Hành pháp và lập pháp là gì năm 2024

Như vậy, hành pháp là một trong ba chức năng của nhà nước, cùng với quyền lập pháp và quyền tư pháp hợp thành quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Hành pháp và lập pháp là gì năm 2024

Thế nào là hành pháp? Cơ quan nào thực hiện quyền hành pháp? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào thực hiện quyền hành pháp?

Căn cứ Điều 94 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 94.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Theo đó, tại Điều 98 Hiến pháp 2013 cũng quy định:

Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
...

Do đó, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Như vậy, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam, lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật

Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Tại Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định nhiệm vụ, quyền hạn Thủ tướng Chính phủ như sau:

- Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;

- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;

- Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

- Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Nhiệm kỳ Chính phủ dài hơn nhiệm kỳ Quốc hội đúng không?

Theo Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định vị trí, chức năng của Chính phủ như sau:

Vị trí, chức năng của Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Căn cứ vào Điều 3 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm kỳ Chính phủ như sau:

Nhiệm kỳ của Chính phủ
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Theo đó, tại Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội như sau:

Nhiệm kỳ Quốc hội
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

Như vậy, nhiệm kỳ Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Nhưng khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Hành pháp lập pháp và tư pháp là gì?

Hành pháp: là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập. Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.

Hành pháp và hành chính khác nhau như thế nào?

Hành chính là chấp hành và điều hành chính sách, gắn với hoạt động tác nghiệp mang tính mệnh lệnh quyền uy của quản lý nhà nước. Hành pháp là khởi xướng, hoạch định xây dựng chính sách mang tính chủ động gắn liền với hoạt động của các chính khách ở tầm quốc gia.

Lập pháp do ai ban hành?

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động nhà nước (Điều 83 của Hiến pháp 1992).

Hành pháp có nghĩa là gì?

Hành pháp là thi hành theo hiến pháp, dựa trên hiến pháp để soạn hoặc ban bố luật và thực hiện theo luật. Đại diện cho hành pháp là Chính phủ, người đứng đầu là Tổng thống/Chủ tịch nước.