Các dạng bài tập Hóa 8 nâng cao

Hoá học lớp 8 là môn học mới được bắt đầu học từ chương trình lớp 8. Do đó, kiến thức Hoá học lớp 8 sẽ là những kiến thức cơ bản nhất của môn Hoá. Hay còn được gọi là kiến thức nền tảng môn Hoá. Trong Hoá học, các bạn sẽ được học về lý thuyết và những dạng bài tập. Để bổ trợ cho các bạn trong quá trình học tập. Chúng tôi có tổng hợp 40 bài tập nâng cao Hoá 8. Mời các bạn tham khảo tài liệu bên dưới.

Một số dạng bài tập Hoá lớp 8

Trong chương trình Hoá lớp 8, các bạn sẽ được học một số dạng bài tập sau:

Phần 1: Công thức hoá học và tính theo công thức hoá học

  • Dạng 1: Lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị
  • Dạng 2: Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxBy
  • Dạng 3: Lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần % về khối lượng các nguyên tố.

Phần 2: Phương trình hoá học, tính theo phương trình hoá học

Mỗi dạng sẽ có bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Các bạn hãy luyện tập chăm chỉ các dạng bài cơ bản và từ đó vận dụng vào giải bài tập nâng cao Hoá 8.

Có thể bạn quan tâm:  Tuyển tập đề thi hsg Hóa lớp 9 đặc sắc nhất

Kinh nghiệm học Hoá học

Hoá là môn học không quá khó nếu các bạn chăm chỉ học ngay từ đầu. Trong hoá học, quan trọng nhất là nguyên tử, phân tử, CTHH và phương trình hóa học. Đối với bài tập nâng cao, các bạn cần nắm vững kiến thức lý thuyết để viết PTHH đúng. Luyện tập nhiều dạng bài nâng cao sẽ giúp các bạn nâng cao trình độ học tập rất nhanh. Chúc các bạn học tốt.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Thu Hoài

Bài tập nâng cao lớp 8 môn Hóa học

Tuyển tập 40 bài tập Hóa học nâng cao lớp 8 là tài liệu vô cùng bổ ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn cùng tham khảo.

Đây là tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi dành cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 tham khảo nhằm luyện tập và củng cố lại kiến thức môn Hóa học. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải 40 bài tập nâng cao Hóa học tại đây.

Bài tập nâng cao lớp 8 môn Hóa học

Bài 1: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:

- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.

- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.

Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?

Bài 2: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng [II] oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

a] Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.

b] Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc.

Bài 3: Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau.

a. Tính tỷ lệ .

b. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng.

Bài 4: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng [II] oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

a] Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.

b] Tính hiệu suất phản ứng.

c] Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng[II] oxit trên ở đktc.

Bài 5. Tính tỉ lệ thể tích dung dịch HCl 18,25% [D = 1,2 g/ml] và thể tích dung dịch HCl 13% [D = 1,123 g/ml] để pha thành dung dịch HCl 4,5 M ?

Bài 6. Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53 gam KMnO4 . Hãy xác định kim loại R?

Bài 7. Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam . Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M

a] Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết ?

b] Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không?

c] Trong trường hợp [a] hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO?

Bài 8.

Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao, cần dùng 13,44 lít khí H2 [đktc].

a] Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

b] Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 9.

a. Đốt cháy 25,6 gam Cu thu được 28,8 gam chất rắn X. Tính khối lượng mỗi chất trong X.

Cho 2,4 gam kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí H2[ở đktc]. Xác định kim loại.

Bài 10

Cho 22,4 g sắt vào một dung dịch chứa 18,25 g axit clohiđric [HCl] tạo thành sắt [II] clorua [FeCl2] và khí hiđro [H2]

a.Lập phương trình hoá học của phản ứng trên?

b.Chất nào còn dư sau phản ứng và có khối lượng là bao nhiêu?

c.Tính thể tích của khí hiđro thu được [đktc]

Bài 11.

Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng [II] oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

a. Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.

b.Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc.

Bài 12.

a. Một nguyên tử R có tổng số hạt p,n,e là 115. Số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Hãy xác định tên nguyên tử R?

b. Trộn tỷ lệ về thể tích [đo ở cùng điều kiện] như thế nào, giữa O2và N2để người ta thu được một hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 14,75?

Bài 13.

Tính nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hoà tan:

1/ 39g Kali vào 362g nước.

2/ 200g SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% [d = 1,12g/ml].

Bài 14.

Trung hoà 100 ml dd NaOH cần 15 ml dd HNO3 có nồng độ 60%, khối lượng riêng 1,4 g/ml.

1/ Tính nồng độ M của dd NaOH ban đầu.

2/ Nếu trung hoà lượng dd NaOH nói trên bằng dd H2SO4 có nồng độ 49% thì cần bao nhiêu gam dd H2SO4?

Bài 15.

Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam. Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M.

1/ Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết?

2/ Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không?

3/ Trong trường hợp [1] hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2 sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO?

...........

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết bài tập

Tổng hợp các dạng bài tập Hóa học lớp 8 gồm các dạng Hóa học từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách giải bài tập Hóa học 8.

  • Các dạng bài tập Chất, nguyên tử, phân tử
  • Phương pháp phân biệt chất và vật thể lớp 8
  • Phương pháp xác định thành phần cấu tạo nguyên tử
  • Phương pháp tính khối lượng nguyên tử
  • Phương pháp phân biệt đơn chất và hợp chất
  • Cách xác định công thức hoá học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất
  • Cách xác định hóa trị của một nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất
  • Cách lập công thức hóa học của một chất theo hóa trị
  • Các dạng bài tập Phản ứng hoá học
  • Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
  • Bài tập lập phương trình hóa học và cách giải
  • Bài tập xác định chất còn thiếu trong phương trình, hoàn thiện phương trình hóa học
  • Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và cách giải
  • Các dạng bài tập Mol và tính toán hoá học
  • Bài tập xác định số mol và cách giải
  • Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, lượng chất và cách giải
  • Tỉ khối của chất khí và cách giải bài tập
  • Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất và cách giải
  • Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố và cách giải
  • Bài tập tính theo phương trình hóa học và cách giải
  • Bài tập có chất dư trong phản ứng và cách giải
  • Tính hiệu suất phản ứng và cách giải bài tập
  • Các dạng bài tập Oxi - không khí
  • Bài tập lý thuyết về oxi, không khí, sự cháy và cách giải
  • Phản ứng cháy của kim loại, phi kim, hợp chất trong oxi và cách giải
  • Phân loại và gọi tên oxit và cách giải bài tập
  • Xác định công thức oxit dựa vào phản ứng hóa học và cách giải bài tập
  • Điều chế oxi và cách giải bài tập
  • Các dạng bài tập Hiđro - nước
  • Bài tập lý thuyết về hiđro, nước và cách giải
  • Khử oxit kim loại bằng H2 và cách giải bài tập
  • Bài tập về phản ứng oxi hóa khử và cách giải
  • Điều chế H2, phản ứng thế và cách giải bài tập
  • Kim loại tác dụng với nước và cách giải bài tập
  • Oxit tác dụng với nước và cách giải bài tập
  • Nhận biết, phân biệt chất hóa học và cách giải bài tập
  • Xác định công thức hóa học và gọi tên axit, bazơ và muối và cách giải bài tập
  • Các dạng bài tập Dung dịch
  • Bài tập về dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa và cách giải
  • Các dạng bài tập về độ tan và cách giải
  • Nồng độ phần trăm của dung dịch và cách giải bài tập
  • Nồng độ mol của dung dịch và cách giải bài tập
  • Pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước và cách giải bài tập
  • Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước và cách giải bài tập
  • Pha trộn hai dung dịch không xảy ra phản ứng và cách giải
  • Pha trộn hai dung dịch có xảy ra phản ứng với nhau và cách giải

Video liên quan

Chủ Đề