Mất tích bao lâu thì tuyên bố chết

Tuyên bố mất tích là gì? Khi nào một người bị tuyên bố là mất tích? Trình tự, thủ tục để tuyên bố một người mất tích?... Trong bài viết hôm nay, Luật Hừng Đông xin được chia sẻ đến bạn đọc vấn đề này như sau:

Tuyên bố mất tích là quyết định của Tòa án theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

  1. Điều kiện tuyên bố một người mất tích

Theo Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 thì

Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

  1. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

  1. Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích

+ Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

+ Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

+ Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

+ Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

  1. Thủ tục tuyên bố người mất tích

Theo quy định tại Điều 387, Điều 388 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

+ Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.

+ Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [nếu có] và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.

Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích, trường hợp có yêu cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, tòa án còn phải áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

     Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hừng Đông chúng tôi liên quan đến vấn đề Tuyên bố người mất tích theo quy định của pháp luật. Nếu cần hỗ trợ pháp lý về vấn đề liên quan hoặc về một vấn đề pháp lý cụ thể nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 024.35353005 để được tư vấn một cách cụ thể và chính xác nhất. Rất mong được hỗ trợ và hợp tác cùng Quý khách.

     Xin chân thành cảm ơn!

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về mất tích
  • 2. Tuyên bố cá nhân mất tích
  • 3. Điều kiện tuyên bố mất tích
  • 4. Hậu quả của việc tuyên bố mất tích
  • 5. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích và hậu quả của việc huỷ bỏ

1. Quy định chung về mất tích

Khi một người biệt tích đã hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người bị mất tích. Nếu không xác định được ngày đó, thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Nếu không xác định ngày, tháng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo.

Khi một người bị coi là mất tích, việc quản lý tài sản của người bị mất tích tại nơi cư trú được giao cho những người thân thích. Trong trường hợp những người thân thích không cử được người quản Iý hoặc không có ngưòi thân thích, thì Toà án chỉ định một người khác quản lý tài sản. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tài sản của người bị mất tích thực hiện sự giám sát việc quản lí tài sản của người bị mất tích đó.

2. Tuyên bố cá nhân mất tích

Cá nhân sinh ra không chỉ trở thành một thực thể xã hội mà đồng thời là một thực thể pháp lý. Sự tồn tại của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đem lại cho các cá nhân những quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Đồng thời, sự tồn tại của cá nhân bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ, liên quan tới nhiều cá nhân khác trong cộng đồng xã hội. Đồng nghĩa với việc đó, khi thiếu vắng sự hiện diện của họ sẽ làm ảnh hưởng, thậm chí thay đổi quá trình tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội mà họ tham gia. Sự tồn tại của cá nhân có ý nghĩa đối với quyền và nghĩa vụ của bản thân cá nhân đó. Vì vậy, trong Bộ luật Dân sự Việt Nam đã ghi nhận chế định về việc tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối với một cá nhân. Đây trở thành một chế định đặc biệt của luật dân sự.

Mất tích thường được quan niệm là “không còn thấy tung tích đâu nữa, cũng không rõ còn hay chết”. Có thể hiểu mất tích là tình trạng của một cá nhân vắng mặt liên tục trong một thời gian dài mà không rõ họ còn sống hay đã chết do không có tin tức gì liên quan đến cá nhân đó. Một cá nhân chỉ được coi là mất tích khi có tuyên bố mất tích do Tòa án đưa ra.

3. Điều kiện tuyên bố mất tích

Theo đó, Tòa án tuyên bố một người mất tích khi có các điều kiện sau:

Điều kiện về thời gian biệt tích: Cá nhân đã biệt tích hai năm liền trở lên và không có một tin tức nào về người đó còn sống hay đâ chết. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Thời hạn 02 năm này phải có tính liên tục, không bị ngắt quãng, gián đoạn. Có nghĩa là nếu một người vắng mặt tại nơi cư trú khoảng 1 năm sau đó có một tin tức rằng người đó vẫn sống tại một nơi khác rồi sau đó lại biệt tích 1 năm nữa thì không thể tính cộng hai khoảng thời gian đó lại thành 2 năm được.

về cách tính thời hạn như sau: Trước tiên thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Việc xác định thời hạn này được tính trên cơ sở người có quyền, lợi ích liên quan hoặc những người thân thích của người biệt tích nhớ rõ và có bằng chứng chứng minh đúng ngày tháng năm có tin tức của người biệt tích. Khi không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức. Nếu không xác định được tháng thì sẽ tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Những người có quyền và lợi ích liên quan có phải đưa ra các bằng chứng tùy theo từng trường hợp cụ thể để chứng minh rằng vào những thời điểm nói trên [ngày có tin tức cuối cùng, tháng, năm...] có chứng cớ xác định rằng có tin tức của người biệt tích vào thời điểm đó, và đó là thời điểm để xác định thời hạn của người biệt tích. Các bằng chứng có thể là các loại giấy tờ, văn bản, thư từ hoặc người làm chứng. Trên cơ sở đó, Tòa án mới xem xét và xác định tính xác thực của các bằng chứng để xác định thời hạn cho từng trường hợp cụ thể và thực hiện các thủ tục cần thiết để tuyên bố một người bị mất tích.

