Nước chấm chao là gì

Chao là một món khá khó ăn, cũng giống như trái sầu riêng, hay rau dấp cá vậy. Nhưng ai đã ăn được là nghiền chết thôi.

Bí Ngô cũng không ăn được chao theo kiểu lấy thẳng từ lọ ra, cho vào bát cơm nóng, vừa ăn vừa xuýt xoa, ánh mắt rặng rỡ. Mình chỉ ăn được chao đã pha hoặc ướp trong đồ nướng, hoặc nấu như: dê nướng chao, vịt nấu chao, rau muống xào chao...

Hôm nay, Bí Ngô sẽ hướng dẫn các bạn cách pha chao ngon theo cách đơn giản nhất, từ đó biến thể thành nhiều cách để sử dụng trong các món ăn ngon khác nhau.

- Chao: 1 lọ nhỏ

- Đường: 100 gr

- Bột ngọt: 10 gr

- Sa tế

Sốt chao

- Chao các bạn chọn hũ nhỏ, loại to hơn nắm tay người lớn một chút, còn cái lọ to như quả dứa to ấy thường chỉ dành cho nhà hàng, dùng mấy ngày mới hết. Chao đã pha không nên để quá một tuần, một lọ nhỏ thì nhà nào phải "chăm ăn" lắm mới hết. Còn lâu lâu mới ăn các bạn chỉ nên pha 2 cục một.

- Chao nên chọn loại để lâu, các cục chao sẫm màu và nổi hết lên trên mới ngon. Các bạn đổ hết nước chao ra một tô để riêng. Các cục chao cho ra một tô lớn, dùng thìa quết nhuyễn sau đó cho 1/2 lượng nước chao vào, cho đường, bột ngọt quấy đến khi thành một hỗn hợp đặc sánh giống như sốt. Khi nào ăn thì các bạn cho một ít ra bát nhỏ, rồi cho sa tế vào.

- Các bạn có thể cho chao, nước, đường, mì chính vào trong máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn. Cách này khiến chao mịn, làm cũng nhanh hơn. Nhưng không để lâu được, và nếu xay quả kĩ thì để qua vài ngày sẽ có hiện tượng tách nước. Cái nổi lên trên, nước chìm ở dưới, không còn là một hỗn hợp đồng nhất nữa.

- Một số người thích cho sữa đặc vào chao. Việc này giúp cho chao béo, ngậy hơn. Nhưng cũng không để được lâu. Hơn nữa với một số người yếu bụng thì cũng không nên cho thêm sữa. Nếu cho thì chỉ nên cho thêm trước lúc ăn và giảm bớt lượng đường đi một chút.

Với chao nướng thì các bạn làm các bước tương tự, chỉ khác là phải thêm tỏi xay. Ngoài ra các món nướng chao thường khiến các loại thị bị trắng, vì vậy các bạn cho thêm sa tế và dầu điều vào thì món nướng có màu cánh gián đẹp.

Thường thì 200 gr đồ nướng thì ướp khoảng 3 thìa chao là được.

Các món nướng chao thường được nướng cùng với đậu bắp, cà tím. 

Các bạn làm tương tự như với rau muống xào tỏi. Có điều thay các loại gia vị bằng hỗn hợp chao đã pha trên [chao lúc này chưa có sa tế nhé các bạn]. Lượng cho một đĩa rau muống xào là khoảng 1,5 thìa chao pha sẵn.

Các món nấu chao không sử dụng công thức đã pha trên. Các bạn chỉ ướp gia vị bình thường, giảm lượng muối đi, dùng chao cục và nước chao để nấu. 

* Với những bạn lâu lâu mới ăn, không làm nhiều có thể tham khao công thức pha chao đơn giản, mà nhanh dưới đây: 2 cục chao + 15 gr đường + 1/2 thìa cà phê mì chính + 1 thìa cà phê sa tế  + 2 tép tỏi đập dập, băm nhỏ. Thêm một thìa nước chao, quấy đều.

