Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Thi công đường ống là một quá trình thực hiện bản vẽ thiết kế về mạng lưới cấp nước cho một nhà ở, khu dân cư, nhà công nghiệp hoặc một cồng trường xây dựng. Nó cần bảo đảm chất lượng công trình đúng yêu cầu thiết kế và sử dụng, hoàn thành đúng kế hoạch, tiến độ thi công, bảo đảm các chỉ tiêu về an toàn lao động và hạ giá thành.

Muốn thực hiện tốt những nguyên tắc trên, cán bộ kĩ thuật thi công cần nghiên cứu kĩ sơ đồ thiết kế, địa hình nơi thi công và tình hình thực tế. Lựa chọn, so sánh các phương án thi công trên quan điểm kinh tế, kĩ thuật, rút ra phương án thi công tối ưu. Lập biện pháp, kế hoạch, tiến độ thi cổng nhịp nhàng, cân đối để đảm bảo hợp lí nhất, kinh tế nhất.

7.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG THI CÔNG

1. Cơ giới hoá thi công

Cơ giới hoá thi công là dùng máy móc làm việc thay cho sức người nhằm mục đích tăng năng suất lao động, đẩy mạnh tốc độ thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành cống trình. Công tác thi công cơ giới đòi hỏi chúng ta phải có một trình độ khoa học kĩ thuật, một trình độ quản lí cao hơn.

2. Thi công dây chuyền

Thi công dây chuyền là tể chức hợp lí hoá các khâu thi công cho mỗi tổ, đội theo nhiệm vụ chuyên môn của mình. Nghĩa là bố trí cho một tổ đội, sau khi hoàn thành công tác ở một bộ phận của công trình chuyển sang thi công một bộ phận công trình khác theo chuyên môn của tô đội ấy. Tổ đội công nhân khác sẽ chuyển sang làm ở đoạn công trình này, theo chuyên môn của tổ đội mà trình tự thi công sẽ được sắp xếp trước sau hợp lí. Như vậy các tổ đội công nhân sẽ làm việc điều hoà, tuần tự trong các giai đoạn của công trình trong một thời gian nhất định.

Thi công dây chuyền nhằm phân công lao động cho các tổ đội công nhân theo chuyên môn của nó một cách hợp lí, trình tự và liên tục, sử dụng hợp lí trình độ nghiệp vụ công nhân, làm thăng bằng các nguồn cung cấp nguyên vật liệu để đây mạnh tốc độ thi công. Muốn đảm bảo tốt việc thi công dây chuyền, đòi hỏi cán bộ phụ trách nắm vững toàn bộ công việc trong cả một quá trình xây dựng, điều tra nghiên cứu kĩ trình độ cổng nhân, tổ chức sản xuất, phân công rõ ràng hợp lí và thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời những bế tắc trong dây chuyền sản xuất.

3. Thi công quanh năm

Thi công công trình đường ống cỡ lớn, khối lượng nhiều thường phải thực hiện hàng năm. Để tránh ảnh hưởng của thời tiết đến tiến độ và chất lượng công trình cần tranh thủ thi công vào mùa khô (mùa ít mưa bão và mực nước ngầm thấp). Đồng thời cần có biện pháp thích hợp để thi công trong cả mùa mưa. Trong mùa mưa chủ yếu đề phòng sụt lở, đẩy nổi đường ống, cần có phương tiện bơm nước, tổ chức đường thi công tốt và tiến độ thi công nhanh.

7.3. NHỮNG DỤNG CỤ CẦN THIẾT TRONG THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG

Khi thi công đường ống ngoài nhà hoặc trong nhà cần phải có một số dụng cụ cần thiết sau đây:

7.3.1. Dụng cụ đo

1. Thước cặp. Dùng để do dường kính trong hoặc ngoài của các loại ống. Đối với các loại đường ống dẫn nước khi đo, không cần đòi hỏi chính xác dưới 1mm (hình 7.1)

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình 7.1. Thước cặp

1. Thân thước chính chia độ (mm)

2. Thân thước phụ có ghi du xích

2. Thuớc Pan-me : Dùng đo dường kính ống, chiều dầy ống và những vật yêu cầu chính xác tới 0,01mm (hình 7.2)

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình 7.2. Thước Pan-me

3. Thước lá thẳng : Có nhiều loại 250, 300, 500, l000mm, dùng để đo chiều dài yêu cầu độ chính xác tới 1mm.

4. Com-pa : có 2 loại dùng để đo đường kính trong và đường kính ngoài của ống (hình 7.3).

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình 7.3. Com-pa đo đường kính ống

7.3.2. Dụng cụ thi công

1. Bàn ren ống : Thường ren các loại ống có đường kính cỡ nhỏ d ≤ 100mm (hình 7.4).

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình 7.4. Bàn ren ống

1. Bốn lưỡi ren; 2. Bốn chốt giữ; 3. Tay quay

2. Dụng cụ giữ ống : Gồm có ê-tô song song và bàn kẹp ống. Khi cần giữa chặt ống để cắt, cưa, giũa... người ta dùng dụng cụ giữ ốna, chế tạo bằng gang hay bằng thép (hình 7.5)

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình 7.5. Ê tô và bàn kẹp ống