Điều kiện có đơn yêu cầu tuyên bố cá nhân mất tích: Người có quyền, lợi ích liên quan có đơn yêu cầu gửi đến Toà án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tuyên bô cá nhân đó bị mất tích. Trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan này, Toà án sẽ xem xét và ra tuyên bố phù hợp. Người có quyền và lợi ích liên quan có thể là những chủ thể có liên quan đến các lợi ích vật chất, điển hình là tài sản đối với cá nhân mất tích hoặc liên quan đến nhân thân [đặc biệt trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng]. Sau khi đáp ứng được thời gian biệt tích luật định, người có quyền, lợi ích liên quan mới có quyền gửi đơn yêu cầu đến toà án có thẩm quyền và đương nhiên phải có các bằng chứng chứng minh thời gian biệt tích này.

Điều kiện về thông báo tìm kiếm thông tin: Trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan tuyên bố một cá nhân mất tích, Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục tìm kiếm thông tin. Thủ tục này nhằm mục đích đảm bảo cá nhân đó thực sự bị biệt tích và không có ai có thông tin xác thực về nơi cá nhân này đang sinh sống. Đồng thời, quy trình tìm kiếm thông tin cũng giúp chính cá nhân đang được yêu cầu tuyên bố mất tích có điều kiện nắm bắt được nhu cầu của các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan tìm kiếm mình. Pháp luật hiện hành quy định, việc tìm kiếm thông tin cá nhân đang được yêu cầu tuyên bố mất tích này phải được đăng trên các kênh thông tin quốc gia trong ba số liên tiếp.

Điều kiện có tuyên bổ của Toà án về cá nhân mất tích: Khi thoả mãn các điều kiện nêu trên, Toà án xem xét và ra quyết định tuyên bố cá nhân được yêu cầu có mất tích hay không. Nếu Toà án ra quyết định tuyên bố cá nhân đó mất tích thì lúc đó, cá nhân mới chính thức trở thành người bị tuyên bố mất tích và dẫn đến một số hậu quả pháp lý nhất định như về quản lý tài sản, quan hệ hôn nhân hoặc tư cách chủ thể. Trường hợp nếu đã có quyết định trước đó của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sau quyết định đó.

"Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích đế ghi chủ theo quy định của pháp luật về hộ tịch ”.

4. Hậu quả của việc tuyên bố mất tích

Hậu quả pháp lý cơ bản liên quan đến người mất tích bao gồm các yếu tố: Tư cách chủ thể, quan hệ hôn nhân và quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích.

Tư cách chủ thể của cá nhăn bị tuyên bố mất tích. Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích, tạm thời tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích bị dừng lại. Tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ. Tạm dừng tư cách chủ thể có thể nhận diện trong trường hợp nếu có giao dịch được xác lập sau khi cá nhân này bị tuyên bố mất tích thì cần xem xét để xác thực thông tin. Còn về nguyên tắc, do tư cách chủ thể cá nhân này tạm dừng nên giao dịch được xác lập có chủ thể bị tuyên bố mất tích xác lập, thực hiện thì giao dịch này không có hiệu lực. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều trường họp quyết định tuyên bố cá nhân mất tích bị huỷ nhờ việc xác thực thông tin thông qua xuất hiện các giao dịch do người bị tuyên bố mất tích xác lập, thực hiện.

Quan hệ hôn nhân. Khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì hôn nhân không chấm dứt mà là căn cứ để Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của họ ly hôn khi có yêu cầu. Tại Khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xỉn ỉy hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình”.

Điều này phù hợp với khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn” - Xem khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Xem khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ hoặc chồng người mất tích. Họ có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn vì lý do người chồng hoặc vợ của họ mất tích và nhiều quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong trường hợp một người xin ly hôn với lý do vợ hoặc chồng của mình bị tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản thì phải xuất trình trước Tòa án bản quyết định của Tòa án trước về việc tuyên bố vợ hoặc chồng mình mất tích. Nếu Tòa án quyết định tuyên bố mất tích theo yêu cầu của chồng hoặc vợ của người mất tích với mong muốn xin ly hôn vắng mặt thì hợp nhất Tòa án sẽ giải quyết cả hai yêu cầu mà không cần mở hai phiên tòa để giải quyết hai việc khác nhau.

Quản lý tài sản thuộc sở hữu của cá nhân bị tuyên bố mất tích. Tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích được giao cho người quản lý theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể như sau:

Trước hết, người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 Bộ luật Dân sự năm 2015 tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích. Việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích được thực hiện theo nguyên tắc người đang quản lý tài sản [theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Dân sự năm 2015] tiếp tục quản lý sài sản của người bị tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể thay đổi người quản lý tài sản khi người đó không thể tiếp tục thực hiện việc quản lý tài sản vì những lý do chính đáng như không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ của người quản lý tài sản hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Ngoài ra việc thay thế người quản lý tài sản cũng đặt ra khi người đó bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc chết... vấn đề này chưa được Bộ luật Dân sự quy định cụ thể nhưng trong thực tế khi xảy ra vấn đề này thì Tòa án sẽ xem xét và có quyết định thay đổi người quản lý tài sản cho người mất tích khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.

