Năng lượng được chuyển hóa trong cơ thể

I, Chuyển hóa vật chất và năng lượng Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn chặt với hoạt động sống của các tế bào và đầu cần năng lượng.

1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn chặt với hoạt động của các tế bào và đều cần năng lượng.

Ví dụ:

+ Cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.

+ Người và động vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ thực vật hoặc động vật ăn thực vật để xây dựng cơ thể, tích lũy và sử dụng năng lượng cho hoạt động sống.

Năng lượng được chuyển hóa trong cơ thể

Sơ đồ chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Trong tế bào, quá trình trao chất gồm:

+ Biến đổi các chất đơn giản → chất đặc trưng có cấu trúc phức tạp và tích lũy năng lượng.

+ Oxi hóa các chất phức tạp → chất đơn giản và giải phóng năng lượng.

→ Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.

- Quá trình trao đổi chất ở tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa:

+ Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học.

Phương trình: các chất đơn giản → các chất phức tạp + năng lượng (trong các liên kết hóa học).

Năng lượng được chuyển hóa trong cơ thể

+ Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa → các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học → giải phóng năng lượng → cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.

Năng lượng được chuyển hóa trong cơ thể

- Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa khác nhau phụ thuộc:

+ Lứa tuổi: ở trẻ em đồng hóa > dị hóa. Ở người lớn ngược lại.

+ Thời điểm lao động: dị hóa > đồng hóa. Lúc nghỉ ngơi thì ngược lại.

2. Chuyển hóa cơ bản

- Khi nghỉ ngơi, cơ thể vẫn tiêu hao năng lượng để duy trì các hoạt động cơ bản như: hoạt động của tim, hô hấp và duy trì thân nhiệt.

- Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn. Đó là năng lượng duy trì sự sống được tính bằng kJ trong 1 giờ đối với 1 kg khối lượng cơ thể.

\=> Ý nghĩa: người ta xác định được 1 tháng chuyển hóa cơ bản của các lứa tuổi khác nhau ở trạng thái bình thường. Sau khi kiểm tra chuyển hóa cơ bản ở một người và so sánh với thang chuẩn → chẩn đoán tình trạng bệnh lí của người đó.

3. Điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào 2 cơ chế:

+ Sự điều khiển hệ thần kinh: các trung khu ở não bộ điều khiển trao đổi gluxit, lipit, nước, muối khoáng và tăng giảm nhiệt độ cơ thể.

+ Các hoocmon do tuyến nội tiết tiết ra: insulin, glucagon.

Sơ đồ tư duy chuyển hóa vật chất và năng lượng:

Năng lượng được chuyển hóa trong cơ thể

  • Quan sát sơ đồ hình 32-1, hãy cho biết sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào? Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 102 SGK Sinh học 8.
  • Lập bảng so sánh đồng hoá dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá. Lập bảng so sánh đồng hoá dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá.
  • Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao? Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 103 SGK Sinh học 8.
  • Bài 1 trang 104 SGK Sinh học 8 Giải bài 1 trang 104 SGK Sinh học 8. Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng. Bài 2 trang 104 SGK Sinh học 8

Giải bài 2 trang 104 SGK Sinh học 8. Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ?

Năng lượng chuyển hóa trong cơ thể là gì?

Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể là tập hợp các quá trình biến đổi chất dinh dưỡng từ thức ăn (carbohydrate, lipid, protid) thành năng lượng để cơ thể sử dụng hoặc dự trữ. Các quá trình này diễn ra qua con đường trao đổi chất phức tạp trong tế bào, được chia thành 2 loại là đồng hóa và dị hóa.

Năng lượng cho cơ thể được lấy từ đâu?

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi năng lượng trong cơ thể đến từ đâu ? Con người chúng ta lấy được năng lượng qua 3 nguồn dinh dưỡng chính glucid, lipid, protein. Sau khi các chất dinh dưỡng này đi vào cơ thể và trải qua quá trình tiêu hóa, nó sẽ được chuyển hóa thành năng lượng.

Năng lượng quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

Cơ thể cần năng lượng để tái tạo các mô của cơ thể, duy trì thân nhiệt, tăng trưởng và cho các hoạt động khác. Thực phẩm, chế độ dinh dưỡng có thể giúp cơ thể tăng cường năng lượng hiệu quả. Theo đó, mỗi người cần nắm được cách cân bằng năng lượng để đảm bảo dinh dưỡng, bảo vệ cơ thể và sức khỏe lâu dài.

Năng lượng trong cơ thể tồn tại dạng gì?

Năng lượng vào cơ thể dưới dạng hóa năng của thức ăn. Thức ăn khi đốt cháy sinh năng lượng: 1g gluxít sinh ra 4 kcal, 1g chất béo sinh 9kcal, 1g protein sinh 4kcal, 1g rượu (alcohol, ethanol) sinh ra 7kcal.