Nghiệp vụ kinh tế tài chính là gì

Hằng ngày, kế toán là người phải ghi nhận các nghiệp vụ kế toán khác nhau, bao gồm cả nghiệp vụ phát sinh. Đây là bước vô cùng quan trọng để đưa vào các chứng từ sổ sách, lập báo cáo tài chính và lập báo cáo thuế… Do vậy, kế toán cần là người làm tốt các nghiệp vụ trong mỗi kỳ kế toán bằng cách ghi nhận các thông tin cẩn thận và tỉ mỉ. Vậy nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì và một số nghiệp vụ kế toán cơ bản

1.1. Bạn hiểu nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì?

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những sự việc, hoạt động đã diễn ra, khiến nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp bị biến động. Về cơ bản, nghiệp vụ đáp ứng đủ hai điều kiện là nghiệp vụ đã diễn ra và nghiệp vụ khiến doanh nghiệp bị biến động tài sản, nguồn vốn chính là nghiệp vụ phát sinh.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Hoặc hiểu theo cách khác, các nghiệp vụ kế toán phát sinh là những sự kiện trong doanh nghiệp đã xảy ra và khiến tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp biến động, đây chính là điều mà kế toán cần phải quan tâm và theo dõi.

1.2. Trong quá trình sản xuất có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào?

Để có thể hiểu thêm về khái niệm nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì, bạn cần hiểu được các nghiệp vụ kinh tế cơ bản phát sinh trong chu kỳ sản xuất và liên quan tới đối tượng sử dụng lao động.

1.2.1. Nghiệp vụ liên quan tới quá trình xuất nguyên liệu

Trong hoạt động sản xuất, xuất nguyên vật liệu được xem là nghiệp vụ phát sinh kinh tế điển hình. Các nghiệp vụ được ghi nhận trong quá trình này như sau: Khi tiến hành xuất nguyên vật liệu phục vụ cho công tác quản lý; xuất nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất phân xưởng; xuất các nguyên vật liệu xuất dùng không được phân bổ…

1.2.2. Nghiệp vụ liên quan tới các chi phí nhân công trực tiếp

Khi doanh nghiệp, tổ chức tiến hành tính lương trả cho nhân viên, các chi phí nhân công trực tiếp sẽ được ghi nhận và các nghiệp vụ nợ phát sinh trong quá trình này là Nợ TK 627, Nợ TK 622. Bên cạnh đó, các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn đều được xác định là nghiệp vụ kinh tế cơ bản.

Nghiệp vụ liên quan tới các chi phí nhân công trực tiếp

1.2.3. Một số nghiệp vụ khác

Ngoài hai nghiệp vụ phát sinh trên, còn có một số nghiệp vụ khác như: Máy móc, tài sản cố định hao mòn; xuất dụng cụ, công cụ để phục vụ cho quá trình sản xuất; sản phẩm sản xuất hoàn thành; sau quá trình sản xuất thu hồi phế liệu nhập kho…

1.3. Định khoản nghiệp vụ kế toán phát sinh có nguyên tắc nào?

Khi nghiệp vụ kế toán phát sinh, cần thực hiện theo nguyên tắc định khoản sau:

- Xác định các tài khoản như ghi Nợ trước, Có sau.

- Cùng một định khoản thì số tiền của các tài khoản ghi bên Nợ cần phải bằng số tiền của các tài khoản ghi vào bên Có.

- Khoản định phức tạp có tuy có thể tách thành các định khoản đơn khác nhau nhưng không thể gộp các định khoản đơn này thành khoản phức tạp được.

- Định khoản đơn sẽ chỉ lên quan tới 2 tài khoản kế toán là TK ghi Có và TK ghi Nợ đối ứng với nhau.

Nguyên tắc định khoản nghiệp vụ kế toán phát sinh

- Định khoản phức tạp có nghĩa là định khoản có liên quan từ 3 tài khoản kế toán trở lên, gồm có: 1 TK ghi Có đối ứng với nhiều TK ghi Nợ; 1 TK ghi Nợ ứng với nhiều TK ghi Có; nhiều TK ghi Nợ đối ứng với nhiều TK ghi có.

1.4. Những bước định khoản kế toán cơ bản

- Về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bước định khoản kế toán:

+ Ghi bên Nợ trước, ghi bên Có sau. Dựa theo sự biến động tăng hay giảm của tài khoản đó mà xác định tài khoản đó ghi Có hay Nợ.

+ Bên trái ghi Nợ, phải thì ghi Có.

+ Tổng tiền của bên Nợ phải bằng tổng tiền bên Có.

- Các bước khoản định kinh tế phát sinh cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định rõ đối tượng kế toán: Cần biết được nghiệp vụ kinh tế tài chính này ảnh hưởng tới những đối tượng kế toán cụ thể nào.

