Nhận thức là gì cho ví dụ gdcd 10 năm 2024

  1. Hệ thống hoá kiến thức đã học. Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức II. BÀI TẬP IIướng dẫn học sinh ôn tập nội dung trọng tâm Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG 1. Thế giới quan và phương pháp luận a) Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học Trong quá trình con người tác động vào giới tự nhiên tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu của mình đồng thời làm bộc lộ những thuộc tính, quy luật của tự nhiên, xây dựng các môn khoa học. Triết học là một trong những môn khoa học ấy. Tuy có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng mỗi môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng. *) Về KHTN:
  • Toán học: Nghiên cứu Đại số, Hình học
  • Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử
  • Hóa học: Nghiên cứu cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất. *) Về KHXH:
  • Văn học: Nghiên cứu hình tượng, ngôn ngữ, câu từ,...
  • Lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của một quốc gia, dân tộc, của cả loài người
  • Địa lý: Nghiên cứu về môi trường và điều kiện tự nhiên của con người

*) Về con người: Nghiên cứu tư duy, quá trình nhận thức Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. Trong đó các bộ môn KHTN và KHXH nghiên cứu nhưng quy luật riêng, những quy luật cụ thể. Triết học cũng là một khoa học, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

  • Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy. - Khái niệm Triết học: Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong tgiới đó.
  • Vai trò của Triết học : Là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. b) Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
  • Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống. Lịch sử phát triển của con người là từ thế giới quan thần thoại -> thế giới quan tôn giáo -> thế giới quan triết học.
  • Vấn đề cơ bản của triết học Trong lịch sử phát triển Triết học có rất nhiều trường phái khác nhau. Cơ sở để phân chia các trường phái đó chính là việc giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học, từ đó được coi là thế giới quan duy vật hay duy tâm. Vấn đề cơ bản của Triết học gồm 2 mặt: +) Mặt thứ nhất : Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần), cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? +) Mặt thứ hai : Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không?
  • Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm Từ loài cá trong tự nhiên mà con người sáng chế ra tàu, thuyền. Từ loài chim trong tự nhiên mà con người sáng chế ra máy bay...

*** Bài học:**

  • Khi xem xét SV, HT trong tự nhiên, XH cần xem xét chúng trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi.
  • Tránh các quan niệm cứng nhắc, bất biến về SV, HT. 2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển a. Khái niệm
  • Phát triển là chỉ khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Ví dụ: Giới tự nhiên: vô cơ đến hữu có, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động vật, đến con người. b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
  • Quá trình phát triển của các SV, HT không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời.
  • Khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu. *** Bài học** Khi xem xét một SỰ VẬT, HT, hoặc đánh giá một con người cần:
  • Phát hiện ra những nét mới; Ủng hộ cái tiến bộ; Tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ Câu 11 (1,5 điểm): “Trái Đất này chỉ tồn tại khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời”. a) Theo em, câu nói trên thể hiện vai trò gì của vận động đối với thế giới vật chất? b) Vì sao mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động? Trả lời; a. Câu nói trên thể hiện: Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. b. Mọi sự vật luôn luôn vận động do: Chỉ có bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại được và thể hiện được đặc tính của mình.

CHỦ ĐỀ: CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT (BÀI

4,5,6)

BÀI 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN

TƯỢNG

1. Thế nào là mâu thuẫn Nhận xét: Mỗi SV, HT đều có hai mặt đối lập nhau, hai mặt đó ràng buộc, tác động, đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là mâu thuẫn. Thế nào được gọi là một mâu thuẫn?

  • Khái niệm mâu thuẫn: Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Ví dụ: Trong lớp học MÂU THUẪN THÔNG THƯỜNG.
  • Mâu thuẫn giữa học sinh thực hiện tốt nội qui và học sinh không thực hiện tốt nội qui.
  • Mâu thuẫn giữa học sinh chăm chỉ và học sinh lười biếng.
  • Mâu thuẫn giữa học sinh nhận thức nhanh và học sinh nhận thức chậm.
  • Mâu thuẫn giữa học sinh ngoan và học sinh hư.
  • Mâu thuẫn triết học: 1 học sinh: mâu thuẫn giữa chăm chỉ học và sự lười biếng. a. Mặt đối lập của mâu thuẫn Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm... mà trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau. Chú ý: Các mặt đối lập của mâu thuẫn phải cùng nằm trong một sự vật, hiện tượng (ví dụ: mặt di truyền của sinh vật này không thể đối lập với mặt biến dị ở sinh vật khác). b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
  • Trong sinh vật: Có quá trình đồng hóa phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một trong hai quá trình thì sinh vật sẽ chết.

