Nhức mắt phải làm sao

Nhức mắt là tình trạng phổ biến, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và làm suy giảm chất lượng công việc của người bệnh. Theo các chuyên gia Nhãn khoa, tình trạng nhức mắt kéo dài còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy bị nhức mắt nguyên nhân do đâu? Làm sao để khắc phục? Cùng chuyên gia Wit-Ecogreen tìm câu trả lời chi tiết dưới đây nhé!

Khi bị nhức mắt nhiều người chỉ mong muốn chấm dứt sớm tình trạng khó chịu này mà ít người quan tâm đến độ nguy hiểm và căn nguyên gây bệnh. Tình trạng có thể cải thiện nếu nguyên nhân xuất phát từ việc học tập và làm việc quá căng thẳng. Tuy nhiên, nếu dành nhiều thời gian để mắt thư giãn, nghỉ ngơi và giảm tải áp lực công việc tình trạng nhức mắt vẫn kéo dài rất có thể bạn gặp phải một trong các nguyên nhân sau (1):

Nhức mắt do có dị vật trong mắt

Mắt là bộ phận rất dễ bị tổn thương nên chỉ cần một dị vật nhỏ như hạt cát, hạt bụi hay côn trùng nhỏ bay vào mắt đều gây khó chịu, nhức mắt, mỏi mắt,  đau mắt, đỏ và chảy nước mắt.

Nếu dị vật là hạt cát, hạt bụi hay côn trùng nhỏ bạn có thể loại bỏ dễ dàng bằng nước sạch. Tuy nhiên, nếu dị vật là mảnh sỏi, mảnh thủy tinh… bạn lưu ý không nên dụi mắt vì có thể gây ra tổn thương cho mắt, với trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ Nhãn khoa để được hỗ trợ lấy dị vật ra một cách an toàn.

Nhức mắt do viêm kết mạc

Kết mạc là lớp màng mỏng trong suốt và có chứa các mạch máu, nằm phía trước của mắt và mặt dưới của mí mắt. Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh mắt đỏ là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng kết mạc làm cho mí mắt sưng đỏ, kích thích niêm mạc mí mắt với các triệu chứng như: mắt bị nhức, đỏ, sưng, tiết dịch, chảy nước mắt và nhiều ghèn…

Bệnh viêm kết mạc có thể điều trị dễ dàng bằng các loại thuốc nhỏ mắt do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát và có thể lây từ người này sang người khác, tạo thành dịch.

nhức mắt

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mắt, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng điều trị hiệu quả

Nhức mắt do kích ứng với kính áp tròng

Vì kính áp tròng mềm và có đặc tính ngậm nước nên thường chứa cả các tác nhân hóa học gây mẫn cảm. Do đó, việc đeo kính áp tròng thường xuyên hoặc sai cách có nguy cơ giảm cảm giác và có các phản ứng dị ứng với độc chất. Ngoài ra, đeo kính áp tròng có thể gây kích ứng mắt, khô mắt do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc chất lượng nước mắt kém khiến bạn gặp phải các tình trạng như bị nhức mắt, cộm xốn, khó chịu, mắt mờ nhất là vào cuối ngày.

Nhức mắt do mòn giác mạc

Khi bị dị vật hoặc cảm thấy ngứa mắt, quán tính đầu tiên mà mọi người thường làm là đưa tay dụi mắt. Tuy nhiên, thói quen này có thể làm trầy xước giác mạc, tổn thương niêm mạc giác mạc của mắt và gây mài mòn giác mạc.

