Nhaan viên bán thuốc được gọi là gì

Muốn trở thành Dược sĩ bán thuốc Tây cần có bằng cấp gì?

Nghề bán thuốc tây hiện nay đang rất được yêu chuộng do mức thu nhập tốt và ổn định. Theo đó, các Dược sĩ bán thuốc Tây đảm nhận những công việc như sau:

  • Bán thuốc theo đơn của bác sĩ kê toa do khách mang đến.
  • Tư vấn, cắt liều thuốc điều trị theo tình trạng của khách
  • Vệ sinh các dụng cụ, tủ quầy, kệ đựng thuốc.
  • Báo cáo doanh số bán hàng cuối ngày cho nhà thuốc.

Theo đó, để hành nghề các Dược sĩ cần có bằng Trung cấp, Cao đẳng, Đại học Dược hoặc chứng chỉ hành nghề Dược.

Với các bạn trẻ có mong muốn trở thành Dược sĩ hệ Cao đẳng có thể tham gia các khóa học đào tạo ngành Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur như sau:

  • Hệ Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp THPT
  • Hệ Cao đẳng Dược 2 năm: Thí sinh tốt nghiệp trình độ Trung cấp nhóm ngành Sức khỏe [không đúng chuyên ngành Dược] và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã học và đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
  • Hệ Liên thông Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp Trung cấp Dược
  • Hệ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp một văn bằng bất kỳ từ hệ Cao đẳng trở lên

Sau khi đã sở hữu tấm bằng Cao đẳng, các Dược sĩ cũng có thể vừa học, vừa đăng ký Liên thông lên hệ Đại học. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, các bạn trẻ cũng có thể tham gia nhóm Hội Nhà thuốc – Quầy thuốc chữa bệnh Việt Nam để biết thêm thông tin về các đơn thuốc chữa bệnh, các giấy tờ pháp lý, tham khảo cách mở thuốc kinh doanh, bày trí Nhà thuốc và chuẩn bị đầy đủ các vật dụng khi kinh doanh thuốc.

Điều kiện mở quầy thuốc Tây hiện nay

Điều kiện mở quầy thuốc Tây hiện nay

Hiện nay Căn cứ theo Điều 18 Luật Dược [sửa đổi] quy định điều kiện mở Quầy thuốc, Nhà thuốc đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn ngành Dược tại cơ sở bán lẻ thuốc, điều kiện mở Nhà thuốc cụ thể như sau:

Điều kiện mở Nhà thuốc: Phải có văn bằng Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược [sau đây gọi là “Bằng dược sỹ”] và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp và được cấp chứng chỉ hành nghề dược. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của nhà thuốc có thể đồng thời là dược sỹ làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

Điều kiện mở mở Quầy thuốc: Người chịu trách nhiệm chuyên môn về thuốc muốn mở Quầy thuốc thì phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng Dược, Đại học chuyên ngành Dược và phải có kinh nghiệm thực hành tại các Cơ sở kinh doanh thuốc trong thời gian ít nhất là 18 tháng được cấp chứng chỉ hành nghề dược.

Dựa theo quy định trên những bạn tốt nghiệp chuyên ngành Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ được cấp bằng chuyên ngành Dược. Sau khi hoàn thành đủ thời gian thực hành tại các cơ sở dược là 18 tháng sẽ được mở Quầy thuốc kinh doanh dược phẩm. Nếu muốn mở được nhà thuốc bạn phải tiếp tục liên thông lên trình độ đại học và thực hành từ 24 tháng tại các cơ sở dược.

Mô hình đào tạo Cao đẳng Dược gắn liền với thực hành

Để đăng ký học Cao đẳng Dược, các bạn có thể sử dụng hình thức Đăng ký trực tuyến để đơn giản hóa thủ tục và gia tăng cơ hội trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Y dược Pasteur.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

[Ngày đăng: 03-03-2022 10:57:52]

Chemist là cách gọi của người Anh dành cho dược sĩ, người bán và điều chế thuốc, người Mỹ thì gọi những người này là pharmacist. Chief ý chỉ người đứng đầu, thủ lĩnh.

Chemist [n] /ˈkemɪst/:  người bán dược phẩm, dược sĩ.

Ex: She is a chemist who has applied for a patent on a new product.

 Cô ấy là dược sĩ, người đã nộp đơn xin bằng sáng chế về một sản phẩm mới.

Ex: If you think that you may qualify for free prescriptions, ask the chemist for a receipt form.