3. Dụng cụ cắt ống : Các ống khi cắt phải bảo đảm không có sơ, cắt vuông góc với tâm ống và cắt đứt hẳn ống, không được cắt dở dang rồi bẻ gẫy ống. Có một số dụng cụ dùng để cắt ống như :

  1. Dao cắt ống : Muốn cắt ống, người ta kẹp thật chặt ống vào bàn kẹp, đặt dao cắt ống vào thành ống. Đẩy lưỡi dao thứ 1 vào sát thành óng và quay xung quanh thành ống một vòng. Nếu lưỡi dao vạch trên thành ống một đường trùng nhau thì lúc đó mói tiếp tục cắt óng. Loại dao này chỉ cắt được ống có đường kính D < 100mm (hình 7.6)

Sau mỗi lần quay dao cắt, xoay vít 1/4 vòng răng ốc để cho lưỡi dao cất được tì chặt vào ống, tiếp tục cho đến khi cắt đứt ống.

Chú ý khi cắt Ống:

- Đảm bảo độ thẳng góc của dụng cụ cắt

- Bôi trơn các vị trí bản lồ xoay, lưỡi dao cắt

- Đỡ ống sau khi đã cắt xong.

  1. Dao cắt có dây xích: Có ưu điểm là cắt được ống ở những nơi chật hẹp. Những nhược điểm là phải dùng sức nhiều hơn so với dao cắt 3 lưỡi và thành óng có nhiều vét sơ khi cắt xong (hình 7.7)

c, Cưa cắt ống : Dùng để cắt ống thép và óng thép tráng, kẽm có d < l00mm, có ưu điểm là ống cắt xong ít vết sơ. Cưa gồm có khung và lưỡi cữa. Khi cira, cần ấn mạnh lúc đẩy và khi kéo thì nhẹ hơn (hình 7.8)

d, Cắt ống hằng hàn hơi : Dùng nhiệt độ để cắt ống có D > 100mm ít dùng đê cắt ống thép tráng kẽm vì sẽ làm mất lớp kẽm tráng ống và do đó ống dễ bị gỉ.

4. Dụng cụ khoan ống : Dùng để khoan ống với những lỗ khoan d > 5mm. Nó gồm có khoan tay và khoan máy di động, khoan tay và khoan máy cố định, khoan clit-kê.

5. Dụng cụ vặn ống : Gồm có Clê-vít, clê-tuýp, clê-mỏ-lết, clê-mỏ-lết có răng (clê cá sấu), clê xích, dùng để vặn nối các ống với nhau hay các phụ tùng thiết bị trên đường ống (nối bằng ren) (hình 7.9).

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình 7.6. Dao cắt ống

1. Bánh xe dao cắt; 2,3. Bánh xe giữ ống;

4. Tay quay; 5. Trục có răng ốc để đi

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình 7.7. Dao cắt dây xích

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình7.8. Cưa cắt ống

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình 7.9. Các loại cờ lê

6. Dụng cụ uốn ống : Có thể uốn nguội hay uốn nóng. Nếu ống có đường kính nhỏ thì uốn bằng thủ công, ống có đường kính lớn thì có thể uốn bằng máy. Dụng cụ uốn đơn giản nhất là bàn uốn gồm có 3 trụ bằng thép hay gỗ, để uốn ống đường kính nhỏ.

7. Dụng cụ nâng, chuyên ống : Ngoài hiện trường, muốn chuyển ống từ nơi này đến nơi khác, đưa lên cao hay hạ xuống thấp, người ta thường dùng đòn bẩy, tời, xe ba gác, ròng rọc, cần trục, cần cẩu, pa-lăng v.v...Tuỳ theo vị trí, độ cao, đường ống lớn nhỏ mà ta chọn dụng cụ, máy móc để vận chuyển ống cho thích hợp, nhanh chóng và thuận lợi.

7.3.3. Những nguyên vật liệu phụ dùng trong thi công ống

  1. Dây đay thô: Dây đay thô là một vật liệu dùng để xảm ống gang miệng bát, chèn vào các chỗ nối bằng ren. Tác dụng của nó là làm cho mối nối được kín, không cho nước rỉ ra ngoài. Khi nối, dây đay được cuốn xung quanh răng hoặc xung quanh miệng ống (chỗ sẽ cho vào miệng bát của ống kia). Trước khi vặn các phụ tùng nói ống vào ống, cần bôi bên ngoài lớp dây đay này một lớp dầu hay bột dẻo, sơn pha dầu để dễ vặn và chống thấm nước.
  2. Dây đay tẩm dầu: Là loại dây day được tẩm dầu hay hắc ín để xảm và chèn chỗ nối ống. Dây đay tâm dầu sẽ được bền, chống thấm tốt, dùng để nối ống gang miệng bát.
  3. Cao su: Dùng làm tấm đệm (gioăng) giữa 2 mặt bích khi nối bằng bích và bắt bu-lông, tác dụng của tấm đệm này là làm cho thật kín các kẽ hở, chống nước rò ri. Ngoài ra còn dùng chì lá làm tấm đệm.
  4. Xi măng : Dùng để nối ống gang miệng bát.
  5. Bi-tum (nhựa đường) : Dùng để sơn các loại ống dẫn nước, có tác dụng chống gỉ khi các loại ống tiếp xúc với nước, không khí.

