báo cho Tập Cận Bình khi ông Tập làm Bí thư Triết Giang.

Phụ trách công tác khoa giáo ở Tỉnh ủy Triết Giang, ông Trần còn rất mẫn cán trong công tác phổ biến các ý nghĩ, sáng kiến của Bí thư Tập trong toàn tỉnh.

Độ tin cậy cao khiến ông Trần thăng tiến liên tục, cùng bước đường công danh lên cao nữa của Tập Cận Bình, theo Andrei Lungu.

Tháng 3/2007, Tập Cận Bình lên làm Bí thư Thượng Hải, một vị trí chuẩn bị để lên cao hơn thì Trần Mẫn Nhĩ được phong làm Phó Chủ tịch Triết Giang.

Cùng năm, ông Trần vào làm Ủy viên dự khuyến Trung ương Đảng.

Chụp lại video,

Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc

Sang tháng 1/2012, Trần Mẫn Nhĩ được cử về làm Phó Bí thư Quý Châu, tỉnh trên 30 triệu dân nhưng chỉ có 60% là người Hán.

Tại Đại hội Đảng 18 cùng năm, Tập Cận Bình lên làm Tổng Bí thư, còn Trần Mẫn Nhĩ làm Ủy viên trung ương và Chủ tịch Quý Châu.

Vẫn theo phân tích của Andrei Lungu, Quý Châu là tỉnh nghèo nhưng cũng là địa bàn thử thách của những lãnh đạo được điều tới từ các vùng giàu hơn.

Trong thập niên 1980, Hồ Cẩm Đào từng làm lãnh đạo Đảng ở tỉnh này.

Điều lạ là trong năm nay, chính Tập Cận Bình lại có tư cách đại biểu của Đại hội Đảng từ Quý Châu.

Lý do là ông Tập muốn dùng tỉnh này là nơi chứng minh sự thành công của khẩu hiệu "Ra khỏi đói nghèo" mang tính cách mạng ông nêu ra.

Mấy năm qua, Trần Mẫn Nhĩ đang có thành tích trong công tác này.

Nhờ thu hút khoản đầu tư của Apple, ông đã biến Quý Châu thành địa bàn có GPD tăng 10,5% trong năm 2016, cao thứ ba trên cả nước.

Chụp lại hình ảnh,

Công an và quân đội Trung Quốc trong Ngày Liệt sỹ ở Quý Châu, nơi ông Tập muốn đề cao 'tinh thần cách mạng'

Ngay trước Đại hội 19, ông Trần Mẫn Nhĩ được cử rời khỏi Quý Châu về Trùng Khánh, thay chức Bí thư của Tôn Chính Tài, người bị hạ bệ đột ngột.

Ban đầu, một trong những "tội danh" mà Đảng CS gán cho ông Tôn là "chưa làm đủ để tẩy sạch Trùng Khánh khỏi ảnh hưởng còn lại của Bạc Hy Lai.

Sau đó người ta chuyển sang buộc tội ông Tôn có "âm mưu soán quyền".

Trung Quốc Mộng làm Giang Trạch Dân ngủ gật?

TQ: 'Đảng đã phá tan âm mưu soán đoạt'

TQ: Hồng Vệ Binh kiểu mới - SV yêu nước

Việc đưa Trần Mẫn Nhĩ về Trùng Khánh để chấn chỉnh đô thị giàu có trên 30 triệu dân nhưng ở vùng xa, dễ rơi ra ngoài vòng cương tỏa của trung ương lại là một dấu hiệu nữa cho thấy ông được Tập Cận Bình tin tưởng tuyệt đối.

Vì thế, và khả năng lên cao nữa của ông Trần, là hoàn toàn rộng mở.

Xem thêm về quan hệ Việt - Trung:

Chiến tranh biên giới 1979 qua các con số

Cung hữu nghị Việt-Trung sớm hoàn tất?

Ông Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng 1979

Video liên quan

Chủ Đề