Những kim loại nào tác dụng được với h2so4 loãng năm 2024

Axit sunfuric loãng không tác dụng được với các kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học như Cu, Ag, Au, ….

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Hóa học lớp 9 hay và chi tiết khác:

  • Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội
  • Nêu các tính chất hóa học của bazơ
  • Chất chỉ thị màu axit, bazơ là gì
  • Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là
  • Theo độ tan trong nước, bazơ được phân chia thành mấy loại
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng được với H2SO4 loãng là

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng được với H2SO4 loãng là

  1. K, Na, Al, Ag.
  1. Zn, Mg, Na, Al.
  1. Na, Al, Cu, Mg.
  1. Na, Fe, Cu, K, Mg.

Đáp án B

HD:

Ở đáp án A có Ag không phản ứng với H2SO4 loãng.

Ở đáp án B: Zn, Mg, Na, Al đều phản ứng với H2SO4 loãng tạo muối và giải phóng H2.

Ở đáp án C và D có Cu không phản ứng với H2SO4 loãng.

→ Đáp án B.

Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

Kim loại tác dụng được với H2SO4 loãng

Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến Kim loại tác dụng với H2SO4 loãng nằm trong nội dung bài học Hóa học 9. Thông qua tài liệu này, các em cũng nắm được tính chất hóa học của kim loại, kèm các câu hỏi liên quan giúp các em nắm vững kiến thức được học hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

\>> Mời các bạn tham khảo thêm câu hỏi liên quan:

  • Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng
  • Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là
  • Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
  • Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng
  • Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng
  • Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là

Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

  1. Fe, Cu, Mg
  1. Zn, Fe, Cu
  1. Zn, Fe, Al.
  1. Fe, Zn, Ag

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng là kim loại mạnh đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Do đó đáp án đúng Đáp án C

Đáp án A, B loại vì có Cu

Đáp án D loại vì có Ag

Đáp án C

Tính chất hóa học của kim loại

Tác dụng với phi kim

1. Với oxi

Nhiều kim loại phản ứng được với oxi tạo thành oxit.

3Fe + 2O2 Fe3O4

Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxi

2. Với lưu huỳnh

- Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua [=S]

2Al + 2S Al2S3

3. Phản ứng với clo

Nhiều kim loại phản ứng được với clo tạo thành muối clorua [-Cl]

2Fe + 3Cl2 2FeCl3

Tác dụng với axit

Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng [chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng]

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Dung dịch HNO3 đặc, loãng, H2SO4 đặc

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Tác dụng với dung dịch muối

Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước

Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.

2Al + 3FeSO4 → Al2[SO4]3 + 3Fe

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Dãy nào dưới đây gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg?

  1. ZnCl2, Fe[NO3]2 và CuSO4
  1. CaCl2, NaCl và Cu[NO3]2
  1. CaCl2, NaNO3 và FeCl3
  1. Ca[NO3]2, FeCl2 và CuSO4

Câu 2. Cho các chất: AlCl3, HCl, H2SO4, Ba[OH]2. Dùng hóa chất nào để nhận biết các dung dịch trên?

  1. Na.
  1. I2.
  1. dung dịch Cl2.
  1. dung dịch HCl.

Xem đáp án

Đáp án A

Dùng Na cho vào các ống nghiệm:

+ Thấy có kết tủa keo trắng đó là AlCl3

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.

NaOH + AlCl3 → NaCl + Al[OH]3↓.

+ không có hiện tượng là HCl, H2SO4, Ba[OH]2.

Cho AlCl3 vào các dung dịch thấy có kết tủa trắng là Ba[OH]2 còn lại HCl, H2SO4.

AlCl3 + Ba[OH]2 → BaCl2 + Al[OH]3↓.

Dùng Ba[OH]2 nhỏ vào dung dịch còn lại thấy có kết tủa là H2SO4 còn lại là HCl.

Ba[OH]2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O.

Câu 3. Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

  1. Na, Fe, Ca
  1. Na, Ca, Li
  1. Na, Li, Mg
  1. Na, li, Fe

Câu 4. Để phân biệt 3 kim loại Fe, Mg và Al cần dùng

  1. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH
  1. H2O và dung dịch HCl
  1. Dung dịch NaOH và H2O
  1. Dung dịch CuCl2 và H2O

Xem đáp án

Đáp án A

Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào từng mẩu kim loại :

Mẩu kim loại tan dần và xuất hiện khí: Al

Không hiện tượng gì là nhóm Fe; Mg [1]

Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào từng mẩu kim loại ở nhóm [1] gồm Fe; Mg :

Mẩu kim loại tan dần, xuất hiện khí và dung dịch có màu trắng xanh: Fe

Mẩu kim loại tan dần, xuất hiện khí và dung dịch không màu: Mg

Phương trình hóa học

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 +H2

Mg + 2HCl → MgCl + H2

Câu 5. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:

  1. Sủi bọt khí, đường không tan.
  1. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
  1. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
  1. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.

Xem đáp án

Đáp án C

H2SO4 đặc có tính háo nước sẽ than hóa đường saccarozo [màu đen xuất hiện]:

C12H22O11 → 12C + 11H2O

Sau đó: C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O [Có khí CO2, SO2 thoát ra]

Câu 6. Nhôm tác dụng được với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng vì:

  1. Nhôm là kim loại.
  1. Nhôm có tính dẻo nên dễ tác dụng với axit.
  1. Nhôm có lớp oxit mỏng.
  1. Nhôm là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.

Xem đáp án

Đáp án D

Nhôm tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng vì nhôm là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.

Câu 7. Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau:

  1. H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
  1. H2SO4 + Fe[OH]2 → FeSO4 + 2H2O
  1. 4H2SO4 +2FeO → Fe2[SO4]3 + SO2 + 4H2O
  1. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2[SO4]3 + 3SO2 + 6H2O

Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?

  1. [a]
  1. [c]
  1. [b]
  1. [d]

Xem đáp án

Đáp án C

Phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là phản ứng thể hiện tính axit [tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối], kim loại không thể từ số oxi hóa thấp lên số oxi hóa cao nhất.

H2SO4 loãng không tác dụng với phi kim => Loại A

Ở đáp án C, D ta thấy Fe từ số oxi hóa 0 và +2 lên số oxi hóa +3 => Không thể là H2SO4 loãng

\=> PTHH trong đó H2SO4 loãng là:H2SO4 + Fe[OH]2 → FeSO4 + 2H2O.

Câu 8. Dẫn từ từ đến dư khí H2S qua dung dịch X chứa NaCl, NH4Cl, CuCl2 và FeCl3 thu được kết tủa Y gồm

  1. CuS và FeS.
  1. CuS và S.
  1. CuS.
  1. Fe2S3 và CuS.

Xem đáp án

Đáp án B

Phương trình hóa học

H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl ;

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S↓

→ Y gồm : CuS, S

------

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Hóa 9, Giải SBT Hóa 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Phương trình phản ứng Hóa học, Lý thuyết Hóa học 9 được cập nhật trên VnDoc để học tốt môn Hóa học 9 hơn.

H2SO4 loãng không tác dụng được với gì?

Axit Sunfuric loãng, trong trạng thái này, thường không có tác dụng đáng kể với các kim loại nằm sau hydro [H] trong dãy hoạt động hóa học, như đồng [Cu], bạc [Ag], và vàng [Au].

Tại sao Cu không tác dụng được với H2SO4?

Kim loại đồng là một kim loại yếu thuộc nhóm B trong bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học và đứng sau Hidro trong dãy điện hoá của kim loại; do đó ở điều kiện bình thường, Cu không tác dụng với axit sunfuric H2SO4 loãng.

H2SO4 loãng tạo ra gì?

H2SO4 loãng là một axit mạnh, có đầy đủ các tính chất hóa học chung của một axit: - Axit sunfuric loãng làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. - Axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại [đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học] tạo thành muối sunfat và giải phóng hiđro.

H2SO4 loãng ra khí gì?

Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học phản ứng với HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2.

Chủ Đề