Ngoài ra còn :

  • Xăng, dầu ma zút, dầu nhờn, băng keo...
  • Củi đun.
  • Sơn chống gỉ.
  • Bột amiăng

7.4. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG

  • Quy định đối với đường ống
  • Khi thi công phải bảo đảm đúng yêu cầu của bản vẽ thiết ké và các quy phạm về thi công đường ống đã được nhà nước ban hành.
  • Đặt kế hoạch tiến độ thi công, phân chia công trình thi công thành từng giai đoạn, bố trí các tổ đội thi công theo dây chuyền, nhịp nhàng, cân đối.
  • Kiểm tra chất lượng toàn bộ nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị trước khi lắp đặt, xây trát v.v... nếu cần có thể làm sạch sơ bộ chúng. Tất cả những mối nối óng, nối các thiết bị phải được bố trí ở nơi dễ dàng thao tác, không nên bố trí ở những chỗ kín, nơi hóc hiểm.
  • Đối với đường ống dẫn nước nóng, dẫn hơi nóng khi qua tường, sàn gác phải có ống lồng hay thiết bị để ống dãn nở tự do.
  • Ống dẫn nước cho sinh hoạt ăn uống, sản xuất thực phẩm, thuốc men, không được bố trí qua khu xí, tiểu, bép để đảm bảo không bị nhiễm bẩn.
  • Các ống cấp nước phải được nối với nhau với góc lớn hơn hoặc bằng 90° theo chiều nước chảy.
  • Khi lắp ống dở dang, phải dùng nút bịt kín đầu ống, tránh cho các côn trùng, chất bẩn lọt vào ống.
  • Những ống thoát nước bẩn nằm ngang cần phải đặt theo độ dốc của bản vẽ - thiết kế.
  • Khi hàn mặt bích vào đầu ống phải đảm bảo vuông góc. Gioăng đệm giữa hai mặt bích (khi nối ống) phải có chiều dày đèu nhau và không được thừa vào bên trong ống.
  • Khi vặn ê-cu vào bu-lông đê siết chặt 2 mặt bích phải vặn 2 bu-lông đói xứng nhau từng đôi một. Đầu thừa của bu-lông không được nhô ra khỏi ê-cu lớn quá 0,5 đường kính của lỗ ê-cu.
  • Khi các ống phải hàn với nhau hay cắt rời ra bằng phương pháp hàn điện, không được để bã hàn lồi ra phía bên trong ống.
  • Khi ống nước đi qua móng, tường nhà, tường hầm, hố van, qua gạch đá cần phải chừa (hay khoét) lỗ rộng ra, phần trên lỗ dùng gạch quấn vòm, xung quanh chèn bằng đất sét trộn sỏi hoặc đá dăm, mặt ngoài trát vữa xi-măng.
  • Chỗ mối nối ống (cút, tê...) gang chịu áp lực phải thiết ké những gối tựa.
  • Không dừợc lợi dụng những đường ống lắp dở dang để làm giàn giáo thi công.
  • Khi thi công, khoảng cách giữa ống nước sạch và nước bẩn (đặt theo mặt phẳng nằm ngang) cách nhau là 2m. Nếu 2 ống đi chéo nhau thì ống nước sạch được đặt phía trên, cách nhau 0,2m.
  • Khoảng cách giữa các móc treo ống hay giữ ống là lm.
  • Đường ống nước phải đặt cách đường dây điện, dây thông tin tối thiểu là 0,75m.
  • Chỗ nối 2 ống nước bẩn theo chiều nước chảy phải có góc lớn hơn hoặc băng 90°.
  • Van hoặc đồng hồ đo nước phải đặt chỗ quang đãng, sáng sủa để dễ xem xét. kiểm tra và thao tác.

7.4.2. Công tác nghiệm thu và bàn giao công trình

Công tác nghiệm thu được tiến hành ngay sau khi đã thi công xong công trình. Công tác này nhằm kiểm tra lại chất lượng, khối lượng toàn bộ công trình đã thi công. Kiếm tra thực tế, cần căn cứ vào bản thiết kế , các quy phạm của nhà nước. Công trình về đường ống ta cần kiểm tra : Việc lắp ráp, đào đắp, xây hổ van, độ kín của đường ống, yêu cầu vệ sinh, độ chịu áp lực của ống cấp nước v.v... khi kiểm tra, thấy công trình đã hoàn thành dime thời hạn, đạt yêu cầu về kĩ thuật, bảo đảm đúng quy phạm, quy định trong hồ sơ thiết kế thì tiến hành lập biên bản bàn giao công trình cho cơ quan sử dụng. Việc bàn giao phải làm đúng thủ tục, đầy đủ hồ sơ và chữ kí của cơ quan liên quan.

7.4.3. Công tác an toàn lao động

Công tác thi công một công trình đòi hỏi phải hoàn thành kế hoạch với chất lượng cao, giá thành hạ và bảo đảm an toàn lao động. Nếu công tác an toàn khi thi công không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, ảnh hương đến kế hoạch chung của đơn vị, đến tính mạng của anh chị em công nhân.

Cho nên, trước khi khởi công xây dựng một công trình, chúng ta cần có biện pháp giáo dục ý thức chấp hành nội quy kỉ luật, mọi thể lệ về an toàn lao động; đề ra các nội quy cho phù hợp từng loại công tác, từng vị trí làm việc, từng công nhân và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, có khen thưởng kỉ luật kịp thời về công tác an toàn lao động.

