Nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân trường học

Mục đích hoạt động thanh tra là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục. Vậy Ban thanh tra nhân dân là gì?

Ban thanh tra nhân dân là gì?

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân về việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy nội dung trên đã giải thích được khái niệm Ban thanh tra nhân dân là gì? theo quy định hiện nay.

Tiêu chuẩn để trở thành ban thanh tra nhân dân

Ngoài vấn đề Ban thanh tra nhân dân là gì? thì một nội dung cũng được rất nhiều người quan tâm đó là tiêu chuẩn để trở thành ban thanh tra nhân dân.

– Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.

– Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này.

Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

– Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân

Để hiểu rõ hơn về Ban thanh tra nhân dân là gì? cần nắm được nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 159/2016/NĐ-CP như sau:

– Giám sát cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 29 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;

– Xác minh những vụ việc do người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao;

– Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;

– Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

– Kiến nghị Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;

– Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định

Tổ chức của ban thanh tra nhân dân

– Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật thanh tra như sau:

+ Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu.

+ Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
+ Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm.

+ Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.

– Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban và các thành viên. Ban thanh tra nhân dân có từ 5 thành viên trở lên được bầu 1 Phó trưởng Ban.

– Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước là hai năm.

– Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức bầu ra. Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị người lao động bầu ra.

– Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước từ trung ương đến xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tổ chức công đoàn cơ sở.

Căn cứ quyền hạn, trách nhiệm của Công đoàn quy định tại Luật Công đoàn năm 2012, Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân [Nghị định số 159/2016/NĐ-CP]. Ban Chấp hành Công đoàn Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHNN-ĐHQGHN] hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân Trường như sau:

  1. TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN
  2. Phạm vi, đối tượng thực hiện

Ban Chấp hành công đoàn cơ sở [BCH công đoàn cơ sở] phối hợp với Hiệu trưởng thành lập Ban Thanh tra nhân dân Trường [Ban TTND] theo quy định tại Điều 72 Luật Thanh tra năm 2010 và khoản 2, 3 và 4 Điều 22 Nghị định  số 159/2016/NĐ-CP.

  1. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân

          Theo quy định tại Điều 23 Nghị định  số 159/2016/NĐ-CP và kết quả bầu tại Hội nghị công chức, viên chức Trường ngày 04/8/2020, Ban TTND có 5 thành viên.   Thành viên Ban TTND được bầu đại diện cho khối cán bộ, công chức, viên chức của các Phòng, Trung tâm, Khoa và các đơn vị trực thuộc Trường.

  1. HOẠT ĐỘNG BAN THANH TRA NHÂN DÂN.

Theo quy định tại Điều 75 Luật Thanh tra và Điều 34 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, BCH công đoàn Trường hướng dẫn hoạt động của Ban TTND theo các nội dung sau:

  1. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động:

– Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn Ban TTND quy định tại Điều 66, Điều 67 Luật Thanh tra ; Điều 27 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP; Nghị quyết Hội nghị công chức ,viên chức Trường và Nghị quyết BCH công đoàn cơ sở, Ban TTND xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cả nhiệm kỳ và từng năm.

– Khi xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động năm, đồng thời xây dựng dự toán kinh phí hoạt động. Căn cứ để xây dựng dự toán kinh phí theo quy định tại Thông tư số 63/2017/TTBTC này 19/6/2017 “Quy đinh về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban TTND”. 

– Chương trình, kế hoạch hoạt động phải được tập thể Ban TTND thảo luận, thống nhất và phải được BCH công đoàn Trường thông qua. Sau đó, gửi một bản cho BCH công đoàn cơ sở, một bản cho Hiệu trưởng biết để hỗ trợ, tạo điều kiện thực hiện.

BCH công đoàn cơ sở hướng dẫn Ban TTND xác định phạm vi giám sát và tổ chức giám sát theo quy định tại Điều 29 và Điều 31 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, trọng tâm hướng vào các việc sau đây:

2.1. Xác định phạm vi giám sát:

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP phạm vi giám sát của Ban TTND rất rộng và có nhiều nội dung. Để thực hiện nhiệm vụ giám sát có chất lượng, hiệu quả phù hợp trong điều kiện Ban TTND hoạt động kiêm nhiệm, phạm vi giám sát trước hết tập trung vào những nội dung sau đây:

– Những nội dung đã được Nghị quyết Hội nghị công chức viên chức Trường thông qua;

– Những vụ việc gây bức xúc trong cơ quan, đơn vị hoặc các hành vi vi phạm quyền, lợi ích của công chức, viên chức và người lao động tại Nhà trường.

– Những vụ việc liên quan đến hoạt động của đơn vị, liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động qua theo dõi, phản ánh phát hiện có dấu hiệu vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Nhà trường.

