Nội dung văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP: CÁC LOÀI CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Các loài chung sông với nhau như thế nào?.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản có cùng chủ đề.

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS chia sẻ về các bộ phim, chương trình nói về muôn loài trên Trái Đất.

- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.

- GV dẫn vào bài học.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?
  2. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nêu thể loại, bố cục của VB.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chuẩn bị trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày lại văn bản thành dạng sơ đồ tư duy vào giấy A0.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, trao đổi, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Kiến thức chung

- Thể loại: Văn bản thông tin.

- Bố cục: 3 phần

§  Đoạn 1: từ đầu  tổn thương của nó: đặt vấn đề [đời sống của muôn loài trên TĐ và sự cân bằng rất dễ tổn thương của nó].

§  Đoạn 2: Tiếp  đẹp đẽ này: Nội dung chính [Sự đa dạng của các loài, tính trật tự trong đời sống của muôn loài, vai trò của con người trên TĐ].

§  Đoạn 3: Phần còn lại : Kết luận vấn đề]: Kết luận vấn đề.

II. Kiến thức trọng tâm

1. Đặt vấn đề

- Đời sống của muôn loài trên Trái Đất và sự cân bằng rất dễ bị tổn thương của nó.

 Là một vấn đề cấp thiết trong hoàn cảnh hiện nay khi con người đang can thiệp ngày càng nhiều vào thiên nhiên.

2. Thông tin chính của văn bản

a. Sự đa dạng của các loài

- Các loài sinh vật trên TĐ rất đa dạng, phong phú.

- Con người chưa khám phá hết số lượng các loài trên TĐ.

- Giữa các loài có sự phụ thuộc lẫn nhau.

- Mỗi quần xã giống như một thế giới riêng, trong đó các loài cùng chung sống với số lượng cá thể khác nhau.

- Sự đa dạng ở mỗi quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

b. Tính trật tự trong đời sống của muôn loài

- Biểu hiện :

+ Tính trật tự thể hiện ở số lượng các loài trong một quần xã : loài ưu thế, loài chủ chốt, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài đặc trưng…

+ Sự phân bố các loài trong không gian sống chung : theo chiều thẳng đứng, chiều ngang

 nhằm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài sử dụng nguồn sống của môi trường hiệu quả nhất.

- Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng hoặc quan hệ hỗ trợ thì sự cân bằng trong đời sống của các loài trong một quần xã lập tức bị phá vỡ.

c. Vai trò của con người trên TĐ

- Con người cho rằng mình là chúa tể của thế giới, đã tuỳ ý xếp đặt lại trật tự mà tạo hoá gây dựng

 đời sống muôn loài bị xáo trộn, phá vỡ, chịu tác động xấu từ con người.

3. Kết thúc vấn đề

- Con người cần hiểu và có cách ứng xử đúng đắn với muôn loài trên TĐ.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa

* Nội dung: Văn bản đề cập  đến vấn đề sự đa dạng của các loài vật trên TĐ và trật tự trong đời sống muôn loài.

* Ý nghĩa : VB đã đặt ra cho con người vấn đề cần biết chung sống hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ.

2. Nghệ thuật

- Số liệu dẫn chứng phù hợp, cụ thể, lập luận rõ ràng, logic có tính thuyết phục.

- Cách mở đầu - kết thúc văn bản có sự thống nhất, hỗ trợ cho nhau tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho VB.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV phát đề cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo cặp, hoàn thành BT.

1. Cho biết ấn tượng của em về cách đặt nhan đề văn bản bằng một câu hỏi.

2. Em hiểu như thế nào về nội dung của cụm từ vòng đời bất tận trong câu nói của vua sư tử Mu-pha-sa được tác giả trích dẫn?

3. Nêu các đặc điểm của một quần xã sinh vật dựa vào những thông tin mà văn bản đã cung cấp.

4. Bức tranh minh họa thứ hai trong văn bản cho ta biết về sự tồn tại của quần xã ruộng lúa. Hãy chia sẻ điều em biết được về quần xã này dựa theo những gì bức tranh đã miêu tả.

5. Văn bản giúp em có thêm hiểu biết gì về sự “chung sống với nhau” của muôn loài trên Trái Đất?

- GV mời một số HS trình bày bài làm, sau đó chữa bài, chốt đáp án.

Gợi ý đáp án:

  1. Văn bản có nhan đề là một câu hỏi. Câu hỏi này ngay lập tức giúp người đọc biết được văn bản sẽ xoáy vào trả lời vấn đề gì. Đối với chính tác giả, nó có tác dụng định hướng, đòi hỏi người viết phải trình bày một cách tập trung về điều mà độc giả chờ đợi.

Nhìn chung, cách đặt nhan đề như vậy đã thể hiện được một nét đặc thù của văn bản thông tin: gây chú ý cao độ, đưa thông tin đến người đọc theo cách nhanh nhất, trực tiếp và có hiệu quả nhất,…

  1. Trong câu nói của vua sư tử Mu-pha-sa được tác giả trích dẫn, cụm từ vòng đời bất tận thể hiện rõ một nhận thức sâu sắc: giữa các loài luôn tồn tại quan hệ gắn bó, ràng buộc và chính điều đó đã tạo nên một trật tự ổn định, khiến cho sự sống được tiếp diễn muôn đời, không ngừng nghỉ.
  2. Theo các thông tin được nêu lên trong văn bản, một quần xã sinh vật có các đặc điểm chính: đó là thế giới có trật tự riêng, gồm nhiều loài sinh sống trong một khu vực xác định vào một thời gian nhất định. Trong quần xã luôn tồn tại sự phân biệt ổn định, rõ ràng giữa các loài: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng,…
  3. Bức tranh minh họa thứ hai trong văn bản cho ta biết sự tồn tại của quần xã ruộng lúa. Theo những gì được bức tranh miêu tả, có thể nói một số điều về quần xã này như:

- Lúa là loài chiếm ưu thế trong quần xã.

- Trong ruộng lúa có loài tôm cá sinh sống, và đây là nguồn thức ăn cho các loài chim quen thuộc như cò, vạc,…

- Trâu là loài gia súc đặc trưng tồn tại trong quần xã, được con người nuôi để phục vụ cho việc canh tác lúa nước.

- …

  1. Văn bản giúp ta có được những hiểu biết về sự “chung sống với nhau” của muôn loài trên Trái Đất như:

- Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã, trong những biome khác nhau.

- Loài nào cũng được tự nhiên tạo cho cơ hội sống; loài này khai thác thức ăn hay tiếp nhận những kích thích sinh trưởng từ loài kia, tuân theo một trật tự ổn định.

- Giữa các loài luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng và hai mối quan hệ chính này thường phát triển cân bằng để loài nào cũng có được “chỗ đứng dưới mặt trời”.

- Con người trước hết cũng chỉ là một loài sinh vật. Con người cần học được cách tác động thông minh vào điều kiện sống trên Trái Đất để muôn loài cùng nhau tồn tại.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn  [5-7 câu] với câu mở đầu: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau.

GV đưa ra hướng dẫn: nhấn mạnh ý “chung sống” và đề cao trách nhiệm của con người với vấn đề này,

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Video liên quan

Chủ Đề