7.5. MỘT SỐ PHUƠNCi PHÁP KIEM TRA, GIA CÔNG PHỤ TÙNG THIẾT BỊ ĐƯỜNG ỐNG

  • Phương pháp thử độ kín, độ chịu áp lực của phụ tùng thiết bị

Tất cả các phụ tùng thiết bị dùng cho đường ống, trước khi đem sử dụng cần phải được kiểm tra kĩ về chất lượng. Muốn khử độ kín, chịu áp lực của ống, phụ tùng thiết bị người ta dùng cách bịt kín 2 đầu của nó, dùng bơm tay bơm vào bên trong với một áp lực nước cần thử và. thời gian tuỳ thuộc vào quy định của bản vẽ thiết kế.

  • Các phương pháp nối ống
  • Ren đầu ống: Công việc ren đầu ống theo trình tự;
  • Kẹp chặt ống vào bàn kẹp, dũa hét sơ đầu ống.
  • Lắp bàn ren vào đầu ống, vặn vòng dây chốt giữ vào thân ống, lưỡi dao ren mớm vào dầy thành ống.
  • Quay hàn ren theo chiều kim đồng hồ đê rạch đường ren trên chiều dài cần ren và thêm vài ren nông nữa.
  • Quay bàn ren trở ra , siết chặt thêm lưỡi dao ren và tiếp tục ren đến dộ sâu yêu cầu.
  • Cuối cùng tháo bàn ren ra và kiêm tra răng ren.
  • Chú ý khi ren ống phải nhỏ dầu bôi trơn vào đầu ống cần ren.
  • Cách nối măng - sông: (hoặc thiết bị với đầu ống ren ốc).
  • Lắp thử măng - sông vào đầu ống rồi tháo ra.
  • Bôi lớp sơn đặc vào đầu ống, quấn sợi gai bôi lớp sơn nữa trùm lên, cắt những tua gai ra ngoài.
  • Kẹp ống vào bàn kẹp và dùng công cụ vặn măng-sông vào đầu ống để nối 2 ống lại với nhau.
  • Nối rắc co vào ống

Dùng rắc-co để nối những đoạn ống đã cố dinh hoặc những chỗ chật hẹp. Trước khi lắp người ta vặn thử một phần bên trái và bên phải. Nếu răng của rắc-co và của ống phù hợp nhau thì ta tháo ra, bôi sơn dẻo vào dường ren của ống, quấn một lớp dây đay thô xung quanh dường rẹn của ống, rồi dùng dụng cụ vặn ổng, vặn chặt răc-co với ống. Để đảm bảo rắc-co được kín, dùng gioăng cao su, chì lá đệm vào giữa 2 phần của rắc-co.

  1. Nối bằng mặt bích

Mặt bích lắp vào đầu ống theo kiểu ren, hàn, uốn mép, rồi dùng thước kiểm tra xem mặt bích có vuông góc với ống khổng.

  • Đặt gioăng đã bôi phấn than chì vào giữa hai mặt bích.
  • Luồn bu-lông đã bôi dầu vào lỗ xung quanh mặt bích, đầu bu-lông hướng vè cùng một phía.
  • Lắp ê-cu đã bôi dầu, vặn tay cho chặt để giữ tạm
  • Dùng công cụ vặn ê-cu chặt vào. Khi vặn, nên vặn 2 ê-cu đối xứng nhau cùng một lúc.
  • Cách nối ống miệng bát

a, Nguyên liệu dùng để xẵm các ống bằng gang, sành miệng bát là:

  • Vữa xi-măng, dây đay tẩm dầu và đay thô.
  • Vữa xi-măng a-mi-ăng và 2 loại dây đay trên cho những ống có dường kính lớn.
  • Bằng chì và dây đay dầu
  • Bằng vòng cao-su

b, Công cụ xảm:

Dùng đục xảm bằng thép CT5 kết hợp với búa tay 2kg.

  1. Công tác kiểm tra trước khi xảm nối ống :

Trước khi xảm, chúng ta thường phải kiểm tra ống, làm sạch miệng bát và đuôi ống sẽ xảm với nhau, kiểm tra đến chất lượng dây đay và công cụ.

d, Trình tự xám (hình 7.10):

- Đặt ống vào vị trí, kiểm tra khe hở: khe hở đầu loe và đầu trơn 3÷5 mm.

- xảm đay dầu trong cùng, lần lượt vòng nọ tới vòng kia: 1/3 chiều dài mối nối.

- xảm đay mộc ở giữa : 1/3 chiều dài mối nối

- xảm vữa xi-măng hoặc vữa xi-măng a-mi-ăng: 1/3 chiều dài mối nối (tỉ lệ ( 70% XM + 30% bột a-mi-ăng + (10% ÷ 12% nước) tính theo trọng lượng )

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình 7.10

1. Đầu trơn; 2. Đầu lòe; 3. Dây đay dầu;

4. Dây đay thô; 5. Vữa xi măng amiăng; 6. Đất sét dẻo

7.6. THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC NGOÀI NHÀ

Muốn thi công đường ống ngoài nhà ta phải căn cứ vào hai vấn đề sau:

7.6.1. Hồ sơ thiết kế và nhũng công tác chuẩn bị

1. Hồ sơ thiết kế

Muốn thi công một tuyến ống dùng tiến độ kế hoạch và bảo đảm yêu cầu chất lượng, ta phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được thông qua.