2.2. Tổ chức hoạt động giám sát:

Ban TTND thực hiện giám sát thông qua các hình thức, gồm:

– Tổ chức thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin phản ánh từ các nguồn: do cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phản ánh trực tiếp; qua hòm thư góp ý về các nội dung trong phạm vi giám sát; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung giám sát do người đứng đầu cung cấp. Ban TTND tổng hợp, phân tích đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế nội bộ để đánh giá việc thực hiện; đề xuất kiến nghị với người đứng đầu cơ quan xem xét giải quyết theo đúng trình tự quy định pháp luật. 

– Tiến hành cuộc giám sát theo chương trình, kế hoạch:

+ Xây dựng kế hoạch cuộc giám sát, gồm: Xác định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung giám sát; thời gian, địa điểm giám sát; Trưởng đoàn và thành viên tham gia giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát. Trường hợp các nội dung giám sát có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ mà thành viên Ban TTND không đáp ứng được thì đề nghị BCH Công đoàn Trường hoặc Hiệu trưởng mời chuyên gia thuộc lĩnh vực đó làm thành viên tham gia giám sát.

+ Ít nhất trước 5 ngày tiến hành cuộc giám sát, phải gửi kế hoạch cuộc giám sát đến BCH công đoàn Trường, Hiệu trưởng để chỉ đạo đối tượng được giám sát tạo điều kiện cho Ban TTND thực hiện nhiệm vụ.

+ Gặp gỡ người phụ trách, điều hành bộ phận được giám sát trao đổi về phạm vi nội dung giám sát; đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; phân công thành viên đọc, nghiên cứu tài liệu, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, quy chế, quy định của đơn vị liên quan đến nội dung giám sát; tiến hành trao đổi, đối thoại với người có trách nhiệm tại địa điểm giám sát để làm rõ vấn đề còn thiếu thông tin.

+ Lập báo cáo giám sát: Đánh giá mức độ việc chấp hành quy định pháp luật, quy định nội bộ; xác định mặt được, mặt tồn tại, thiếu sót về công tác quản lý, điều hành của bộ phận được giám sát; đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại. Nội dung báo cáo cuộc giám sát phải được ít nhất trên 70% thành viên tham gia cuộc giám sát tán thành. Báo cáo cuộc giám sát kèm bản kiến nghị phải được BCH công đoàn Trường xác nhận trước khi gửi người đứng đầu đơn vị xem xét, giải quyết.

2.3. Giám sát người đứng đầu xem xét, giải quyết các kiến nghị của Ban TTND:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban TTND.

Khi nhận được kết quả giải quyết kiến nghị của của người đứng đầu cơ quan, gửi tới, Ban TTND thông báo công khai kết quả giải quyết kiến nghị theo hình thức quy định tại quy chế thực hiện dân chủ ở đơn vị.

          Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban TTND có quyền kiến nghị người đứng đầu của đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên không xem xét, giải quyết thì Ban TTND có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

BCH công đoàn cơ sở hướng dẫn Ban TTND thực hiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, trọng tâm vào các việc sau đây:

3.1. Tiếp nhận nhiệm vụ xác minh do người đứng đầu đơn vị giao:

– Phải nghiên cứu và xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung  và phạm vị xác minh; địa điểm, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xác minh.

– Phân công thành viên nghiên cứu nội dung xác minh, các quy định hiện hành của Nhà nước, của đơn vị liên quan đến nội dung xác minh.

3.2. Tiếp cận bộ phận liên quan:

– Đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung xác minh; trao đổi, đối thoại với người có trách nhiệm liên quan đến nội dung xác minh để làm rõ nội dung xác minh.

– Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm giải quyết.

3.3. Lập báo cáo xác minh:

– Căn cứ các quy định pháp luật của Nhà nước, quy định nội bộ của Nhà trường liên quan đến nội dung xác minh, các tài liệu, chứng cứ và thông tin thu thập được; tổng hợp, phân tích xác định rõ nội dung xác minh đã thực hiện các quy định đến mức nào, vấn đề nào thực hiện đúng, vấn đề nào thực hiện chưa đúng, vấn đề nào thực hiện trái quy định; nguyên nhân vi phạm; đề xuất kiến nghị  biện pháp giải quyết.

– Lập báo cáo xác minh và bản kiến nghị biện pháp giải quyết, đề nghị BCH công đoàn Trường xác nhận bản kiến nghị và gửi cho Thủ trưởng đơn vị xem xét, giải quyết. 

3.4. Giám sát người đứng đầu giải quyết nội dung kiến nghị:

Thực hiện theo quy định tại tiết 2.3 Điểm 2 Mục II của Hướng dẫn này.

  1. Tham gia cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cơ quan, đơn vị mình

 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi vào đơn vị mình thanh tra, kiểm tra có đề nghị Ban TTND cử thành viên tham gia việc thanh tra, kiểm tra thì Chủ tịch công đoàn Trường mời Trưởng ban TTND quán triệt và giao thực hiện các việc sau:

– Lựa chọn, cử thành viên Ban TTND có năng lực chuyên môn phù hợp với nội dung thanh tra, kiểm tra để tham gia cuộc thanh tra, kiểm tra của cấp trên tại cơ quan, đơn vị mình.

– Quán triệt cho thành viên Ban TTND được cử tham gia cuộc thanh tra, kiểm tra của Đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên:

+ Chấp hành nhiệm vụ do Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra giao cho với trách nhiệm cao nhất.

+ Chuẩn bị tài liệu, thông tin Ban TTND đang quản lý cung cấp cho đoàn thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.

+ Báo cáo với Ban TTND về kết quả việc tham gia cuộc thanh tra, kiểm tra của mình; những vấn đề học tập, thu hoạch được từ việc tổ chức cuộc thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra, kiểm tra cấp trên tại cơ quan mình để phổ biến cho các thành viên còn lại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban TTND.

  1. Chế độ làm việc của Ban TTND

5.1. Ban TTND thực hiện quy định tại Điều 33 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP.

5.2. Để hoạt động của Ban TTND có nền nếp, trách nhiệm, thiết thực, hiệu quả, Ban TTND phải xây dựng, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, gồm những nội dung chính sau:

– Nguyên tắc hoạt động.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban TTND;

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban và các thành viên Ban TTND trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Mối quan hệ giữa Ban TTND với người đứng đầu Nhà trường.

–  Mỗi quan hệ giữa Ban TTND với BCH công đoàn Trường.

–  Mối quan hệ  giữa Ban TTND với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Nhà trường v.v..

III. TRÁCH NHIỆM BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ XEM XÉT GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA BAN TTND

  1. Đối với kiến nghị liên quan đến nội dung giải quyết việc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích chi, thu ngân sách và các khoản đóng góp, quỹ phúc lợi của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi giám sát của Ban TTND thì BCH công đoàn Trường yêu cầu Ban TTND cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến từng nội dung của kiến nghị, đồng thời nghiên cứu, xem xét kiến nghị của Ban TTND:

– Khi thấy đủ cơ sở theo quy định pháp luật và quy định của Nhà trường thì làm văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị mình xem xét, giải quyết và theo dõi việc xem xét, giải quyết.

– Khi có nội dung kiến nghị chưa đủ cơ sở để kiến nghị thì đề nghị Ban TTND bổ sung  tài liệu, chứng cứ để củng cố lập luận cho nội dung kiến nghị đó, nếu không có tài liệu, chứng cứ bổ sung thì thống nhất với Ban TTND loại nội dung đó ra khỏi bản kiến nghị.

  1. Đối với kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách, tổ chức hoạt động Ban TTND và những vấn đề khác, BCH công đoàn Trường có trách nhiệm kịp thời giải quyết, hoặc kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết để tạo điều kiện, kịp thời động viên, biểu dương, khích lệ hoạt động của Ban TTND.
  2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  3. Trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn Trường.

–  Xây dựng, ban hành Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban TTND.

– Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về hoạt động của Ban TTND.

– Kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn về tham gia thực hiên quy chế dân chủ nói chung, trong đó có hoạt động Ban TTND.

– Báo cáo với các đơn vị hữu quan về tổ chức và hoạt động của Ban TTND theo quy định.

– Tổ chức tuyên truyền, quán triệt về tổ chức và hoạt động Ban TTND ở Nhà trường theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 159/2016/NĐ-CP và Hướng dẫn này đến công đoàn các cấp, đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong phạm vi quản lý.

– Hàng năm kết hợp với việc kiểm tra, giám sát công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nói chung và việc thực hiện Hướng dẫn này.

– Tổ chức tổng kết đánh giá tình hình kết quả tổ chức và hoạt động Ban TTND theo chỉ đạo của các cấp Công đoàn.   

– Tham mưu cho cấp ủy đảng đồng cấp chỉ đạo cơ quan thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan thẩm quyền đồng cấp kịp thời xem xét giải quyết kiến nghị của Ban TTND; giám sát cơ quan thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan thẩm quyền xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban TTND gửi đến.

Hướng dẫn này phổ biến tới các đơn vị công đoàn trực thuộc./.

Video liên quan

Chủ Đề