Người đi chiêu dụ vào đạo gọi là gì

Tạo điều kiện để người dân tự do bày tỏ đức tin không đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý để những thứ na ná tôn giáo, có điều kiện lây lan.

Các tín đồ trong "Hội Thánh Đức Chúa Trời" trong một lần ngồi cầu nguyện ở huyện Thủy Nguyên [Hải Phòng].

Thời gian gần đây, một hiện tượng tôn giáo mang tên “Hội Thánh Đức Chúa Trời” đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước với những biểu hiện cực đoan. Nhìn vào cách hành đạo và việc lôi kéo, dụ dỗ các “tín đồ” của tổ chức này, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu đây là tổ chức tôn giáo hay một thực thể na ná tôn giáo?

Chính sách mở cửa và hội nhập dẫn đến sự giao thoa văn hóa, tôn giáo cũng là việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, trong xu thế đó, không loại trừ những hiện tượng na ná tôn giáo du nhập vào Việt Nam mà nhiều người lầm tưởng là tôn giáo. Đặc biệt, không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, ép buộc nhiều người cùng tham gia một xu hướng mới mà họ gọi là tôn giáo, truyền bá những tư tưởng “mới, lạ” có biểu hiện phản văn hóa, lệch chuẩn đạo đức xã hội.

Không có thứ tôn giáo nào mà phải đi chiêu dụ tín đồ mọi nơi, mọi lúc giống như kiểu kinh doanh đa cấp, không có tôn giáo nào mà lại rao giảng những lời ma mị về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng, chối bỏ niềm tin khoa học để theo đuổi những điều phi lý, càng không có thứ tôn giáo nào mà làm cho nhiều gia đình ly tán, nhiều người từ bỏ công việc, học hành, từ bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên một cách cực đoan…

Mấy chục năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi tôn giáo là di sản văn hóa của nhân loại. Người từng nói: phải tôn trọng, chấp nhận sự khác nhau về nhận thức; phải biết khai thác sự tương đồng để tìm ra mẫu số chung về mục tiêu để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ cao cả là độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh.

Nhưng tôn trọng và chấp nhận sự khác nhau trong nhận thức về tôn giáo cũng cần sự tỉnh táo. Cái mới xuất hiện không có nghĩa là phủ nhận cái cũ một cách lạnh lùng, trái với thuần phong mỹ tục, trái với truyền thống văn hóa. Cái mới xuất hiện phải thể hiện được những khía cạnh tích cực, khuyến khích con người làm những việc tốt cho gia đình và xã hội chứ không phải là sự u mê, mù quáng.

Phát huy đạo đức tôn giáo để cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp. Điều đó được khuyến khích và tạo điều kiện. Nhưng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng nghiêm cấm các hành vi: ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào; xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi… Pháp luật cũng không cho phép sử dụng tên của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận để đi truyền đạo. Thực tế, đã có không ít người tin rằng "Hội Thánh Đức Chúa Trời" chính là các nhóm Tin lành đã được chính quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo. Bên cạnh những tôn giáo truyền thống cũng có những tôn giáo ngoại lai. Chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển. Khoảng 15 năm trở lại đây, số lượng các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam đã tăng khoảng 33%. Chỉ tính riêng đạo Tin lành - một tôn giáo có nguồn gốc từ bên ngoài, truyền vào Việt Nam muộn nhất, thì từ năm 1975 đến nay, số lượng tín đồ đã tăng gấp 6 lần với hơn 1 triệu người tham gia, thuộc hơn 50 tổ chức, hệ phái Tin lành. Không chỉ tập trung ở các thành phố lớn với sự tham gia của công chức, trí thức… mà cộng đồng theo đạo Tin lành rất đa dạng, mở rộng đến các tầng lớp cư dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc.

Tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển, tạo điều kiện để người dân tự do bày tỏ đức tin, không đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý để những thứ na ná tôn giáo có cơ hội lây lan từ địa phương này sang địa phương khác, làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng và cuộc sống bình thường của một bộ phận dân cư. Dư luận mong muốn, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm theo pháp luật những hoạt động phi tôn giáo, ngăn chặn kịp thời việc dụ dỗ, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin vào những hoạt động biến tướng, trục lợi của một số cá nhân nào đó.

ĐBP - “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” - một tổ chức không được cấp phép hoạt động du nhập vào Việt Nam từ năm 2001, có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Mới đây, kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam đã công chiếu phóng sự cảnh báo về sự nhen nhóm hoạt động trở lại của Hội thánh Đức Chúa Trời ngay tại địa bàn Hà Nội. Theo đó, các đối tượng đã bỏ tiền ra thuê một căn phòng tại khu chung cư hạng sang trên đường Phạm Hùng, cứ thứ bảy hàng tuần, rất nhiều tín đồ của Hội thánh lại đến đây để làm lễ và lắng nghe những luận điệu hết sức mơ hồ, lệch chuẩn, không chỉ trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam nói riêng mà còn với giáo lý, giáo điều của tín ngưỡng, tôn giáo nói chung.

c3303903903.jpg]

Dẫu biết rằng, con người khi sinh ra đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, có quyền theo hoặc không theo và không thể bị ép buộc. Tuy nhiên, “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” lại chủ ý muốn phát triển nhanh, rộng bằng cách o ép, mua chuộc, dụ dỗ hoặc kể cả bằng vũ lực cực đoan. Về thần quyền, họ dọa dẫm các tín đồ mới tham gia nếu không theo, không đi sinh hoạt, không từ bỏ gia đình, bàn thờ tổ tiên… sẽ không được làm “lễ vượt qua”, khi chết sẽ bị đày xuống “hồ lửa”. Ngược lại nếu tín đồ tin, làm theo những gì Hội thánh nói khi chết sẽ được lên “nước thiên đàng, làm tiên, hoàng tử”. Họ sẵn sàng bịa đặt, tuyên truyền về “ngày tận thế”, “chúa tái lâm”, thậm chí còn cử người “chăm sóc” để cưỡng ép, “áp giải” tín đồ đi sinh hoạt.

Ngoài ra, “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" còn thể hiện sự bành trướng, muốn độc tôn của mình khi lồng ghép vào trong những bài giảng “đạo” là những luận điệu xúc phạm, hạ thấp hình ảnh của các tổ chức tôn giáo đã được cấp phép khác, như: Phật giáo, Công giáo… Đồng thời cho rằng những tôn giáo khác đều là thứ “ăn cắp”, đều là thờ phụng quỷ Satan, chỉ có Hội thánh mới là tôn giáo khởi nguyên, phục sự cho Đức Chúa Trời toàn năng mà thôi.

Thêm vào đó, các “ấn phẩm”’ tài liệu dùng để tuyên truyền của Hội thánh đều không có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, không phải do cá nhân, pháp nhân có tư cách và có thẩm quyền ấn hành. Nhiều tài liệu chỉ là sự góp nhặt bài nói, bài viết của một số nhân vật nhằm thuyết phục người nghe, lợi dụng những sự thật hiển nhiên của thế giới như thiên tai, dịch bệnh Covid-19… để tác động, lôi kéo hoặc đánh vào “đức tin” của con người khi nói rằng “Có một đấng tiên tri thần học ở nước ngoài về xem và nói về tương lai đúng 100%” hay “không làm nhưng vẫn có ăn...”.

Tiếp theo, Hội thánh cũng lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để thực hiện hành vi trục lợi. Điểm rõ rệt nhất là những người đứng đầu các Sion đều yêu cầu các tín đồ tham gia có thu nhập ổn định nộp lại 10% thu nhập hàng tháng như một thứ tiền hội phí. Không những thế, luật bất thành văn, ngoài khoản phí 10% trên, mỗi ngày lễ, người tham gia lại rỉ tai nhau dâng hiến ít nhất 50.000 đồng/lần, thông thường một tuần hai lần, vào ngày học giáo lý để “thông công” với Đức Chúa Trời. Trớ trêu thay, đối với những người mới tham gia thì thời gian đầu sẽ không phải đóng tiền, có người hoàn cảnh khó khăn thậm chí còn được hỗ trợ, nhưng sau khi tin theo, họ lại phải đóng tiền đều đặn và dần trở thành “luật” trong Hội thánh. Song, số tiền này được sử dụng vào mục đích gì, như thế nào thì không ai được biết. Một số được dùng cho duy trì hoạt động của Hội thánh, còn lại là để xây các công trình “trên trời”. Theo thông tin từ các thành viên trong Hội thánh, các trưởng nhóm quản lý thành viên của mình bằng một mã định danh trong mỗi phong bì, do vậy, nắm rõ được các khoản dâng hiến của thành viên. Một khi nhận thấy việc đóng góp không được duy trì, có sa sút, trưởng nhóm sẽ gọi các tín đồ đó lên để chăm sóc riêng với những phương thức đặc biệt. Hạn chế lớn nhất của các tín đồ khi tham gia Hội thánh đó là việc bị tách thành những nhóm nhỏ, ít khi được giao lưu nên thông tin của người này, người kia đều rất khó để biết.

Cần phải khẳng định lại rằng, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người dân. Tuy nhiên, nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xâm phạm thân thể, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì đều phải đưa vào diện bị ngăn chặn, áp dụng chế tài xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ xét cho cùng cũng chỉ là một trong số vô vàn các tổ chức khác đang lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của mình. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn từ năm 2016 - 2019 cũng đã xuất hiện các hội nhóm hoạt động với danh nghĩa là “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”. Đáng chú ý, vào năm 2020, trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đã phát hiện 14 trường hợp [cả nam và nữ] tuyên truyền trái phép tài liệu về Hội thánh Đức Chúa Trời. Qua khai thác, đấu tranh, từ thành viên chỉ có 1 - 2 người, “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đã vươn vòi đi các huyện trên địa bàn toàn tỉnh, các trường hợp này được giao nhiệm vụ phải tuyên truyền, phổ biến Hội thánh đến với càng nhiều người càng tốt, trong đó mỗi người được phân cấp và được cấp chứng nhận đầy đủ, về hình thức hoạt động thì cũng không khác gì so với các Hội thánh khác trên cả nước, khi địa điểm sinh hoạt chủ yếu tại nhà của tín đồ trong Hội. Tuy nhiên, do được phát hiện từ sớm, cơ quan chức năng đã tiến hành làm việc, xử lý theo quy định của pháp luật, ngăn chặn được hoạt động bành trướng của Hội thánh tại Điện Biên.

Người dân trên địa bàn hãy tăng cường cảnh giác đối với các hoạt động mời gọi, dụ dỗ của Hội thánh Đức Chúa Trời, tổ chức không được cấp phép này đang có dấu hiệu quay trở lại với nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động hơn trước. Đặc biệt, nhóm đối tượng mà Hội thánh nhắm tới bây giờ đã chuyển dần sang nhóm học sinh, sinh viên đang trong thời gian nghỉ hè và đang tham dự các khóa tu hè.

Ai là người truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam?

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, mở đầu triều đại nhà Nguyễn [1802-1945] đóng đô ở Phú Xuân, tức Huế ngày nay. Vì nhớ công ơn Đức cha Bá Đa Lộc, nên vua Gia Long đã cho phép tự do truyền bá đạo Công giáo.

Thượng Đế và Thiên Chúa khác nhau như thế nào?

Theo kinh thánh, Thiên Chúa [Thượng đế] là đấng hằng hữu có trước đời đời, có sau đời đời; trước cả không gian và thời gian. Thiên Chúa có 03 ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, ngôi thứ hai là Con, ngôi thứ ba là Thánh thần. Thiên Chúa là đấng sáng tạo ra trời đất và muôn loài từ hư không.

Đạo Tin Lành tôn thờ ai?

Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam Hoạt động với tôn chỉ, mục đích “Kính mến Chúa, yêu người; thờ phượng Đức Chúa Trời; xây dựng Hội thánh; sống Phúc Âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”.

Người theo đạo được gọi là gì?

Giải thích. Từ giáo dân tại Việt Nam là chữ quốc ngữ do các nhà truyền giáo Tây phương sang Việt Nam truyền đạo và dạy cho [giáo quyền đi đôi với chính quyền] nên từ giáo dân lúc khởi nguyên là được dùng để chỉ ra những người theo đạo Công giáo [vì các nhà truyền giáo Tây phương lúc đầu rao giảng đạo Công giáo].

Chủ Đề