Hồ sơ thiết kế gồm có :

  • Bình đồ chung của khu vực thi công với tỉ lệ 1/5000 - 1/2000
  • Bình đồ riêng dọc theo tuyến ống, tỉ lệ 1/500 - 1/2000
  • Mặt cắt dọc tuyến ống, để biết độ sâu đặt ống so với mặt đất. Mặt cắt dọc thường có tỉ lệ cao: 1/100 - 1/2000, ngang: 1/500 - 1/2000
  • Mặt cắt ngang, để biết vị trí của ống đặt so với những công trình cạnh nó. Thường khoảng lkm đường ống có 15 - 20 mặt cắt ngang, tỉ lệ 1/100 - 1/200.
  • Các chi tiết thi công : hố van, hố ga, trụ đỡ ống qua đường, qua sông, qua ngòi v.v...
  • Các bản tiên lượng dự toán và các tài liệu, giấy tờ liên quan.

2. Những công tác chuẩn bị

  • Nghiên cứu kĩ hồ sơ thiết kế, đối chiếu với thực địa. Nếu cần lập lại bảng tiên lượng dự toán.
  • Nghiên cứu áp dụng các quy định kĩ thuật, định mức, chuẩn bị các hợp đồng và giấy tờ cần thiết.
  • Đề ra biện pháp thi công cho thích hợp.
  • Thiết kế tổ chức thi công ( mặt bằng thi công, tiến độ)
  • Chuẩn bị ống, phụ tùng thiết bị, nguyên vật liệu phụ và các công cụ thi công.
  • Chuẩn bị nhân lực, nguồn cung cấp, số lượng, phân công tổ, đội.

Khi chuẩn bị xong 85-90% khối lượng công việc thì mới bắt đầu khởi công xây dựng.

7.6.2. Trình tự thi công

Một tuyến ống, thường được thi công theo các bước :

  • Chuyên chở nguyên vật liệu đến từng địa điểm thi công của công trường.
  • Đào mương và xuống ống.
  • Đặt ống và nối ống.
  • Lắp các thiết bị cần thiết và xây hố van.
  • Ngâm ống và bơm thử áp lực.
  • Rửa ống, khử trùng, lấp đất và bàn giao.

1. Chuyên chở nguyên vật liệu

Có hai loại chuyên chở nguyên vật liệu nhận từ nhà ga, kho, bến cảng và chuyên chở bên trong mặt bằng của công trường (vận chuyển đất đào mương, lấp ống, nguyên vật liệu đến nơi gia công, đến nơi sắp thi công, rải ống dọc theo tuyến mương, chở phụ tùng thiết bị đến vị trí lắp đặt v.v...)

Qua kinh nghiệm ta thấy, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cổng tác vận chuyển chiếm 25% giá thành xây dựng công trình. Nên việc tố chức hợp lí công tác vận chuyển là rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu trước các phương án vận chuyên nguyên vật liệu như:

  • Bảng thống kê khối lượng cần vận chuyển, vị trí nguyên vật liệu cần lấy và đặt.
  • Bản thiết kế kĩ thuật của công trình, bản vẽ về đường sá
  • Tài liệu về nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Sau khi nghiên cứu kĩ các tài liệu trên, ta mới quyết định được.
  • Phương tiện vận chuyển : cơ giới hay thủ công.
  • Công cụ vận chuyển : loại công cụ gì, trọng tải, khối lượng.
  • Tính giá thành vận chuyển.
  • Khối lượng công cụ.

Khi vận chuyển cần bảo đảm : Chuyên chở đến công trường đúng kế hoạch (trình tự, số lượng) ; Đe nguyên vật liệu vào đúng chỗ quy định trong mặt bằng thi cổng với bán kính hoạt động 25-30m (không lớn hơn l00m) ; bảo đảm đúng quy cách, chất luợng và phải được kiểm tra đầy đủ ; chọn phương tiện vận chuyển thích hợp (cơ giới, bán cơ giới, thủ công).

2. Đào mương và xuống ống

  1. Đào mương:
  • Đào mương để đặt ống phải bằng phẳng đúng cao trình độ dốc và tim tuyến ống thiết kế.Thành mương phải bảo đảm chắc chắn, không bị sụt lở trong quá trình thi công.
  • Thành mương có độ dốc lớn hay nhỏ, tùy thuộc vào chất đất, độ sâu đáy mương, khi mương sâu quá thì phải đào dật cấp, độ dốc thành mương có thể xem bảng (7.1).