Nếu bạn nghĩ bạn có điều kiện để sử dụng các toa thuốc miễn phí, hãy hỏi dược sĩ về mẫu biên nhận.

Pharmacist [n] /ˈfɑːməsɪst/: người bán thuốc, dược sĩ.

Ex: Rachel is studying to be a pharmacist.

Rachel đang học để trở thành một dược sĩ.

Ex: Pharmacists are experts on drug therapy.

Dược sĩ là chuyên gia về điều trị bằng thuốc.

Ở Anh, chemist là dược sĩ, người bán dược phẩm, tức là người được đào tạo để điều chế và bán các loại dược phẩm. Ở Mỹ, một chemist như thế thường được gọi là pharmacist.

Ngoài ra, chemist còn có nghĩa là nhà hóa học, chuyên gia về hóa học [dùng chung cả ở Anh lẫn Mỹ].

Ex: He was a chemist who led several rubber research institutes in Malaysia.

Ông ấy là nhà hóa học đã lãnh đạo một số viện nghiên cứu ở Malaysia.

Ex: Were chemists justified in extending their claims from the laboratory to nature at large?

Các nhà hóa học có hợp lí về việc mở rộng yêu sách của họ từ phòng thí nghiệm đến tự nhiên không?

Chief [adj] /tʃiːf/: thủ lĩnh, thủ trưởng, người đứng đầu, người lãnh đạo của một nhóm hay một tổ chức.

Ex: They'll have to talk to the chief of police.

Họ sẽ phải nói chuyện với ông cảnh sát trưởng.

Ex: He is an American Indian tribal chief.

Ông ấy là tộc trưởng một bộ tộc da đen Mỹ.

Tư liệu tham khảo: Dictionary of English Usage. Bài viết chemist và pharmacist, chief là gì được biên soạn bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.

Nguồn: //saigonvina.edu.vn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Kinh doanh bán lẻ thuốc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thời gian gần đây công ty Luật Minh Khuê nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng về thủ tục mở quầy thuốc cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì. Nhằm giải đáp thắc mắc, Quý khách hàng có thể tham khảo qua bài viết dưới đây:

1. Bán lẻ thuốc là gì?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2018/TT-BYT có quy định : ' Bán lẻ thuốc là hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm việc cung cấp, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng."

Người bán lẻ thuốc là người phụ trách chuyên môn về dược và nhân viên làm việc tại cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được đào tạo về dược phù hợp với loại hình và phạm vi hoạt động của cơ sở.

Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm bảo đảm cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc một cách an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng thuốc.

2. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược

Để được cấp chứng chỉ hành nghề dược cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

- Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn [sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn] được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục mở hiệu thuốc, quầy thuốc tây mới nhất hiện nay

+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược [sau đây gọi là Bằng dược sỹ].

+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa.

+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền.

+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học.

+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học.

+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược.

+ Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược.

+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y.

+ Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền.

+ Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;

>> Xem thêm: Đối tượng nào bắt buộc phải đăng ký kinh doanh ? Bán hàng qua facebook có phải xin giấy phép kinh doanh ?

+ Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

- Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam [sau đây gọi chung là cơ sở dược]; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

+ Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

+ Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;

+ Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

- Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;

+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ điều kiện trên.

3. Điều kiện cơ sở vật chất về bán lẻ thuốc

- Có địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm. Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

- Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh , phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ.

- Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc, có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:

+ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.

+ Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Có hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.

+ Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30OC, độ ẩm không vượt quá 75%.

+ Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc, bao gồm:

Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói cứng, có nút kín để trẻ nhỏ không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc. Tốt nhất là dùng đồ bao gói nguyên của nhà sản xuất. Có thể sử dụng lại đồ bao gói sau khi đã được xử lý theo đúng quy trình xử lý bao bì;

Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc;

Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được đóng trong bao bì dễ phân biệt;

Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải thuốc - như đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.

4. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điện kiện kinh doanh dược

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo Mẫu số 19 Phụ lục I tại Phụ lục II của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;

- Tài liệu về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự.

- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.​

5 . Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

Bước 1: Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:

- Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp quy định sau:

+ Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

+ Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng.

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.

- Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

+ Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược.

Bước 2 :Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 Phục lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.

- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện:

+ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

+ Tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

- Khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ , trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Bước 3 : Sau khi đánh giá thực tế cơ sở, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:

- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp không có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa;

- Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa.

Bước 4 : Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đượcvăn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trả lời lý do chưa cấp.

Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Bước 5 : Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:

- Tên, địa chỉ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;

- Họ tên người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, số Chứng chỉ hành nghề dược;

- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề