Mục đích của đánh tổi topping trong làm kem năm 2024

Kem topping silver whip 1L là dòng kem có nguồn gốc từ thực vật, hương vị thơm ngon nên thường được sử dụng để trang trí bánh kem, đồ uống hoặc làm một số loại bánh khác như mousse,...

Trong sản phẩm có chứa sẵn lượng đường phù hợp nên bạn không cần phải thêm đường trong quá trình đánh bông kem. Hàm lượng chất béo ở trong kem topping là 0% nên người già vầ người ăn kiêng hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm này.

Cách sử dụng

- Xả đông trong tủ mát ở nhiệt độ 20C trong khoảng thời gian từ 12 – 24 giờ trước khi sử dụng.

- Lắc đều trước khi mở.

- Cho nguyên liệu vào thố nhưng không quá 20% sức chứa của thố vì khi đánh bông kem có thể tăng thể tích lên gấp 3-4 lần. Đánh kem ở tốc độ trung bình cho đến khi kem nổi lên đạt độ cứng, độ bóng vừa ý.

Cách đánh khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng kem. (Không đánh kem ở tốc độ cao khi kem còn đá).

Trên thị trường, hiện có đa dạng các loại kem làm bánh cho người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng nếu bạn là một người mới tập tành làm bánh thì sự đa dạng này đôi khi sẽ khiến bạn bối rối không biết lựa chọn loại nào cho phù hợp với mục đích của mình.Qua bài viết này, Farina sẽ giúp bạn phân biệt các loại Kem béo, whipping cream và Topping cream trên thị trường giúp bạn làm ra những món tráng miệng cùng các thức uống ngon và đẹp mắt.

A. Kem béo là gì?

Kem béo thực vật (Non-dairy creamer) là một loại kem làm bánh nguồn gốc từ thực vật với thành phần chính là dầu cọ được hydrat hóa một phần. Do đó, loại kem béo này an toàn cho những người có tiền sử dị ứng đạm sữa bò và dùng được cho người ăn chay hay thực phẩm chức năng cho người đang điều trị tiểu đường.

1. Ưu nhược điểm của kem béo:

Do thành phần của sản phẩm kem béo có nguồn gốc từ thực vật nên nó có một số ưu điểm như:

- Hương vị sữa béo ngậy và lưu lại hậu vị khó quên.

- Không chứa cholesterol có hại.

- Tiện lợi, dễ sử dụng.

- Tính ứng dụng cao.

- Kéo dài thời gian bảo quản của thành phẩm sau chế biến.

- Có thể tăng vị thơm ngon cho các loại bánh ngọt, bánh lạnh, bánh mì...

- Có thể dùng thay thế một phần hoặc toàn bộ whipping cream, giảm chi phí sản xuất.

Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều có thể gây khó tiêu, mùi vị không béo bằng whipping cream.

2. Ứng dụng của kem béo

Kem béo có tính ứng dụng cao trong pha chế và làm bánh. Trong đó, kem béo thường được dùng để pha chế các loại thức uống như trà sữa, cà phê, nấu sữa hạt, sữa chua trái cây,...kể cả các loại chè ngọt như khúc bạch và nhiều loại chè khác. Thêm vào đó, nó còn được sử dụng để tăng vị béo cho các món sinh tố hoặc thức uống không chứa cồn. Ngoài ra, kem béo được đánh bông còn được dùng để trang trí thức uống thêm phần bắt mắt và hấp dẫn.

Trong làm bánh và các món ngọt, kem béo thường được sử dụng thay thế cho whipping cream trong các công thức làm bánh lạnh như mousse, cheesecake hoặc dùng để trang trí bánh kem...Bên cạnh đó, nó còn có thể được ứng dụng để nấu ganache trang trí mặt bánh hay làm nhân bánh. Kem béo còn có thể thay thế nước cốt dừa để làm rau câu, thậm chí bạn cũng có thể dùng nó để tăng độ béo khi nấu xôi.

Mục đích của đánh tổi topping trong làm kem năm 2024

Xem sản phẩm Kem béo thực vật vị sữa: https://farina.com.vn/creme-kem-beo-thuc-vat-vi-sua

B. Phân biệt kem béo với các loại kem làm bánh khác

1. Topping cream

Tương tự như kem béo thực vật, topping cream cũng có nguồn gốc từ thực vật với thành phần chính là dầu cọ được hydrat hóa một phần. Tuy nhiên, về cảm quan, vị giác và độ cứng của kem sau khi đánh của 2 loại này hoàn toàn khác nhau.

  • Cảm quan màu sắc thì kem béo thực vật như Cremé có màu hơi trắng ngà không trắng sáng như Topping cream. Chính vì vậy, nó dễ bắt màu hơn so với kem Topping.
  • Về vị giác, kem topping thường có vị ngọt từ nhẹ nhàng đến ngọt đậm (độ ngọt tùy vào từng sản phẩm và từng thương hiệu khác nhau). Còn kem béo thường không có vị ngọt và khá đậm vị sữa nên sẽ đem lại cảm giác thơm, béo của sữa bò tương tự như Whipping cream.
  • So với kem topping thì kem béo có độ đứng và độ bền nhiệt kém hơn nhiều. Do đó, nó chỉ phù hợp để làm bánh, pha chế hoặc trang trí bánh đơn giản như để chà láng, viền sò,…Tuy nhiên, bánh cần được giữ lạnh liên tục để tạo hình bánh giữ được form dáng.
  • Độ bông của kem béo thấp hơn so với kem trang trí Topping.
  • Cách đánh bông kem béo và Topping cream hoàn toàn khác nhau.
  • Bảo quản sản phẩm bằng cách cấp đông.

Mục đích của đánh tổi topping trong làm kem năm 2024

Xem sản phầm Kem trang trí Diamond Standard: https://farina.com.vn/diamond-standard-kem-trang-tri-banh

Xem sản phẩm Kem trang trí Luxury Creamy: https://farina.com.vn/luxury-creamy-kem-trang-tri-banh

2. Whipping Cream

Về vị giác và ứng dụng của kem béo và Whipping Cream tương đối giống nhau. Trong nhiều trường hợp, kem béo có thể được sử dụng thay thế một phần hoặc hoàn toàn Whipping Cream trong công thức làm bánh hoặc pha chế. Ngoài ra, chúng còn có những điểm giống nhau như:

  • Độ bông và bền nhiệt tương đương nhau
  • Cách đánh bông giống nhau

Mục đích của đánh tổi topping trong làm kem năm 2024

Kem béo và Whipping Cream có màu trắng ngà

Tuy nhiên, giữa 2 loại kem này cũng có nhiều điểm khác nhau như:

  • Kem béo có nguồn gốc từ thực vật còn Whipping cream có nguồn gốc hoàn toàn từ động vật (sữa bò).
  • Cả hai loại kem này đều có không có vị ngọt nhưng có vị béo và màu trắng ngà. Tuy nhiên, về độ béo thì kem Whipping béo hơn nhiều và nếu bạn là một người sành thì bạn mới có thể nhận ra sự khác biệt về vị giác giữa 2 loại kem này.
  • Kem whipping thường được khuyến cáo bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và chỉ có thể đánh bông kem tốt trong vòng 7 ngày kể từ ngày khui sản phẩm. Nếu Whipping cream để trong ngăn đá/ đông thì khi rã đông kem thường không mịn, lợn cợn và bông kém hơn hẳn . Còn kem béo được khuyến cáo bảo quản bằng cách cấp đông hoặc bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh và thời gian bảo quản có thể khá dài có thể lên tới 6 tháng (theo khuyến cáo của nhà sản xuất). Độ bông và độ mịn của kem béo gần như không thay đổi dù bạn đã khui sản phẩm được một thời gian.
  • Nếu kem Whipping đánh quá lâu thì sẽ dẫn đến hiện tượng tách nước, lợn cợn và không thể đánh bông trở lại. Thế nhưng, bạn sẽ không gặp hiện tượng này khi đánh kem béo quá lâu. Tuy nhiên, cả hai loại kem này sẽ bông tốt khi kem vẫn ở trạng thái lạnh.

3. So sánh với các loại kem khác.

Ngoài kem béo, kem Topping và Whipping, bạn có thể tìm thấy nhiều loại kem làm bánh khác như:

  • Cream Cheese (phô mai) có thành phần từ động vật. Nó có kết cấu đặc và cứng hơn, tương đối bền nhiệt.
  • Sour Cream (kem chua) là sữa được lên men để tạo ra vị chua, với thành phần chất béo là 12 - 16%. Kem chua thường có tính chất chịu được nhiệt cao cho nên thường không bị đông hay bị tách lớp, tách nước trong quá trình chế biến món ăn.

Mục đích của đánh tổi topping trong làm kem năm 2024

Sour cream dễ bị nhầm lẫn với sữa chua và creamcheese

  • Kem tươi dạng xịt là một dạng khác của kem whipping. Nó cũng có thành phần chính từ sữa động vật và được đánh bông. Nó chủ yếu được dùng để trang trí mặt bánh và nhiều món ăn, đồ uống khác, dùng như một lớp phủ đặc biệt cho bề mặt bánh, món tráng miệng hay trái cây.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “kem béo là gì”. Đồng thời, bạn cũng đã phần nào phân biệt được đặc điểm và cách sử dụng của từng loại kem bánh khác nhau. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả và làm ra những món tráng miệng ngon cùng nhiều loại thức uống bắt mắt. Chúc bạn thành công!

Kem topping dùng để làm gì?

Topping cream thường được dùng để làm lớp trang trí phủ lên các mặt bánh.

Kem topping để tủ lạnh được bao lâu?

Cách bảo quản Topping Cream đến tận 3 tháng - Sau khi dùng xong, bạn cần bịt miệng túi cẩn thận rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh. Khi dùng bạn rã đông tự nhiên trong ngăn mát tủ lạnh từ 8 - 12h. - Với cách này, bạn có thể bảo quản được trên 3 tháng (tùy theo nhiệt độ tủ lạnh).

Topping cream làm từ gì?

Có thể hiểu đơn giản rằng, topping cream chính là 1 loại kem tươi nhân tạo được chiết xuất từ sữa. Trong thành phần chứa sẵn 1 lượng đường nên bạn không cần cho thêm đường vào khi đánh bông.

Whipping cream có bao nhiêu loại?

Trên thị trường hiện nay có 2 loại whipping là kem tự đánh bông và loại đánh bông sẵn với mức giá khác nhau. So với các loại kem béo như topping cream, heavy cream,... thì whipping cream được dùng phổ biến hơn vì có thể sử dụng trong nhiều loại bánh và đồ uống.