Nêu ý nghĩa nhan đề “ôn dịch, thuốc lá”qua văn bản tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

154350 điểm

trần tiến

Trình bày suy nghĩ của em về nhan đề văn bản: Ôn dịch thuốc lá

Tổng hợp câu trả lời [1]

Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan.. Tác giả dùng dấu phẩy để ngăn cách nhan đề: Ôn dịch, thuốc lá. Khi có dấu phẩy từ “Ôn dịch” được tách ra, tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng cho người đọc, người nghe. Đồng thời, cách viết đó cũng thể hiện thái độ phê phán, căm ghét của tác giả đôi vối loại ôn dịch đó. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể hiện một lối nói, lối viết theo văn phong châu Au hiện đại. Bởi Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, nên trong bài viêt của ông có sự ảnh hưởng lớn của cách nói, cách viết phương Tây. Nếu viết: “Ồn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” đều được, nhưng viết như thế thì “bằng phẳng quá”, “hiền lành quá”, không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản. Đồng thời không thể hiện hết thái độ, quan điểm của tác giả. vì thế, tiêu đề của tác phẩm là sự sáng tạo độc đáo của tác giả và không thể thay đổi. => Cách viết của tác giả là hoàn toàn có lí và thoả đáng bởi thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, lây lan rộng, gây tổn thất to lớn cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Tóm tắt nội dung văn bản Thuế máu
  • Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
  • Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai? A. Người mẹ B. Người thầy giáo C. Ông đốc D. Nhân vật “tôi”
  • Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh, Tố Hữu – những nhà thơ chiến sĩ qua các bài thơ đã học là gì? A. Tình yêu cuộc sống tha thiết, nồng nhiệt. B. Tình yêu thương con người, nhất là những người lao động. C. Tinh thần “thép” của người chiến sĩ cách mạng. D. Gồm cả ý A, B, C.
  • Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ [ trong hồi kí những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng ]
  • Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu
  • Hình ảnh người chiến sĩ gánh trên vai nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng được thể hiện qua câu thơ nào dưới đây? A. Sáng ra bờ suối, tối vào hang B. Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng C. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng D. Cuộc đời cách mạng thật là sang
  • Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là gì?
  • Hãy chứng minh nhận xét của nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo".
  • Khung cảnh làng quê vào hè trong bài Khi con tu hú được diễn tả qua những chi tiết nào [ âm thanh, màu sắc, hương vị, khung cảnh]? Nêu cảm nhận về khung cảnh mùa hè

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Câu hỏi: Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản Ôn dịch thuốc lá

Trả lời:

Thông điệp gợi ra từ văn bản Ôn dịch thuốc lá:

Mỗi người phải có ý thức tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hạn chế và chống hút thuốc lá. Phải cùng nhau chống thuốc lá như chống nạn dịch nguy hiểm. Cùng nhau đứng lên chống lại nạn dịch này chính là cách mà bản thân chúng ta tự cứu lấy chính chúng ta.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về bài học này nhé!

I. Tìm hiểu chung bài Ôn dịch, thuốc lá

a/Tác giả

- Tên: Nguyễn Khắc Viện sinh năm 1913, mất năm 1997.

- Là bác sĩ, nhà khoa học nổi tiếng, ông là người dịch truyện Kiều sáng tiếng Pháp được đánh giá là hay nhất.

- Năm 2000 ông được truy tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

b/Tác phẩm

- Trích: "Từ thuốc lá đến ma túy - Bệnh nghiện".

- Thể loại: Văn bản nhật dụng - Thuyết minh một vấn đề khoa học - xã hội.

c/Bố cục

Bài văn được chia làm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến "còn nặng hơn cả AIDS”: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.

- Phần 2: Tiếp theo đến "con đường phạm pháp": Tác hại của thuốc lá.

- Phần 3: Còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá.

II. Đọc - hiểu văn bản Ôn dịch, thuốc lá

a/Nhan đề văn bản

- Ôn dịch nghĩa là bệnh lây truyền, cũng có thể là tiếng chửi.

- Dấu phẩy đặt giữa hai từ để ngắt giọng, được dùng theo lối tu từ nhằm nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm.

⇒Cảnh báo hiểm họa to lớn của thuốc lá với đời sống con người.Thuốc lá là một bệnh dịch nguy hiểm. Thuốc lá là đồ ôn dịch.

b/Nêu vấn đề ôn dịch thuốc lá

- Hiện nay loài người đang đứng trước sự đe dọa của đại dịch AIDS khủng khiếp, chưa tìm được giải pháp.

- Thuốc lá là ôn dịch đe dọa sức khỏe, tính mạng con người nặng hơn AIDS.

⇒ Hiểm họa của thuốc lá đối với đời sống xã hội.

c/Tác hại của thuốc lá

- Tác giả mượn lời Trần Hưng Đạo nhằm gây ấn tượng mạnh, làm nổi bật vấn đề chống thuốc lá như chống giặc ngoại xâm.

- Dâu ví như sức khỏe con người.

- Tằm ví như khói thuốc lá.

⇒ Tằm ăn lá tới đâu biết tới đó còn khói thuốc lá người hút không thể thấy ngay tác hại của nó mà còn thấy sảng khoái nhả khói.

- Đối với người hút:

- Khói thuốc gây ho hen, viêm phế quản

- Chất ô-xit các-bon→ Sức khỏe giảm sút

- Chất hắc ín→ 80% ung thư vòm họng, ung thư phổi.

- Chất ni-cô-tin→ huyếtáp cao, tắcđộng mạch, nhồi máu cơ tim.

- Đối với cộng đồng:

+ Tác hại về kinh tế: "Chỉ riêng bệnh viêm phế quản của hàng triệu người cũng đã làm mất bao nhiêu ngày công lao động".

+ Tác hại về sức khỏe cộng đồng: "Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc lá cũng bị nhiễm độc, cũng bị đau tim, viêm phế quản, cũng bị ung thư".

+ Người mẹ mang thai khi hít phải khói thuốc con sinh ra dễ suy yếu, đẻ non.

⇒ Phê phán thái độ vô trách nhiệm của người hút thuốc lá đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời bác bỏ luận điệu sai lầm của người hút thuốc "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi".Thuốc lá có hại cho sức khỏe cộng đồng, suy giảm đạo đức, gia tăng tệ nạn xã hội.

d/Những kiến nghị về việc chống thuốc lá

- Cấm hút thuốc lá nơi công cộng, phạt nặng người vi phạm.

- Sử dụng nhiều khẩu hiệu, tài liệu chống thuốc lá.

- Cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí và truyền hình.

- Cấm bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên

- Cấm hình thức khuyến mại thuốc lá dùng thử.

- Cấm sử dụng từ ngữ đánh lừa người tiêu dùng như [nhẹ, êm, nồng độ hắc ín thấp,...]

⇒ Tác giả cổ vũ hết mình cho chiến dịch và tin tưởng, hi vọng chiến dịch sẽ giành thắng lợi.

III. Tổng kết

Nội dung:Tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Cần có biện pháp phòng chống, ngăn chặn tệ hút thuốc lá.

Nghệ thuật

- Liệt kê, so sánh, phân tích phân loại, nêu ví dụ.

- Lập luận chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, thuyết phục.

IV. Bài văn mẫucảm nghĩ của em về văn bản Ôn dịch thuốc lá

Thuốc lá là một loại thuốc có thể nguy hại đến tính mạng của con người, tuy nó không trực tiếp cướp đoạt đi mạng sống của con người nhưng nó lại có sự ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, khiến cho người dùng và cả những người xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nói về tác hại của thuốc lá, tác giả Nguyễn Khắc Viện trong văn bản Ôn dịch thuốc lá đã trình bày vô cùng chi tiết về tác hại của loại ôn dịch này.

Trong cách định nghĩa của Nguyễn Khắc Viện, thuốc lá không chỉ là loại thuốc có thể gây nguy hại cho sức khỏe mà nó còn nguy hiểm hơn, vượt qua một loại nguy hại mà nó còn là ôn dịch- tức một loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộn làm chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định. Ngay đầu văn bản, tác giả bài viết đã chỉ đích danh thuốc lá là một loại ôn dịch: "Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn, hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu hết diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấu. Nhưng vào cuối thế kỉ này lại xuất hiện hiện những ôn dịch khác".

Nhấn mạnh vào sự nguy hiểm của thuốc lá, tác giả đã có sự so sánh với căn bệnh thể kỉ AIDS và khẳng định thuốc lá còn nguy hiểm hơn AIDS "Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng của con người còn nặng hơn AIDS". Thuốc lá không gây ra cái chết tức thời mà nó ngấm vào cơ thể con người theo thời gian, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe: Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chế, không say bê bết như người uống rượu..."

Tác giả cũng chỉ ra trong khói thuốc có nhiều thành phần gây nguy hại cho sức khỏe, đó là những chất độc, nó ngấm vào cơ thể và nạn nhân đầu tiên chính là những ông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín ở trong khói thuốc làm tê liệt. Trong khói thuốc có chứa chất độc hại đó là ô xít các bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô xi nữa.

Hút thuốc không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng mà nó còn ảnh hưởng đến những người xung quanh nếu không may hít phải khói thuốc. Thậm chí, còn nguy hại hơn là người hút thuốc: Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, đau phế quản, cũng bị ung thư". Tác giả cũng nhấn mạnh đến việc hút thuốc là quyền riêng của mỗi người nhưng cần phải có trách nhiệm với ý thức của người khác: "Anh có quyền hút, nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành lang mà hút"

Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng của con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe của con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

Video liên quan

Chủ Đề