Nếu bị mài mòn giác mạc, bạn sẽ thấy rất đau đớn. Bạn có thể nhạy cảm với ánh sáng, tầm nhìn mờ, mắt bị nhức, cộm xốn, chảy nước mắt…()

Nhức mắt do chấn thương mắt

Tai nạn giao thông, tai nạn khi sinh hoạt, chơi thể thao, bị bỏng mắt do hóa chất, tổn thương mắt do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím của mặt trời… là những nguyên nhân khiến mắt bị chấn thương và gây nên các triệu chứng khó chịu ở mắt như nhức mắt, đau mắt, bỏng rát hoặc cộm trong mắt, tụ máu bầm hoặc chảy máu trong mắt, chảy nhiều nước mắt, giảm tầm nhìn, mờ mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng…

Nhức mắt do viêm bờ mi

Viêm bờ mi mắt là tình trạng viêm biểu bì của bờ tự do của mi và ảnh hưởng đến mi mắt. Có nhiều nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt như: do cơ địa, nhiễm khuẩn, dị ứng, do tụ cầu, do nấm… Các triệu chứng viêm bờ mi thường gặp như chảy nước mắt, đỏ mắt, nhức mắt, cảm giác có sạn ở bên trong mắt, mi mắt ngứa và sưng đỏ.

Nhức mắt do bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa trên thế giới, chỉ đứng sau đục thủy tinh thể. Bệnh này xảy ra khi áp lực thủy tinh thể ở bên trong nhãn cầu tăng lên sẽ tạo áp lực lên mắt, làm tổn thương đến các dây thần kinh gây mất thị lực, thậm chí mù lòa.

Triệu chứng phổ biến của bệnh tăng nhãn áp như mắt đỏ, nhức mắt, đau đầu, buồn nôn, nhìn hình ảnh bị nhạt nhòa, nhãn cầu căng cứng như hòn bi, chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Một số trường hợp nặng có thể gây đau nhức mắt đột ngột, dữ dội, đau lan lên cả đỉnh đầu.

Nhức mắt do viêm màng bồ đào

Màng bồ đào là nơi chứa hầu hết các mạch máu của mắt. Viêm màng bồ đào là tình trạng sưng và viêm bên trong cả mắt. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm bồ đào như viêm nhiễm (nhiễm nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus), nhiễm độc, viêm màng bồ đào do tự miễn, chấn thương trực tiếp ở mắt…

Viêm màng bồ đào gây ra một số triệu chứng như: đỏ mắt, nhìn mờ, cảm giác như nhìn qua màn sương, đau nhức mắt, nhìn thấy nhiều bóng đen (hiện tượng ruồi bay)…

nguyên nhân mắt bị nhức

Đỏ mắt, nhìn mờ, đau nhức mắt, nhìn thấy nhiều bóng đen là triệu chứng thường thấy của bệnh viêm màng bồ đào

Nhức mắt do viêm dây thần kinh thị giác

Viêm dây thần kinh thị giác (hay còn gọi là viêm thị thần kinh) đây là hiện tượng viêm, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mãn tính xảy ra trên dây thần kinh thị giác (cũng có thể ở một phần hoặc toàn bộ dây thần kinh), cụ thể là các dây thần kinh thị giác – bó sợi thần kinh truyền thông tin hình ảnh từ mắt đến não bị tổn thương do tình trạng viêm gây nên.

Bệnh thường xảy ra ở 1 bên mắt với các triệu chứng đặc trưng như đau nhức mắt, mất thị lực tạm thời, giảm nhận thức về màu sắc, có thể nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy hoặc chớp sáng khi mắt chuyển động…

Nhức mắt do đau nửa đầu

Đau nửa đầu là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề ở hệ thần kinh, tuần hoàn máu hoặc não bộ. Đau nửa đầu thường xảy ra một cách đột ngột và dữ dội đi kèm với các triệu chứng như nhức mắt, buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu, nhức mắt như căng thẳng, stress trong thời gian dài, thiếu ngủ, mất ngủ, thần kinh não bị rối loạn, nội tiết tố biến động (thường gặp ở phụ nữ từ 30-50 tuổi), sử dụng nhiều chất kíchthích như rượu bia, thuốc lá... Đau nửa đầu kéo dài thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị nhức mắt kèm các triệu chứng nguy hiểm dưới đây bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả (3):

  • Đau nhức mắt nghiêm trọng, kéo dài trên 2 tuần
  • Nhức mắt, đau mắt do chấn thương hoặc tiếp xúc với hóa chất hoặc ánh sáng
  • Đau mắt, nhức mắt kèm triệu chứng mắt nhìn mờ, nhòe
  • Nhức đau mắt và mất thị lực đột ngột

Điều trị tình trạng nhức mắt như thế nào?