Sự vật hiện tượng nào cũng bao gồm nhiều mâu thuẫn khác nhau khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật và hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì? Kết quả của sư đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, sv, ht cũ được thay thế bằng sv, ht mới và lại hình thành mâu thuẫn mới. Ví dụ: Sự đấu tranh giữa giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân làm cho xã hội phong kiến tiêu vong, hình thành xã hội tư bả chủ nghĩa với mâu thuẫn giai cấp mới là giai cấp vố sản và giai cấp tư sản. Ý nghĩa của việc giải quyết mâu thuẫn là gì? Quá trình giải quyết mâu thuẫn tạo nên sự phát triển vô tận của thế giới khách quan. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Ví dụ: Trong lĩnh vực nhận thức: Sở dĩ khoa học ngày càng phát triển là luôn có sự đấu tranh giữ nhận thức đúng và nhận thức sai. Giữa nhận thức kém sâu sắc và nhận thức sâu sắc hơn. b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh Mâu thuẫn có thể được giải quyết bằng con đường điều hòa mâu thuẫn không? Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn. Bài học thực tiễn

  • Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
  • Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng mặt đối lập. Phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn.
  • Phải biết phân biệt đúng, sai, tiến bộ, lạc hậu.
  • Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách.
  • Biết đấu tranh phê và tự phê.
  • Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.

Bài tập: Em hãy phân tích phương pháp giải quyết mâu thuẫn giữa nhiệm vụ học tập ngày càng cao và khả năng hạn chế của học sinh.

  • Mặt đối lập: Nhiệm vụ học tập ngày càng cao và khả năng hạn chế.
  • Sự thống nhất: Hai mặt đối lập nhiệm vụ học tập ngày càng cao và khả năng hạn chế luôn tồn tại trong mỗi học sinh, nếu không yêu cầu nhiệm vụ học tập ngày càng cao thì học sinh không thể tiến bộ được. Nếu không tìm ra được những khả năng hạn chế của mình thì học sinh không thể sửa chữa khắc phục được nên việc học tập cũng không thể tiến bộ.
  • Kết quả của sự đấu tranh giữa nhiệm vụ học tập ngày càng cao và khả năng hạn chế của học sinh làm cho những hạn chế ngày càng được khắc phục giúp cho học sinh htập ngày càng tiến bộ hơn. Câu 10 (2,0 điểm): Trong lớp 10A có hai bạn B và C có tính cách trái ngược nhau. Hai bạn này nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn nhiều lúc dẫn đến cãi cọ, to tiếng, thậm chí đánh nhau. a) Theo em mẫu thuẫn trên của hai bạn có phải là mâu thuẫn Triết học không? Vì sao? b) Theo Triết học Mác- Lê nin mâu thuẫn được hiểu như thế nào? Trả lời: a.- Mâu thuẫn của bạn A và bạn B không phải là mâu thuẫn Triết học mà chỉ là mâu thuẫn thông thường.
  • Vì đâu là trạng thái xung đột, chống đối nhau của 2 cá thể mà mâu thuẫn Triết học phải nằm trong một chỉnh thể. b.- Theo Triết học Mác- Lê nin mâu thuẫn được hiểu là: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG 1. Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng Xét ví dụ chỉ ra mặt chất và lượng. Một bạn học sinh: Chiều cao, cân nặng, trình độ kiến thức lớp 10, đạo đức, tác phong, tư tưởng, thái độ....
  • Lượng: Chiều cao, cân nặng.
  • Chất: Trình độ kiến thức lớp 10, đạo đức, tác phong, tư tưởng, thái độ.
  • Sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bắt đầu từ lượng...
  • Lượng biến đổi dần dần, từ từ Quá trình biến đổi dần từ lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay. Triết học gọi giới hạn này là Độ. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Triết học gọi đó là điểm nút.
  • Độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
  • Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng. b. Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới
  • Chất biến đổi sau, Chất biến đổi nhanh chóng (đột biến).
  • Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó. Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới thay thế chất cũ, nó quy định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một độ mới. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng. Ví dụ: Khi học sinh chuyển từ THCS sang THPT thì đã có sự thay đổi về chất, khi trở thành học sinh THPT thì đã có sự tăng lên về chiều cao, cân nặng và lượng kiến thức cũng phải tăng lên phù hợp. 3. Bài học
  • Lượng luôn luôn gắn liền với chất, lượng của chất, không có lượng thuần túy. Muốn có chất đổi phải có lượng đổi (Sự tích lũy về lượng) là điều kiện tất yếu của chất đổi).
  • Chất đổi là kết thúc một giai đoạn biến đổi của lượng. Chất mới ra đời thay thế chất cũ. Đây là điểm nút trong quá trình vận động liên tục của các sự vật, hiện tượng, khi chất mới ra đời, lại hình thành một lượng mới tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
  • Trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại không coi thường việc nhỏ.
  • Tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hành động nửa vời, không triệt để đều không đem lại kết quả mong muốn. Câu 1: Năm nay, em Trần Văn An đang học lớp 10. Em học 13 môn học. Em yêu thích nhất môn Thể dục, do thường xuyên luyện tập nên hiện nay em đã cao 1m nặng 56 kg. Theo quan điểm Triết học, lượng của em An là gì? A. Học lớp 10. B. Học 13 môn. C. Yêu thích môn thể dục. D. Cao 1m68, nặng 56kg. BÀI 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂNCỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Việc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển của các sv,ht trên được gọi là phủ định. Vậy phủ định là gì? Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng nào đó. a. Phủ định siêu hình Phủ định siêu hình là sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: - Gió bão làm đổ cây cối.
  • Con người dùng hóa chất độc hại tiêu diệt sinh vật. b. Phủ định biện chứng Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới. Ví dụ: - Giống cây trồng cũ được thay thế bằng giống cây trồng mới.
  • Phương pháp học tập cũ thụ động được thay thế bằng phương pháp học tập mới tích cực hơn.
  • Xã hội Xã hội chủ nghĩa phủ định xã hội Tư bản chủ nghĩa. Phủ định biện chứng có hai đặc điểm sau:

Sự phát triển của sv, ht có diễn ra một cách đơn giản theo đường thẳng hay không? Sự ra đời của cái mới không đơn giản, dễ dàng mà phải trải qua sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu, nhưng theo quy luật chung cuối cùng cái mới sẽ thắng cái cũ. Ví dụ: - Công cuộc đi lên CNXH ở nước ta.

  • Cách mạng Việt Nam từ những năm 30 đến 1945. Qui luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển: đó không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng, mà phát triển theo hình thức con đường “xoáy ốc”.
  • Bài học : Nhắc nhở chúng ta không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới, đồng thời giúp chúng ta vững tin về sự tất thắng của cái mới, vì đó là khuynh hướng phát triển tất yếu của svật và htượng. Câu 1: Theo quan điểm Triết học, phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra như thế nào? A. Do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng. B. Do mong muốn chủ quan của con người. C. Do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài sự vật hiện tượng. D. Do sức mạnh vốn có của giới tự nhiên. BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC 1. Thế nào là nhận thức? Triết học duy vật biện chứng cho rằng, nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
  • Nhận thức cảm tính : là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với SV, HT đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.
  • Nhận thức lí tính : Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,... tìm ra bản chất, quy luật của sv, ht. Nhận thức là quá trình phản ánh SV, HT của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

2. Thực tiễn là gì? Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, phong phú, khái quát thành 3 hình thức cơ bản là: Hoạt động sản xuất của cải vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, xét cho cùng các hoạt động khác nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này. 3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Triết học duy vật biện chứng khẳng định: Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý. a) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

  • Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.
  • Quá trình hoạt động thực tiễn đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. b) Thực tiễn là động lực của nhận thức Thực tiễn là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển vì thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức phát triển. Thực tiễn còn tạo ra các tiền đề vật chất cần thiết cho nhận thức. c) Thực tiễn là mục đích của nhận thức Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông. d) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí Tri thức của con người về sự vật, hiện tượng có thể là đúng đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua
  1. vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. B. nhận thức thế giới khách quan của con người. C. cải tạo tự nhiên của con người. D. mang tính tập thể. Câu 6: Điểm giống nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính? A. Đều là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động. B. Tìm ra được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. C. Đều là sự phản ánh gián tiếp, mang tính trừu tượng, khái quát. D. Đều mang lại cho con người những hiểu biết về sự vật, hiện tượng. Câu 6: Khẳng định nào sau đây là sai? A. Cây cầu không vận động. B. Xã hội không ngừng vận động. C. Dòng sông đang vận động. D. Trái đất không đứng im. Câu 12 (2,5 điểm): Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. a) Câu nói trên thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức? b) Chúng ta đã vận dụng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nguyên lí giáo dục nào? Hãy liên hệ với quá trình học tập của bản thân em. Trả lời: a- Chúng ta đã vận dụng vào nguyên lí giáo dục là: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. b- Liên hệ với bản thân.