Cuối cùng xin lưu ý các bạn là công thức của mình có sử dụng đường nhiều hơn một chút vì mình có sử dụng nước chao [thực chât là nước muối đậm đặc] khá mặn. Điều này vừa tiết kiệm, vừa làm cho chao sánh vừa chứ không quá đặc, mùi vị cũng "đặc trưng" hơn, bạn nào không sử dụng nước chao thì nên bớt lượng đường đi một chút.

Nói chung là chao khá "lành tính" nên không nhất định phải gia nhiệt, chưng cất. Mình thấy một số bạn "cẩn thận" phi tỏi, sả... nhưng mình nghĩ là không nhất định phải thế.

» Truyền thuyết đậu hũ thối

Cách pha chao viết theo yêu cầu của bạn  tran uyen  [commennt trong bài: Tôm nướng muối ớt]

Hôm noel mới làm món này, rất là ngon. Bí ngô hướng dẫn em cách làm chao ăn đồ nướng nha. Em đọc trong mục muối ớt, muối ớt sử dụng tương ớt có thể nướng thịt cơm tấm được không ạ? Ý e là mọi loại thịt luôn á: khoảng.1 kg thịt, 2 muỗng bột ngọt, 2 kg 4 muỗng bột ngọt, Các gia vị khác em có cần gia giảm gì không ạ? Đối với nướg hải sản gia vị cũng y chang công thức hả Bí ngô?


Video Cách pha chao


  1. Trang chủ

Chao là gì? Để làm gì và mua ở đâu?

Hương Nguyễn

0 đánh giá · 0 bình luận

Chao là một món ăn quen thuộc đối với những người ăn chay. Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng với hương vị độc đáo của mình, chao được nhiều người dân ở Đông Nam Á sử dụng trong các bữa ăn. Ở Việt Nam, món ăn này được sử dụng phổ biến ở miền Trung và miền Nam.


Chao là gì?

Chao là gì?

Chao hay đậu phụ nhự, đậu hũ nhũ là một loại đậu phụ lên men, có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông [Trung Quốc], được biết đến như “phô mai Châu Á” lớp mốc bên ngoài béo ngậy giống như phô mai Roquefort hay Camembert.

Chao thường được biết đến nhiều hơn trong vai trò là một món ăn, một thứ nước chấm rau, củ dành cho người ăn chay. Tuy nhiên, đối với những người ăn mặn, chao cũng là một thứ nước chấm hấp dẫn dành cho các món nướng, lẩu, đồng thời là gia vị ướp tôm, cua, cá, mực hay các món xào… thay cho nước tương, nước mắm nhằm tăng vị thơm ngon của món ăn.

Chao được sản xuất như thế nào?

Theo phương pháp sản xuất công nghiệp, chao được sản xuất bằng cách cấy bào tử của các loại nấm mốc như Actinomucor elegans, Mucor sufu, Mucor rouxanus, Mucor wutuongkiao, Mucor racemosus, hay Rhizopus spp… lên đậu hũ ráo nước đã được lên men.

Theo phương pháp truyền thống, chao được sản xuất bằng cách cắt đậu hũ thành miếng vuông cỡ 2 cm, làm ráo nước, ủ cho lên men tự nhiên, sau đó, cho thêm gia vị trước khi ủ. Gia vị được thêm vào có thể là muối bột, nước muối hoặc ớt. Những người sản xuất chao theo phương pháp này chia sẻ, trong bước nuôi mốc, người ta sẽ loại bỏ loại mốc có màu đen và chọn mốc trắng, mốc vàng nâu trước khi tiến hành ủ chao.

Chao có mấy loại?

Trên thực tế, có nhiều loại chao khác nhau. Nếu phân loại theo dạng thể tồn tại, sẽ có: chao nước, chao đặc, chao bánh, chao bột,… Nếu phân loại theo màu sắc thì có: chao trắng, chao đỏ, chao vàng… trong đó, chao đỏ và chao trắng là hai loại chao được biết đến nhiều hơn cả. Vậy hai loại chao này khác nhau thế nào?

Về cơ bản, quy trình sản xuất 2 loại chao này giống nhau, nhưng trong nước ngâm của chao đỏ có thêm cơm gạo đỏ, tạo thành màu sắc đỏ sậm, cô đặc và mùi vị đặc trưng hơn so với loại chao trắng.

