Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu phải làm sao?

Đau đầu khi mang thai là tình trạng xuất hiện ở không ít bà bầu, khiến họ cảm thấy lo lắng không biết có thực sự nguy hại hay không. Hãy cùng lắng nghe giải đáp bổ ích sau đây nhé!

Chào Bác sĩ, tôi mang thai ở tuần 20. Từ hồi còn nghén, đôi khi tôi bị đau đầu, cho đến bây giờ vẫn không đỡ, có những lúc rất đau. Cho tôi hỏi, đau đầu khi đang mang thai có bình thường không? Có gì đáng lo ngại không?

Giải đáp thắc mắc về hiện tượng đau đầu khi mang thai:

Mặc dù không gặp nhiều như ốm nghén, nhưng mệt mỏi, đau đầu khi mang thai là triệu chứng phổ biến và cũng không phải là vấn đề quá nguy hiểm. Tuy nhiên, việc điều trị chứng đau đầu không đơn giản như lúc chưa mang thai, vì lúc này một số thuốc bị cấm dùng cho các bà bầu.

Mặc dù đau đầu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong kì mang thai, nhưng hầu hết chị em đều gặp phải trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kì khi cơ thể mẹ có nhiều thay đổi nhất.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự căng thẳng và trọng lượng tăng lên làm chị em mệt mỏi. Một số nguyên nhân khác gây đau đầu là do lượng đường trong máu thấp, mất nước, thiếu ngủ, căng thẳng và caffeine.

Mẹ bầu cần làm gì để khắc phục?

Trong khi một số nguyên nhân gây nên đau đầu là không thể tránh khỏi thì việc tốt nhất mẹ bầu cần làm là nghỉ ngơi và tận hưởng các hoạt động thư giãn… để giảm thiểu tần suất đau đầu.

Đi bộ, thường xuyên tập thể dục cũng là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa đau đầu khi mang thai liên quan đến căng thẳng. 

Bị đau đầu khi mang thai, hãy chọn các biện pháp khắc phục hậu quả tự nhiên trước khi dựa vào thuốc giảm đau. Bạn có thể nằm ở phòng yên tĩnh, đặt miếng gạc mát hoặc ấm trên trán rồi nhờ người khác massage nhẹ nhàng.

Bạn cũng thể tắm vòi sen ấm hoặc có một bữa ăn nhẹ và một ly nước. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, hãy nhờ các bác sĩ tư vấn để có thể chọn loại thuốc phù hợp cho bà bầu. Những loại thuốc như ibuprofen, aspirin… không nên tự ý dùng trừ khi có sự chấp thuận của bác sĩ.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, đau đầu khi mang thai có thể là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn, nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, mà bạn lại bị đau đầu nặng thì cần đi khám sớm để bác sĩ có thể loại trừ tiền sản giật. Bất kỳ cơn đau đầu khi mang thai đi kèm với thay đổi thị lực, sốt, cứng cổ, tăng cân đột ngột, đau bụng, sưng trong tay, mặt hoặc thay đổi trong cảm giác hay sự tỉnh táo… cũng nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.

Việc thăm khám thai kỳ là rất quan trọng đối với bà bầu để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt phù hợp. Mẹ có thể lựa chọn khám thai tại Bệnh viện Hồng Ngọc để được các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm chăm sóc cho thai kỳ của mình.

Đăng ký khám thai tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ các hormone biến đổi mạnh mẽ. Điều này dẫn tới triệu chứng căng cơ, thay đổi vóc dáng, ngoại hình, sự lưu thông máu. Đau đầu xảy ra như một phản ứng của cơ thể trước những thay đổi này.

Ở tam nguyệt cá thứ 2, trọng lượng thai nhi lúc này đã tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh, thiếu máu đưa lên não khiến mẹ bầu đau đầu.
Mẹ bầu lười uống nước, ăn không đúng bữa, đúng giờ gây hạ đường huyết, thường xuyên thức đêm và sử dụng đồ uống chứa cafein hoặc thiếu ngủ cũng gây ra đau đầu.
Phụ nữ mang thai sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn [ô nhiễm âm thanh] lâu dần bị căng thẳng, dễ bực bội, khó ngủ dẫn tới hiện tượng đau đầu
Một số phụ nữ chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác.Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này vì mẹ bầu ở tuần thứ 24-26 thường có triệu chứng của tiền sản giật là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau đầu khi mang thai. Nếu thấy đau đầu kèm theo những triệu chứng như: sự bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hay những vấn đề bất thường ở gan, thận thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.

Đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến mẹ và bé?
Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất, đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng, nguy hiểm gì đến mẹ và bé nên mẹ không nên quá lo lắng. 
Trường hợp đau đầu dữ dội khi mang thai lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.

Cách làm giảm cơn đau đầu khi mang thai

  • Ngủ đủ giấc từ 7-10h/ ngày, bởi mẹ bầu cần được ngủ nhiều hơn, đặc biệt là khi bị đau đầu lúc mang thai, tuy nhiên ngủ trưa không nên quá 1 tiếng tránh mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần được yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn, hoặc các thiết bị điện tử.
  • Đắp khăn mát khi nghỉ ngơi, ngủ để giảm cơn đau đầu khi mang thai một cách từ từ, hiệu quả.
  • Tắm nước ấm cũng là một cách giảm đau đầu khi mang thai nhanh chóng cho mẹ bầu. Tuy nhiên cần tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.
  • Mẹ bầu cần bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Đây được xem là cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm nhanh chóng cơn đau đầu khi mang thai. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích ăn, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói gây hạ đường huyết dẫn đến đau đầu.
  • Mẹ bầu nên uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi...cần hạn chế các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, thịt chế biến sẵn, socola,...
  • Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp cho tinh thần mẹ được thoải mái, giảm tần suất gặp phải các cơn đau đầu trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu biết cách massage đúng cách vùng đầu bị đau, massage vùng vai gáy, gan bàn chân...sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn.
  • Hạn chế các chất kích thích để không căng thẳng thần.kinh và có giấc ngủ ngon hơn, giảm cơn đau đầu hiệu quả.
  • Bổ sung các loại thực phẩm như sữa tươi, anh đào, dậu trắng, khoai tây... giúp giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, mía, bông cải xanh cũng rất tốt cho lưu thông máu lên não, giảm đau đầu.
  • Tập thể dục đều đặn để cơ thể được lưu thông, thoải mái, giảm bớt áp lực cho mẹ bầu khi bị đau đầu. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bộ môn như Yoga, đi bộ, bơi lội, ngồi thiền...cũng đều rất tốt cho sức khỏe.
  • Uống thuốc giảm đau dưới sự chỉ định, khám của bác sĩ sản khoa, bác sĩ chuyên khoa

Bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối là triệu chứng thai kỳ, hoặc nghiêm trọng hơn là dấu hiệu cảnh báo bà bầu đang bị thiếu máu, stress. Do đó khi có dấu hiệu đau đầu, mẹ bầu nên điều chỉnh lại công việc, chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mình để hạn chế tình trạng này.
Khi bà bầu đau đầu kèm theo triệu chứng nôn mửa, choáng ngất, mệt mỏi, tim đập nhanh… bà bầu nên tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé. 

Chủ Đề