Nếu cơn nhức mắt, đau mắt kéo dài bạn đừng cố chịu đựng hoặc tự ý dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc nhỏ mắt. Việc làm quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu là đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, đúng phương pháp(4).

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân bằng nhiều kỹ thuật chuyên sâu như kiểm tra thị lực, soi đáy mắt, xét nghiệm máu, chụp CT sọ não, MRI sọ não, chụp mạch, siêu âm, ghi điện thế kích thích thị giác… Sau khi xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết và hiệu quả nhất.

điều trị nhức mắt

Để xác định chính xác nguyên nhân gây tình trạng mắt bị nhức bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau

Tham khảo : Cách trị nhức mắt, mỏi mắt hiệu quả tại nhà

Biện pháp phòng ngừa tình trạng nhức mắt

Mắt là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài nên rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và mắc bệnh. Do đó, để phòng tránh được hiện tượng nhức mắt nói riêng và các bệnh về mắt nguy hiểm nói chung bạn cần “bỏ túi” những biện pháp sau:

  • Xây dựng thói quen làm việc, học tập, nghỉ ngơi cân đối, khoa học
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, du lịch, khám phá thế giới cùng bạn bè, người thân
  • Ngủ đủ (7-8h mỗi ngày), hạn chế thức khuya, làm việc quá sức để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn, từ đó phòng tránh được hiện tượng nhức mắt
  • Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng, tivi…
  • Nếu sử dụng máy tính, điện thoại thường xuyên cần áp dụng quy tắc 20:20:20, cụ thể cứ sau 20 phút sử dụng các thiết bị điện tử sẽ cho mắt nghỉ ngơi 20 giây và đưa mắt nhìn xa 20 feet (khoảng 6m)
  • Thỉnh thoảng massage nhẹ nhàng giúp vùng mắt và vùng đầu được thư giãn

phòng ngừa bị nhức mắt

Thỉnh thoảng massage nhẹ nhàng để giúp vùng mắt được nghỉ ngơi, thư giãn

  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có ga, cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Khám sức khỏe tổng quát và khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý có liên quan đến hiện tượng nhức mỏi mắt

Đặc biệt, để đôi mắt luôn sáng khỏe tinh anh và làm chậm quá trình thoái hóa của mắt các chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo nên chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt dành cho mắt như tinh chất Broccophane thiên nhiên (có trong viên uống bổ mắt Wit) giúp tăng Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể (2 bộ phận quan trọng nhất của mắt).

Nhờ đó giúp tăng cường thị lực, giảm mờ và nhòe mắt; bổ sung các dưỡng chất, hoạt chất sinh học tự nhiên hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các triệu chứng khó chịu ở mắt như khô mắt, nhức mắt, đau mắt, chảy nước mắt sống, đồng thời phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm ở mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… cho đôi mắt sáng khỏe từ bên trong.

tinh chất broccophane

Tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, từ đó cải thiện các triệu chứng khó chịu ở mắt như nhức mắt, mỏi mắt, mờ mắt, chảy nước mắt sống

Khi gặp phải tình trạng nhức mắt kéo dài bạn không nên chủ quan, đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tìm giải pháp khắc phục hiệu quả. Đồng thời, xây dựng lối sống, sinh hoạt, ăn uống khoa học. Đặc biệt, chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt như tinh chất Broccophane thiên nhiên tham gia vào việc bảo vệ, chăm sóc mắt từ bên trong được nhiều chuyên gia khuyến nghị.