Cách dùng của 2 loại chao này cũng khác nhau. Theo đó:

Chao trắng dùng làm nước chấm cho các món rau, củ luộc, cà chua, dưa chuột sống hoặc đậu chiên. Cách pha rất đơn giản, cho vài miếng chao cùng ít nước chao, đường, chanh, ớt tươi ra bát rồi trộn đều là có thể dùng trực tiếp. Ngoài ra, có thể dùng chao trắng như gia vị cho các món xào để tăng thêm hương vị cho món ăn. Chính vì vậy, loại chao này hay được sử dụng trong chế biến món chay.


Chao đỏ cho màu sắc hấp dẫn, hương vị đặc trưng

Về giá trị dinh dưỡng, cả 2 loại chao đều có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều protein hơn so với nước tương, nước mắm. Tuy nhiên, chao đỏ cho màu sắc hấp dẫn, mùi vị đặc trưng, dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. Trong khi đó, chao trắng lại có phần béo ngậy hơn. Do đó, tùy vào sở thích và hương vị của mỗi người mà có thể chọn loại chao phù hợp trong quá trình chế biến và sử dụng.

Ăn chao có tốt không?

Theo các chuyên gia ẩm thực, so với tương, xì dầu hay nước mắm, chao có chứa hàm lượng Protein cao hơn, đồng thời, chất béocó trong chao là chất béo không bão hòa, do đó, có lợi cho sức khỏe của người sử dụng.

Trong chao có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: canxi, magie, phốt pho…, đặc biệt là Vitamin B2, B12 và Canxi, có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Đồng thời, chao cũng có tác dụng giúp cơ thể tăng cường hấp thu chất sắt và tốt cho người mắc bệnh huyết khối.


Chao Bông Mai


Chao Trung Quốc

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm chao ngay tại nhà theo công thức dưới đây để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cách làm chao ngon

Nguyên liệu làm chao:

  • Đậu phụ non: 1kg
  • Nước lọc: 1,5 lít
  • Muối hạt: 20g
  • Muối bột: 40g
  • Ớt bột: 15g
  • Ớt tươi: 10g
  • Rượu trắng: 100ml
  • Khay ủ đậu, màng bọc thực phẩm, 2 chiếc khăn xô trắng có độ rộng hơn khay và giấy nến.

Các bước làm chao

Nước ngâm đậu phụ:

Hòa tan muối bột vào 500ml nước rồi đun sôi, để nguội. Tiếp đó, thêm ớt tươi giã nát, ớt bột và rượu vào nước muối, khuấy đều rồi đậy kín nắp và ủ khoảng 2 ngày.

Luộc, lên men đậu phụ và ủ chao:

Hòa tan muối hạt vào nồi nước, luộc đậu phụ tới khi sôi lăn tăn thì vớt ra đĩa có lót khăn xô để ráo nước. Ở bước này, lưu ý, không đậy nắp nồi trong suốt quá trình luộc đậu phụ, dễ bị vỡ đậu.

Lót 1 lớp khăn xô trắng và 1 lớp giấy nến vào khay, xếp đậu phụ đã cắt miếng vuông khoảng 2cm vào, phủ 1 lớp khăn trắng rồi bọc kín cả khay bằng màng bọc thực phẩm. Lưu ý, khoảng cách giữa các miếng khoảng 0.5 cm. Tiếp theo, đặt khay đậu ở nơi kín gió khoảng 3 – 4 ngày cho lên men.

Sau khi đậu lên men, dỡ đậu, xếp vào lọ thủy tinh sạch, đổ hỗn hợp nước ngâm đậu đã chuẩn bị ngập mặt đậu rồi đậy kín nắp lại. Sau khoảng 15 ngày chao bắt đầu hình thành và đã có thể sử dụng. Tuy nhiên, muốn chao ngon hơn thì nên để ngấu khoảng 1 tháng bởi đặc trưng của chao là càng để lâu càng ngon.

Video liên quan

Chủ Đề