Nội dung tích hợp các môn học ở tiểu học

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ dạy kiến thức tích hợp

Nội dung tích hợp các môn học ở tiểu học
Trong chương trình mới, học sinh sẽ được tăng cường các hoạt động trải nghiệm, trong ản: Học sinh Hà Nội tri ân các anh hùng liệt sĩ
(Thanhuytphcm.vn) - Theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) công bố, chương trình có nhiều nét mới, đòi hỏi sự chuẩn bị phải kỹ càng cả về đội ngũ và cơ sở vật chất, tâm thế cho việc triển khai.

Thực hiện dạy tích hợp

Đáng chú ý chương trình GDPT mới có việc dạy tích hợp. Đối với vấn đề mà xã hội hết sức quan tâm là việc dạy học tích hợp, Bộ GD-ĐT cho hay, nhiều quốc gia đã tiến hành dạy tích hợp. Với chương trình GDPT mới của Việt Nam, chương trình môn Khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề chung: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời. Mỗi chủ đề nói trên vận dụng kiến thức của một ngành khoa học, tạo điều kiện cho giáo viên vốn được đào tạo đơn môn ở trường sư phạm có thể thực hiện chương trình.

Bên cạnh đó, chương trình còn có một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như biến đổi khí hậu, giáo dục sức khoẻ, giáo dục STEM, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Còn chương trình môn Lịch sử và Địa lí gồm hai phân môn Lịch sử, Địa lí; nội dung của mỗi phân môn vừa bảo đảm tính độc lập tương đối vừa góp phần soi sáng, hỗ trợ cho nhau.

Khi triển khai chương trình mới, với các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí ở cấp THCS, các tổ chuyên môn phân công giáo viên dạy mạch chủ đề phù hợp với chuyên môn của mình trên cơ sở bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên trong việc dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hiện các trường sư phạm đã có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy học các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí và chương trình bồi dưỡng giáo viên đơn môn để dạy các môn học này. Những giáo viên có điều kiện và nguyện vọng có thể theo học chương trình bồi dưỡng ở trường sư phạm, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để tiến tới đảm nhiệm được việc dạy toàn bộ môn học. Chương trình bồi dưỡng được tổ chức thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ nên giáo viên có thể sắp xếp thời gian hợp lí để theo học và hoàn thành chương trình, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý, Bộ GD-ĐT cho hay.

Ngoài ra, ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Ở cấp THCS và cấp THPT, nội dung giáo dục của địa phương có thời lượng 35 tiết/năm học, tổng thời lượng trong cả 7 năm học là 245 tiết. Căn cứ nhu cầu thực tế, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp. Ví dụ, Hà Nội có thể xây dựng các bài học về văn hóa người Tràng An, văn hóa và pháp luật về giao thông, trật tự vệ sinh đô thị... TPHCM có thể xây dựng các bài học về thành phố thông minh, văn hóa của công dân thành phố thông minh Các tỉnh Tây Nguyên có thể xây dựng các bài học về văn hóa các dân tộc thiểu số, kinh tế cây công nghiệp, Các tỉnh Tây Bắc có thể xây dựng các bài học về văn hóa các dân tộc thiểu số, bảo vệ chủ quyền quốc gia và xây dựng biên giới hữu nghị, an toàn..

Tiểu học phải học 2 buổi/ngày

Một nét mới nữa là Chương trình GDPT mới quy định: cấp tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Cấp THCS và THPT mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; khuyến khích các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Bộ cho biết, mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là nhằm tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm; đáp ứng yêu cầu quản lí và giáo dục học sinh của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại khi nhiều nơi chưa đủ điều kiện để học 2 buổi ở cấp tiểu học. Nhưng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện có trên 80% số học sinh tiểu học trong cả nước đang được học 2 buổi/ngày. Một số địa phương chưa tổ chức được cho học sinh học 2 buổi/ngày là khó khăn về quỹ đất, kinh phí và điều kiện sống của người dân. Để thực hiện được quy định của chương trình mới, bảo đảm cho con em địa phương không thiệt thòi so với học sinh những nơi khác, Bộ GD-ĐT gợi ý các địa phương có thể chọn một trong các giải pháp: hoặc cân đối quỹ đất, kinh phí để mỗi năm thực hiện dứt điểm việc dạy học 2 buổi/ngày ở một lớp học theo lộ trình đổi mới chương trình, SGK phổ thông như quy định tại Nghị quyết 51 của Quốc hội: năm học 2020 2021 ở lớp 1; năm học 2020 2021ở lớp 2; năm học 2020 2021 ở lớp 3; năm học 2020 2021ở lớp 4; năm học 2020 2021ở lớp 5. Hoặc bố trí thêm buổi học thứ 6 trong tuần để bảo đảm hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; không dạy các môn học tự chọn (tiếng dân tộc thiểu số; ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2).

Trong khi đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu, các trường đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày cần có kế hoạch sử dụng thời gian ngoài chương trình các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc một cách hợp lí để dạy các môn học tự chọn cho học sinh có nguyện vọng học; bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn những học sinh chưa đáp ứng các yêu cầu cần đạt; tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Ở các cấp THCS, THPT, việc tổ chức buổi học thứ hai cần dựa trên sự tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh. Buổi học thứ hai có thể được sử dụng để dạy các môn học tự chọn cho học sinh có nguyện vọng học; bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn những học sinh chưa đáp ứng các yêu cầu cần đạt; tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Trung Kiên
Từ khóa
giáo dục phổ thông
kiến thức tích hợp

Ý kiến bạn đọc

Nội dung tích hợp các môn học ở tiểu học
Nội dung tích hợp các môn học ở tiểu học

Tổng lượt bình luận

Tin khác

  • [Video] TPHCM triển khai tiêm mũi 2 vaccine ngừa Covid-19 cho học sinh
  • Tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo giai đoạn 2021-2025
  • Ứng dụng phần mềm quản lý thông tin người hiến máu trong các bệnh viện
  • TPHCM tổ chức tuyển dụng viên chức và bố trí nhân viên y tế, kế toán trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập
  • TPHCM: Khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công năm 2021
  • 170 công nghệ trình làng tại Chợ công nghệ và thiết bị công nghệ sinh học
  • Văn hóa học đường là nền tảng để rèn luyện, hoàn thiện những phẩm chất tốt cho thế hệ trẻ
  • Tổng kết Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng TPHCM lần 16 năm 2021
  • TPHCM: Khai mạc Hội thi trực tuyến Em yêu Tổ quốc Việt Nam
  • Đại học Quốc gia TPHCM thành lập Trung tâm Nghiên cứu dịch bệnh
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm, chúc mừng các nhà giáo Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM
  • Suy ngẫm tinh thần trọng thầy trong văn hóa Việt Nam
  • Công bố danh sách 50 cán bộ quản lý, giáo viên được xét trao tặng giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021
  • Tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
  • Lãnh đạo UBND TPHCM thăm, chúc mừng nhà giáo tiêu biểu
  • Tích cực phối hợp giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên
  • Cô Phạm Thị Liễu: Người giáo viên luôn tận tụy, tâm huyết với nghề
  • Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Chuẩn bị thật kỹ để việc mở lại trường học phải thật sự an toàn
  • Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, động viên các thầy cô giáo nhân Ngày 20/11
  • Lãnh đạo TPHCM thăm gia đình cố GS. Nguyễn Thiện Thành

Thông báo