Tiếp theo, trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất’tích quản lý. Neu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản. Người thân thích bên cạnh vợ, con, bố, mẹ thì có thể là anh, chị, em ruột, ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột của cá nhân này.

Như vậy, nếu một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích thì những vấn đề liên quan đến tài sản được giải quyết như sau:

+ Đối với tài sản riêng của họ, nếu họ đang ủy quyền cho ai quản lý thì người đó tiếp tục quản lý;

+ Đối với tài sản riêng của họ nhưng nằm trong tài sản thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu chung sẽ tiếp tục quản lý;

+ Đối với tài sản riêng của họ hoặc tài sản của họ vẫn nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng mà người vợ hoặc người chồng đang quan lý thì người này tiếp tục quản lý, trừ trường hợp người vợ hoặc người chồng của họ chết, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp đó, con đã thành niên hoặc cha, mẹ của họ quản lý tài sản. Trong trường hợp không còn ai trong số những người trên thì Tòa án chỉ định một trong số những người thân thích của họ quản lý tài sản hoặc chỉ định người khác quản lý tài sản. Điều này có thể phù hợp với nguyện vọng của người bị tuyên bố mất tích nhưng cũng có những khó khăn nhất định đối với người vợ hoặc người chồng trong các mối quan hệ gia đình mà phải cần dùng đến tài sản của vợ chồng hoặc tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng bị tuyên bố mất tích.

Bên cạnh việc người quản lý được hưởng những quyền được quy định tại Điều 67 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người quản lý chỉ được bán tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. Tức là quyền định đoạt tài sản của người quản lý bị hạn chế. Quy định như vậy còn chưa phù hợp trong trường hợp riêng biệt. Cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: ‘Tợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình” Khoản 2 Điều 79 Luật HN&GĐ năm 2014 và “trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ đế đáp ứng nhu câu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên” - Khoản 2 Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2014.

Vậy, khi một bên vợ hoặc chồng là người quản lý tài sản riêng của người bị mất tích mà tài sản chung không còn thì nên cho phép người quản lý tài sản định đoạt tài sản riêng của người mất tích nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trong trường hợp vợ, chồng áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận mà một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích thì pháp luật điều chỉnh quản lý tài sản và định đoạt tài sản cũng không có sự khác biệt nếu trong văn bản thỏa thuận không dự liệu. Nếu người vợ hoặc người chồng với tư cách là người quản lý tài sản của người mất tích mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo về chế độ tài sản theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

5. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích và hậu quả của việc huỷ bỏ

Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích là để đảm bảo quyền, lợi ích về tài sản, nhân thân và các quan hệ pháp luật của cá nhân mất tích, của chủ thể có liên quan khác. Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Khỉ người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó”- Khoản 1 Điều 70 Bộ luật Dân sự năm 2015. Để xác thực thông tin có thể thông qua những trường hợp như người bị tuyên bố mất tích đó viết thư, gửi ảnh hoặc gọi điện về cho gia đình, có người cung cấp chính xác thông tin của người bị tuyên bố mất tích cho gia đình hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Đây là quy định cần thiết về mặt pháp lý để bảo đảm quyền lợi của người bị tuyên bố mất tích về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của người đó khi người đó trở về. Cơ quan có thẩm quyên tiếp nhận đơn yêu cầu và ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố quyết định cá nhân mất tích chính là Toà án ra quyết định tuyên bố cá nhân mất tích này.

Về tài sản: Tài sản của người tuyên bố mất tích được quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý”.

Người bị tuyên bố mất tích có quyền yêu cầu người quản lý tài sản chuyển giao lại tài sản cho mình và người đó cũng có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lý và cần thiết phát sinh từ việc quản lý tài sản. Ngoài ra, trong trường hợp người quản lý tài sản làm hư hỏng, gây thiệt hại đến tài sản của người bị tuyên bố mất tích thì người đó cũng có quyền yêu cầu người quản lý tài sản phải bồi thường thiệt hại cho mình.

Về quan hệ hôn nhân: Quan hệ hôn nhân của người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là còn sống trong quan hệ với vợ hoặc chồng được quy định tại khoản 3 Điều 70 Bộ luật Dân sự năm 2015:

"Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đỏ còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật".

Có nghĩa là nếu chưa ly hôn thi quan hệ hôn nhân vẫn tiếp tục. Nếu đã ly hôn, khi người mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là còn sống thì vợ hoặc chồng của người này dù có kết hôn với người khác hay không thì quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực, quan hệ hôn nhân giữa hai người đã chấm dứt trên cơ sở quyết định ly hôn đã có hiệu lực của Toà án.

Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Đây là nội dung lần đầu tiên được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự. Quy định này bổ sung nhằm hoàn thiện thủ tục pháp lý và nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người được hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề