Mẫu 3.14 đè nghị sử dung dụng hóa đơn

Mẫu 3.14 đặt in hóa đơn là biểu mẫu quan trọng khi doanh nghiệp làm các thủ tục đặt in hóa đơn lần đầu. Sau khi hoàn thành các thủ tục thành lập doanh nghiệp, để có thể bán hàng và giao dịch thì doanh nghiệp cần phải tiến hành làm thủ tục đặt in hóa đơn.

Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, doanh nghiệp cần làm thủ đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in, sử dụng Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Trong thời gian 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ sử dụng mẫu 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC để thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in.

Để lập mẫu 3.14, doanh nghiệp lưu ý một số mục như sau:

  • Kính gửi: Điền tên cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Tên người nộp thuế: Điền tên tổ chức, doanh nghiệp.
  • Mã số thuế: Điễn mã số thuế của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Địa chỉ trụ sở chính và địa chỉ nhận thông báo thuế: Ghi theo đăng ký thuế.
  • Số điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại cố định, di động của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật: Ghi theo đăng ký thuế.
  • Nghề nghiệp/ Lĩnh vực hoạt động/Ngành nghề kinh doanh: Ghi ngành nghề hoạt động, kinh doanh.

\>> Có thể bạn quan tâm: Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm.

Hướng dẫn lập mẫu 3.14 đặt in hóa đơn

2. Thủ tục đặt hóa đơn tự in lần đầu cho doanh nghiệp

Về trình tự thủ tục đặt in hóa đơn GTGT, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lập mẫu 3.14 về sử dụng hóa đơn đặt in

Doanh nghiệp thực hiện lập mẫu 3.14 theo hướng dẫn trên và nộp tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

\>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Bước 2: Thực hiện các thủ tục để cán bộ thuế đến kiểm tra

Khi cán bộ thuế đến kiểm tra trụ sở chính, doanh nghiệp cần chuẩn bị các thủ tục sau:

  • Treo biển doanh nghiệp tại trụ sở chính.
  • Chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, đăng ký mẫu dấu và dấu tròn.
  • Doanh nghiệp phải có bàn ghế, sổ sách, các dụng cụ,… chứng minh doanh nghiệp hoạt động.
  • Văn bản xác nhận về quyền sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp là hợp pháp: Hợp đồng thuê nhà, thuê văn phòng, giấy chứng nhận sử dụng đất,…
  • Hợp đồng mua bán/cung cấp hàng hóa, dịch vụ để chứng minh doanh nghiệp có giao dịch mua bán với khách hàng.

Các thủ tục cần thực hiện để đặt in hóa đơn lần đầu.

Bước 3: Làm thủ tục đặt in hóa đơn

Doanh nghiệp liên hệ với nhà in và cung cấp các thông tin để đặt in hóa đơn:

  • Đơn vị in phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in.
  • Doanh nghiệp trao đổi và cung cấp các thông tin về mẫu hóa đơn, mẫu số, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn, giá cả đặt in,…
  • Sau khi cục thuế đồng ý cho đặt in, doanh nghiệp liên hệ lại với nhà in để ký hợp đồng in.

\>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Để đặt in hóa đơn lần đầu, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau:

  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh.
  • Giấy giới thiệu của công ty có ghi tên người được ủy quyền để đặt in hóa đơn.
  • Chứng minh thư photo của Giám đốc công ty.
  • Chứng minh thư nhân dân của người đi đặt in hóa đơn.

Người được cử đi đặt in hóa đơn cầm bộ hồ sơ trên đến đơn vị đặt in để làm hợp đồng in hóa đơn. Theo thời gian hẹn trên hợp đồng, doanh nghiệp cử người đến lấy hóa đơn, hoàn tất thủ tục đặt in hóa đơn lần đầu.

Trên đây là hướng dẫn hướng dẫn lập mẫu 3.14 đặt in hóa đơn và thủ tục đặt in hóa đơn lần đầu cho doanh nghiệp. Đây là biểu mẫu quan trọng để đề nghị sử dụng hóa đơn cho các doanh nghiệp mới thành lập nên doanh nghiệp cần lưu ý để làm thủ thủ tục đúng quy định.

Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hoặc đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn vừa ban hành ngày 19/10/2020 nhưng thời hạn thực hiện từ 01/07/2022, hiện tại một số chi cục thuế ở Tỉnh Bình Dương và các Tỉnh khác vẫn áp dụng những quy định, trình tự thủ tục theo thông tư 39/2020 như là: Trước khi làm thủ tục đặt hóa đơn điện tử, đặt in, tự in lần đầu doanh nghiệp phải làm đơn đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử, tự in, đặt in theo mẫu 3.14 [Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính] gửi trực tiếp và chờ phản hồi bằng văn bản từ cơ quan thuế có chấp thuận hay còn bổ sung hồ sơ gì khác...

Căn cứ vào khoản 1 điều 1 thông tư 37/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 12/06/2017 :

“Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in [Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này] và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về điều kiện sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp [Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này].

Trường hợp sau 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in. Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời doanh nghiệp”

Chủ Đề