Muốn làm thằng Cuội thuốc thể thơ gì

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ  Muốn làm thằng Cuội


Nội dung: Bộc lộ tâm sự của tác giả về nỗi buồn nhân thế do bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa. Qua đó, thể hiện khát vọng muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.

Nghệ thuật:

  • Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ dân dã đời thường và mang nét mới khi thể hiện cái tôi trong bài thơ.
  • Hồn thơ lãng mạn, pha chút ngông nghênh đáng yêu.
  • Giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
  • Sử dụng câu hỏi tu từ, câu cầu khiến, điệp từ, nhân hóa đã thể hiện rõ hơn tâm trạng của nhà thơ


Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Muốn làm thằng Cuội

1. Tiểu sử

- Tản Đà [1889- 1939] tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu

- Quê quán: làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây [nay là huyện Ba Vì, Hà Nội]

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Tản Đà xuất thân là một nhà nho

+ Vì mấy lần đi thi không đỗ nên ông đã chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ rồi sớm nổi tiếng, nhất là những năm 20 của thế kỉ XX.

+ Ngoài viết thơ Tản Đà còn nổi tiếng với nhiều bài văn xuôi, tản văn, tùy bút, tự truyện…

+ Những tác phẩm tiêu biểu: Giấc mộng con, Thề non nước, Khối tình con…

2. Sự nghiệp sáng tác:

Thơ Tản Đà tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại vô cùng đậm đà bản sắc dân tộc, thơ ông có những tìm tòi và sáng tạo rất mới mẻ. Thơ Tản Đà như một gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ:

- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội in trong tập “Khối tình con I” [xuất bản năm 1917]

2. Bố cục

- Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng có những mới mẻ và sáng tạo riêng

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ chính là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng để thoát khỏi những thứ tầm thường ấy

4. Đặc sắc nghệ thuật

- Bài thơ có nhiều sáng tạo, mới mẻ trong hình thức với thể thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. Giọng thơ hóm hỉnh, phóng túng pha một chút ngông. Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng mà tự nhiên có sử dụng nhiều khẩu ngữ

5. Sơ đồ tư duy

3. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

Tản Đà là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật đặc biệt trong làng thi sĩ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Bài "Muốn làm thằng Cuội" là bài thơ kiệt tác, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Tản Đà. Để nắm vững được những kiến thức cần đạt cho tác phẩm này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Muốn làm thằng cuội.

4. Hỏi đáp Bài Muốn làm thằng Cuội Ngữ văn 8

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số bài văn mẫu về Muốn làm thằng Cuội

Tuy có nói đến buồn, nói đến chán, có nói đến thoát li, có thấm vị phong tình... nhưng toàn bài thơ Muốn làm thằng cuội toát lên một tinh thần phủ định thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến xấu xa, khao khát được sống trong sạch hơn, thanh cao hơn, để mãi mãi giữ trọn thiên lương cao đẹp. Để cảm nhận được những điều ấy, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Muốn làm thằng cuội Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Muốn làm thằng cuội trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Muốn làm thằng cuội

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi,

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu, có bạn can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây thế mới vui.

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,

Tưạ nhau trông xuống thế gian cười.

B. Tìm hiểu tác phẩm Muốn làm thằng cuội

1. Tác giả

- Tản Đà [1889 - 1939] tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu

- Quê: Ba Vì- Hà Nội

- Xuất thân là nhà nho, thi không đỗ, chuyển sang làm báo, viết thơ.

- Ông được xem là gạch nối giữa nền thơ cổ và hiện đại Việt Nam [là khúc nhạc dạo đầu cho phong trào Thơ mới, lãng mạn Việt Nam].

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

- Bài thơ trích trong quyển “Khối tình con I”, xuất bản năm 1917

b, Bố cục: 4 phần: đề, thực, luận, kết

c, Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

d, PTBĐ: Biểu cảm.

e, Giá trị nội dung:

- Bài thơ chính là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng để thoát khỏi những thứ tầm thường ấy.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Giọng thơ hóm hỉnh, phóng túng pha một chút ngông.

- Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng mà tự nhiên có sử dụng nhiều khẩu ngữ

C. Sơ đồ tư duy Muốn làm thằng cuội

D. Đọc hiểu văn bản Muốn làm thằng cuội

1. Hai câu đề

“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi

Trần thế em nay chán nửa rồi”

- Tâm trạng: buồn chán, thất vọng. Vì cuộc sống trần thế không có niềm vui cho con người.

- Xưng “em”, gọi “chị”: tình tứ, mạnh bạo, mới mẻ → vầng trăng trở thành người bạn, người chị tri âm tri kỉ

⇒ Nhấn mạnh tâm trạng buồn sầu da diết, không nguôi, niềm bất hoà sâu sắc với xã hội

2. Hai câu thực

“Cung quế đã ai ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhắc lên chơi”

- Ước muốn được lên cung trăng, được làm “thằng cuội”, thực chất là muốn được thoát li khỏi thực tại tầm thường, buồn chán

⇒ Đó là ước muốn rất lãng mạn nhưng cũng rất “ngông

3. Hai câu luận

“Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió cùng mây thế mới vui”

- Lên cung trăng được sánh vai cùng chị Hằng, được vui cùng mây, gió, quên hết cô đơn, sầu tủi

⇒ Khát vọng được sống vui tươi, tự do

4. Hai câu kết

“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cuời”

- Hình ảnh thuần tưởng tượng, vừa thể hiện sự thoả mãn vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ

- Đó chính là đỉnh cao của hồn thơ ngông và lãng mạn của Tản Đà.

- “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” : sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian

⇒ Khao khát sự đổi thay xã hội theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống cá nhân.

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Muốn làm thằng Cuội Ngữ văn Lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Muốn làm thằng Cuội này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Đề bài:Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” được viết theo thể thơ nào?

Trả lời:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú

Muốn làm thằng cuội - Tản Đà bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với tác giả, tác phẩm Muốn làm thằng Cuội Ngữ văn lớp 8 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về bài Muốn làm thằng Cuội gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, ....

Quảng cáo

Quảng cáo

- Tản Đà [1889- 1939] tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu

- Quê quán: làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây[ nay là huyện Ba Vì, Hà Nội]

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Tản Đà xuất thân là một nhà nho

   + Vì mấy lần đi thi không đỗ nên ông đã chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ rồi sớm nổi tiếng, nhất là những năm 20 của thế kỉ XX.

   + Ngoài viết thơ Tản Đà còn nổi tiếng với nhiều bài văn xuôi, tản văn, tùy bút, tự truyện…

   + Những tác phẩm tiêu biểu: Giấc mộng con, Thề non nước, Khối tình con…

- Phong cách sáng tác:

   + Thơ Tản Đà tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại vô cùng đậm đà bản sắc dân tộc, thơ ông có những tìm tòi và sáng tạo rất mới mẻ. Thơ Tản Đà như một gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam

1. Hoàn cảnh sáng tác

Quảng cáo

- Bài thơ Muốn làm thăng Cuội in trong tập “Khối tình con I”[xuất bản năm 1917]

2. Bố cục

- Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng có những mới mẻ và sáng tạo riêng

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ chính là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng để thoát khỏi những thứ tầm thường ấy

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ có nhiều sáng tạo, mới mẻ trong hình thức với thể thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. Giọng thơ hóm hỉnh, phóng túng pha một chút ngông. Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng mà tự nhiên có sử dụng nhiều khẩu ngữ

I. Mở bài

- Khái quát về tác giả Tản Đà: Một tác giả như một dấu gạch nối giao thời giữa thơ cũ và thơ Mới

- Giới thiệu chung về bài thơ Muốn làm thằng Cuội: bài thơ là tâm sự của tác giả về thực tại

II. Thân bài

1. Hai câu đầu

- “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!”: lời cảm thán gợi không gian: Đêm thu, trăng sáng

- Nhà thơ bộc lộ trực tiếp suy tư của bản thân về trần thế: “buồn lắm”, “Trần thế em nay chán nửa rồi”: Lí do là vì cõi trần lắm bon chen, bất công, đất nước mất độc lập, tự do, thân phận nô lệ.

- “Chán nửa”: trong sâu thẳm vẫn tha thiết yêu cuộc sống

- Xưng hô: chị- em [nhún nhường mà bất trị- ngông]

⇒ Biểu cảm trực tiếp, giọng thơ như lời than thở nhấn mạnh tâm trạng buồn sầu da diết, không nguôi, niềm bất hoà sâu sắc với xã hội

2. Bốn câu giữa

- Bày tỏ mong muốn thoát li lên cung Quế [cung trăng] - nơi đẹp đẽ, thanh cao trong sáng - ở cạnh chị Hằng - người đẹp .

⇒ Ước muốn rất ngông

- Niềm mong muốn được vui trong cảnh bầu bạn, thả hồn cùng mây gió

⇒ Đó chỉ là niềm vui gượng, vui nhạt vì nó chỉ có trong mộng tưởng.

3. Hai câu kết

- Cảnh: thi sĩ mãi mãi ở trên cung trăng cùng chị Hằng, đêm rằm trung thu tháng 8 thi sĩ kề vai chị Hằng trông xuống thế gian cười

⇒ Hình ảnh bất ngờ, thi vị thể hiện cao độ hồn thơ ngông của Tản Đà.

- Thi sĩ thoả mãn vì đã đạt được khát vọng, thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được cõi trần bụi bặm

- “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” : sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian

⇒ Khao khát sự đổi thay XH theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống cá nhân.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: Với Lời lẽ giản dị, trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng hóm hỉnh, sức tưởng tượng phong phú, bài thơ là lời tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường mà xấu xa

- Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Loạt bài Tác giả - Tác phẩm gồm đầy đủ các bài Giới tiệu về tác giả, nội dung tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-8.jsp

Video liên quan

Chủ Đề