Bước 2: Xác định được những tài khoản kế toán liên quan tới quá trình này, gồm có chế độ kế toán do đơn vị đang áp dụng và tài khoản sử dụng cho đối tượng kế toán.

Xác định được những tài khoản kế toán liên quan

Bước 3: Biết được các tài khoản có xu hướng tăng, giảm gia sao: Xác định được tài khoản đầu mấy hay loại tài khoản và xu hướng tăng hay giảm, biến động của các tài khoản.

Bước 4: Định khoản: Xác định được những tài khoản ghi Có và tài khoản ghi Nợ, cũng như số tiền tương ứng.

2. Hướng dẫn cách sử dụng các tài khoản để định khoản

Tài khoản kế toán có kết cấu chung như sau: Nợ ghi bên trái và bên phải ghi Có, Nợ và có chỉ mang tính Quy ước mà không có ý nghĩa về mặt kinh tế; ghi Nợ là ghi đúng số tiền mà bên Nợ thực hiện và ghi Có là ghi số tiền mà bên Có thực hiện.

TK mang tính chất “Tài sản” có đầu 1, 2, 6, 8; Tài khoản mang tính chất “Nguồn vốn” có TK đầu 3, 4, 5, 7; Các tài khoản tăng bên Nợ và bên Có giảm mang tính chất TS: 1, 2, 6, 8; Các tài khoản tăng bên Có, bên Nợ giảm mang tính chất 3, 4, 5, 7.

Hướng dẫn cách sử dụng các tài khoản để định khoản

Các kế toán cũng cần lưu ý các tài khoản đặc biệt như: Tài khoản hao mòn TSCĐ – TK 214; Các khoản giảm trừ doanh thu so với kết cấu chung có kết cấu ngược – TK 512; Tài khoản tăng bên Có, bên Nợ giảm là TK 214; Tài khoản bên Nợ tăng, bên Có giảm là TK 521.

3. Một nghiệp vụ kế toán phát sinh có quy trình ghi sổ ra sao?

Một kế toán viên cần thực hiện ghi sổ kế toán vì đây là một công việc quan trọng. Về bản chất, công việc này là quá trình nhân viên kế toán hệ thống hóa hoặc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào trong quyển sổ. Cụ thể, quy trình ghi sổ của một kế toán trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

- Xác định nghiệp vụ

Bạn cần xác định được nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình ghi sổ, làm rõ quá trình sản xuất của doanh nghiệp có những nghiệp vụ nào xảy ra. Vì vậy, kế toán cần phải lưu tâm, chú ý và quan tâm khi thực hiện.

- Xác định các chứng từ chứng minh nghiệp vụ về kinh tế phát sinh

Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp cần có đầy đủ các giấy tờ chứng minh và kế toán cần là người xác định chứng từ đó có hợp pháp hay không. Khi chứng từ đảm bảo hợp lệ, các thông tin này mới là căn cứ để có thể ghi sổ kế toán và chứng từ này chứng minh được nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo các tiêu chí là: Chứng từ hợp lệ, chứng từ hợp pháp, chứng từ hợp lý.

Xác định các chứng từ chứng minh nghiệp vụ về kinh tế phát sinh

- Ghi vào sổ kế toán về nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Công đoạn ghi sổ kế toán sẽ kết thúc quy trình ghi sổ kế toán nghiệp vụ. Các nhân viên kế toán chỉ cần căn cứ theo chứng từ và ghi vào sổ nghiệp vụ kế toán phát sinh chuẩn chỉnh, chính xác. Các thông tin và số liệu trong sổ kế toán này đảm bảo phù hợp và chính xác so với chứng từ.

Kế toán có thể thực hiện các hình thức khác nhau để ghi sổ kế toán như: Ghi sổ nhật ký – sổ cái; sổ nhật ký chung; ghi sổ chi tiết.

Để quản lý tài chính kế toán trong các công ty, doanh nghiệp đơn giản và dễ dàng, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý kế toán tài chính, ví dụ như phần mềm quản lý tài chính kế toán 365. Với phần mềm miễn phí này, các kế toán viên dễ dàng quản lý các nội dung tài chính, quản lý thu chi, hạch toán, kế toán dễ dàng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì và các thông tin về nghiệp vụ này. Kể từ đây, các kế toán viên có thể dễ dàng xác định được nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình sản xuất, từ đó tính toán ghi vào sổ kế toán theo đúng với quy trình và các thông tin cần khớp với chứng từ. Trong mỗi kỳ kế toán, kế toán sẽ là người thực hiện, ghi nhận chính xác và tỉ mỉ các thông tin trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Quản lý nguồn vốn là gì

Bạn có biết quản lý nguồn vốn là gì? Nguyên tắc và cách quản lý nguồn vốn ra sao? Click xem ngay!

Quản lý nguồn vốn là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Chủ Đề