Bảng 7.1. Độ dốc muơng (ta-luy) phụ thuộc vào loại đất

Loại đất

Độ dóc ta-luy

h < 3m

3 < h < 6

Đất bồi, cát, sỏi, cuội

1:1,25

1 :1,50

Cát pha sốt

1: 0,67

1: 1,00

Sét pha cát

1: 0,67

1: 0,75

Sét đất thịt

1: 0,50

1: 0,67

Đá tảng, vỡ

1: 0,10

1:0,25

Đá phiến, liền

1: 0,00

1: 0, 10

Bảng 7.2. Kích thước mương và hố xảm

Kích thước công tác

Dung tích hố xảm (m3)

B (mm)

A (mm)

(mm)

(mm)

75

500

250

600

500

0,08

100

500

250

600

500

0,08

150

600

300

600

500

0,11

200

700

350

600

500

0,17

250

800

450

600

500

0,25

300

900

500

900

750

0,47

350

1000

500

900

750

0,54

400

1100

500

900

750

0,62

450

1200

500

900

750

0,67

500

1300

500

900

750

0,77

600

1400

600

1200

1000

1,25

700

1500

600

1200

1000

1,33

800

1600

600

1200

1000

1,40

900

1700

600

1200

1000

1,48

1000

1800

600

1200

1000

1,55

1100

1900

600

1200

1000

1,69

1200

2000

600

1200

1000

1,69

Chú ý: Không được đào mương theo kiểu hàm ếch

- Nếu đất xấu, hay bị sụt lở và cần làm mương thành đứng thì phải ghép ván khuôn để chống. Đất đào lên đổ một ít ở hai mép mương để làm con trạch ngăn nước mưa, còn chủ yếu đổ cách mép mương < 0,5m

- Nếu chỗ đào mương có nước ngầm thì có thể đặt ống để rút đi, bên trên có thể đào rãnh con để tháo nước mưa.

b, Cách vạch tuyến mương, đào và kiểm tra

- Dựa vào vị trí các cọc mốc (mặt cắt ngang) có sẵn để xác định cọc tim ống. Dùng vôi, vạch đường giới hạn 2 mép mương.

- Dựa vào cốt tại các cọc mốc để suy ra cốt tương ứng các điểm trên đáy mương. Vừa đào mương, vừa kiểm tra, tránh đào quá dài.

- Ở những nơi đất thông thường, chỉ đào trên cốt yêu cầu 5cm, sau đó dùng đầm đầm lún xuống đến cốt thiết kế.

- Song song với đào mương nên tiến hành kiểm tra tuyến mương bằng cách êóng ngựa và tê cố định lên 2 đầu đoạn mương thẳng sao cho mốc trên tê cố định nằm trên đường thẳng song song với đẩy mương và trong mặt phẳng thẳng đứng qua tim tuyến ống. Nếu đoạn ống quá dài thì có thể đóng thêm cấc ngựa ở giữa.

- Kiểm tra lại lần cuối cùng cốt, độ dốc, độ phẳng... mương bằng tê di động, sửa chữa lại những chỗ sai sót, đầm lún chỗ nhô cao, đố cát đen đầm kĩ chỗ thấp.

- Đánh dấu vị trí hố xảm và đào những hố cần thiết cho thi công ngay, không nên đào sẵn quá nhiều hố xảm vì có thể sai vị trí. Không nên đào mương truớc nhiều ngày so với xảm ống để tránh bị mưa phá huỷ. Nếu vì lí do đặc biệt, phải đào trước thì bớt lại bề dầy đáy mương 10 - 20 cm để đào sau.

c, Hạ ống xuống mương

- Sau khi đào, kiểm tra mương, làm sạch ống đã rải dọc theo mương, đổ bê tông lót đáy mương (nếu có) ta tiến hành hạ ống xuống mương.

- Có hai biện pháp hạ ống: Biện pháp cơ giới, bán cơ giới như dùng cần trục, giá 4 chân, tó, tời... và biện pháp thủ công : ống nhỏ thì khiêng hạ trực tiếp, ống to dùng 2 cọc cố định kết hợp với dây chão và đòn bẩy. cần chú ý: không nên lăn ống xuống trực tiếp, phải có ván nghiêng. Các loại ống nhỏ (d < 100), có thể xảm nối trên bờ 2 - 3 ống rồi hạ xuống mương vừa dễ dàng vừa tiết kiệm. Hạ ống đến đâu, lắp tạm đến đó.

3. Đặt ống và nối ống

- Nội dung bước thi công này là đặt ống vào đúng vị trí và xảm nối các mối nối giữa các ống lại với nhau.

- Đặt ống, có thể bằng cơ giới hoặc thủ công kết hợp với lúc xuống ống. Chú ý khi dùng đòn bẩy để đẩy ống theo chiều dọc phải có thanh gỗ lót giữa đòn và đầu ống để tránh sứt đầu ống.

- Chèn cố định miệng bát bằng hòn chèn, kết hợp với công tác kiểm tra khe hở. tim ống và cốt đáy ống.

4. Ngâm, thử áp lực đường ống

Mục đích là kiểm tra chất lượng các mối nối bằng áp lực nước.

  1. Ngâm ống: Sau khi xảm xong đoạn ống cần thử áp lực (thường giữa hai hố van hay trên đoạn ống thẳng có chiều dài 100m), ta bịt kín đầu ống và cho nước vào đầy ống, ngâm1/2 đến 3 ngày tùy loại ống, đê nước ngấm vào các lỗ rỗng nhỏ của ống và mổ nối, làm như vậy thử áp lực mới được chính xác.
  1. Thử áp lực: Công tác này tiến hành sớm nhất là sau khi xảm mối nối cuối cùng 48 giờ, đáy mương phải khô ráo, 2 đầu đoạn ống có giá đỡ, gối tựa chống áp lực chắc chắn. Yêu cầu giữ áp suất thử trong đường ống từ 10 - 15 phút cho phép giảm áp suất < 0,5atm.

Áp suất thử quy định như sau:

  • Ông gang : Pct < 5atm Pth = 2Pct

Pct > 5atm Pth = Pct + 5 atm

  • Ống thép : d < 450 Pth = l,4Pct Không nhỏ hơn 10 atm

d > 450 Pth = l,25 Pct

  • Ống bê-tông cốt thép: Pth = pct + 2atm.

5. Lắp thiết bị và xây hô van

Tiến hành sau khi thử áp lực . Lắp thiết bị và phụ tùng nối phải cẩn thận, nếu không sẽ phải thử lại áp lực lần nữa. Đáy hố van làm trước, thành hố xây sau so với lắp thiết bị. Thành hố có thể xây gạch, đổ bê- tông, lắp ghép.

6. Lấp ống, rửa, khử trùng và bàn giao

  1. Lấp ống-. Cống tác này có ẳnh hưởng đến chất lượng đường ống vì vô ý sẽ làm cho ống bị chệch gẫy, dập vỡ. Có 2 cách lấp thủ công và lấp bằng máy.
  • Lấp theo thủ công: Sau khi đã tháo cạn nước đáy mưong, đầm cát đen dưới đáy ống ta bắt đầu lấp ống. Đất dùng để lấp không lần gạch đá, phải lấp đều hai bên sườn ống và lèn chặt. Khi lấp kín thân ống thì lấp dần từng lớp 20 - 30 cm đầm chặt cho đến khi dầy mương. (Đỉnh ống đầm gỗ, hai bên đầm sắt). Sau một tuần sẽ lấp lại chỗ lún và hàn lại mặt đường (nếu cần).
  • Lấp bằng máy: Từ dưới đến cao hơn đỉnh ống 30cm vẫn lấp theo thủ công (trình tự như trên). Sau đó dùng máy ủi gạt đất lấp dầy mương rồi dùng xe lu loại nhẹ để đầm đất, xe chạy dọc theo mương. Phương pháp này áp dụng cho ống cỡ lớn và chôn sâu.
  1. Rửa và khử trùng ống: Bơm nước tương đối sạch chảy qua trong ống với v=2m/s, nước cuốn theo bùn bẩn ra ngoài đến khi kiểm tra thấy sạch thì thôi. Nếu ổng dùng để dẫn nước vô trùng thì phải khử trùng bằng cách ngâm ống bằng nước clo 20-30mg/JỈ ít nhất 24 giờ, độ clo thừa không nhỏ hơn 0,lmg/l, sau đó xả bỏ nước clo và rửa tráng bằng nước sạch.
  1. Bàn giao công trình: Trong quá trình thi công, có những sự cố, diễn biến, thay đổi cần phải được ghi lại và lưu vào hồ sơ thiết kế. Khi hàn giao công trình đã thi công hoàn toàn cho bên A, cần bàn giao từng phần, từng công tác, chi tiết, phải có biên bản bàn giao và bản vẽ hoàn công. Cuối cùng là công tác quyết toán toàn bộ công trình.

7.7. THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ

7.7.1. Hồ sơ thiết kế

Thi công đường ống nước trong nhà cần có những hồ sơ thiết kế sau :

1. Bản vẽ kĩ thuật: Bình đồ, mặt bằng công trình thi công và các công trình liên quan (đường ống cấp, thoát ngoài nhà...). Sơ đồ phối cảnh hệ thống, vị trí các thiết bị vệ sinh. Các mặt cắt chi tiết (ống qua tường, sàn móng, xí, tiểu v.v...)

2. Bản thuyết minh kĩ thuật tính toán, kích thước.

3. Bản khối lượng, tiên lượng dự toán...

  • Công tác chuẩn bị
  • Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập biện pháp, kế hoạch tiến độ thi công.
  • Kết hợp bên xây, đề ra những tiến độ và các biện pháp thi công được sát và hợp lí.
  • Chuyên chỏ nguyên vật liệu đến vị trí.
  • Gia công nguyên vật liệu.
  • Chuẩn bị nhân lực.

7.7.3. Thi công hệ thống cấp nước trong nhà

1. Thi công điểm lấy nuớc giữa đường ống cáp nước ngoài nhà và đường ống dẫn nước vào nhà hoặc nhóm nhà :

  1. Dùng tê EUB kết hợp ống lồng, xảm mối nối hằng chì (hình11)

- Trình tự thi công khi lắp bằng tê EUB: Chuẩn bị nguyên vật liệu : ống, dây đay, ximăng, chì, bi-tum, búa, đục, cưa,...; chuẩn bị công tác an toàn lao động, giao thông, đào mương đánh dấu chỗ định nối; dùng đục, cưa sắt để cắt ống; khi cắt gần đứt ống đóng van khoá hai đầu đoạn ống cấp nước thành phố, tiếp tục cắt đứt hẳn, lắp măng-xông; lắp tê EUB, xảm mối nối bằng chì, lắp van khoá đầu ống nhánh. Thi công tiếp phần còn lại đường ống vào nhà.

Đặc điểm phương pháp thi công dùng EUB là phải cắt nước ống chính trong khi thi công

  1. Dùng đai khởi thuỷ

Hình vẽ 4.7, chương IV, cấp nước trong nhà. Trình tự và phương pháp thi công như sau:

Nối cống bằng phương pháp xảm là gì năm 2024

Hình 7.11 Sơ đồ bắt ống nhánh vào nhà

  1. Dùng đai khởi thuỷ

Hình vẽ 4.7, chương IV, cấp nước trong nhà. Trình tự và phương pháp thi công như sau:

  • Dùng đục hoặc khoan đục ống, kích thước lỗ đục phù hợp với kích thước ống nhánh đường kính lỗ đục không được lớn quá 1/3 đường kính ống chính.
  • Khi đục gần thủng, lắp đai khởi thuỷ và van khoá vào, tiếp tục đục thủng hẳn, đóng van khoá và thi công tiếp đoạn ống vào nhà.
  • Đặc điểm phương pháp thi công dùng đai khởi thuỷ là không phải cắt nước đường ống chính trong khi thi công.

1. Thí công mạng lưới cấp nuớc trong nhà

  1. Một số điều cần chú ý :
  • Kết hợp với bên xây chừa lỗ ống chui qua tường, đặt móc đỡ giữ ống tránh đục phá.
  • Có kế hoạch biện pháp thi công thích hợp
  1. Trình tự và phương pháp thi công
  • Chuẩn bị tốt phương tiện thi công, nghiên cứu kĩ bản vẽ thiết kế.
  • Dùng phấn mầu đánh dấu vị trí tuyến ống đi dọc theo tường, trần nhà, vị trí ống chui qua tường, sàn nhà.
  • Kết hợp giữa kích thước trong bản vẽ và kích thước đo thực tế để tiến hành cắt, ren ống.
  • Thi công ống đứng trước ống nhánh sau. Trường họp óng nhánh dài có thể thi công từ đầu Ống nhánh lại, nối óng nhánh với ống đứng bằng răc-co.
  • Trong thi công có thể lắp các chi tiết với ống thành từng cụm sau đó lắp tổng hợp các cụm với nhau.
  • Sau khi lắp xong mạng lưới cấp nước tiến hành thử thuỷ lực: đóng các vòi, van lấy nước, dùng bơm nước vào mạng ống (thường được lắp bơm vào vị trí van xả cặn) hoặc có thể lợi dụng áp lực đường ống thành phố để thử áp lực. Áp lực thử bằng áp lực công tác + 5at nhưng không lớn quá l0at.
  • Khi bơm đến áp lực thử đê 10 phút theo dõi đồng hồ áp lực giảm không quá 0,5at thì đạt yêu cầu.
  • Thử áp lực đã đạt yêu cầu tiến hành các thủ tục nghiệm thu và bàn giao.

7.7.4 Thi công hệ thống thoát nước trong nhà

1. Thi công ống xả

  • Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, tiến hành thi công tương tự như thi công đường ống ngoài nhà.
  • Chú ý đảm bảo độ dốc thoát nước, ở vị trí ống xả qua tường phải chừa lỗ :

2. Thi công mạng lưới thoát nước trong nhà

  • Thi công ống đứng trước ống nhánh sau.
  • Chú ý đảm bảo độ dốc thoát nước cho ống nhánh, neo giữ ống chắc chắn.
  • 2cảm ống thoát nước : ống gang thoát nước xảm dây đay dầu + vữa xi măng mác 50; với ống sành xảm 1/2 mối nối dây đay thô + 1/2 mối nối vữa xi măng 50# .

3. Lắp các thiết bị vệ sinh

  • Kết hợp với bên xây chừa lỗ, chừa mấu gắn thiết bị
  • Tiến hành lắp các thiết bị.
  • Chú ý bảo đảm độ thăng bằng và độ kín của các thiết bị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Giáo trình cấp nuớc - Dùng cho chuyên ngành cấp thoát nước và ngành quy hoạch đô thị - Trường Đại học Xây dựng - Hà Nội, 1971
  2. Giáo trình cấp nuức dân dụng và công nghiệp - Dùng trong các trường Trung học kĩ thuật xây dựng - Nhà xuất bản Xây dựng, 1980
  3. Giáo trình thoát nước đô thị - Dùng cho học sinh Trung học chuyên ngành cấp thoát nước - Nhà xuất bản Xây dựng 1979 .
  4. Giáo trình cấp thoát nuớc - Dùng cho các ngành Xây dựng, Kiến trúc đô thị, Thông gió. Kinh tế xây dựng hệ dài hạn, chuyên tu và tại chức - Trường Đại học Xây dựng 1982.
  5. Giáo trình đào tạo công nhân lắp ống - Vụ Đào tạo xuất bản năm 1972.
  6. Tiêu chuẩn xây dựng QTXD 66-77 - Nhà xuất bản Xây dựng 1980
  7. Tiêu chuẩn Xây dựng QTXD 76-79
  8. Giáo trình cấp thoát nước trong nhà - Dùng trong cấc trường Trung học kĩ thuật xây dựng - Nhà xuất bản Xây Dựng 1979. Giáo trình cấp thoát nước - Dùng cho sinh viên Đại học chuyên ngành Kiến trúc và Xây dựng - Nhà xuất bản Xây dựng 1993