Luật nào là luật cơ bản của nhà nước

- Nêu định nghĩa của Hiến pháp: Dùng định nghĩa giáo trình hay Black Law Dictionary hay các thể loại sách chuyên khảo đều được - Sơ lược qua những tính chất cơ bản của Hiến pháp: Luật Tổ chức, Luật cơ bản, Luật tối cao, Luật Bảo vệ

Cơ sở pháp lý nói rằng Hiến pháp là Luật cơ bản:

  • Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định về vị trí của Hiến pháp như sau:

“Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có

hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”

- Trả lời câu hỏi chính: Chứng minh Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc gia: Ba luận điểm sau 1) Hiến pháp là nền tảng pháp lý của sự tồn tại và vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị - Tồn tại? Kiểu như là Hiến pháp là nền tảng pháp lý, quy định và thừa nhận các yêu tố cấu thành nên hệ thống chính trị, bản chất đặc trưng của hệ thống chính trị trong từng Quốc gia - Vận hành? Vai trò, vị trí của các thành tố trong hệ thống chính trị, mối liên hệ nội tại với nhau Hiến pháp đóng vai trò là nền tảng pháp lý 2) Hiến pháp là nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. (Điều 119 HP) - Khái niệm Hệ thống pháp luật là Tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và được phân định thành các chế định PL ,ngành Luật Thế thì các quy phạm ấy phải được xây dựng trên nền tảng của Hiến pháp: Cụ thể như thế nào, ví dụ ra vài cái ( Các luật xây dựng dựa trên nền tảng của HP như thế nào, chỉ ra) - Câu đầu tiên của mỗi Luật là gì? 3) Hiến pháp bảo vệ các quyền tự do và cơ bản của công dân

Để phân tích cái này cần liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc ra đời của

Hiến pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một trong

những chức năng cơ bản nhất,.....

Các bước trình bày từng luận điểm:

  • Phân tích luận điểm, dựa trên ngữ nghĩa cũng như suy luận, kết

hợp với các lý thuyết nêu trong giáo trình.

  • Đưa ra căn cứ pháp lý cho từng luận điểm làm chứng minh. Ví dụ

Luận điểm 1: Điều 4 (Đảng Cộng Sản), Điều 9 (Mặt trận Tổ Quốc) và

các chương quy định chế định về các cơ quan nhà nước

  • Đưa ra một số nhận định quan điểm cá nhân kết hợp với ví dụ

thực tế

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này. Ở đây chỉ đề cập đến độ tuổi chính là tiêu chí duy nhất chứ không nói thêm về giới tính hay tôn giáo... Cuối cùng nói Hiến Pháp là luật cơ bản bởi vì Hiến Pháp bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người và công dân. Hiến Pháp phải được chưng cầu ý dân. Như PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khẳng định: Dân là gốc rễ, là nền tảng của khối đại đoàn kết. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do nhân dân làm chủ còn bao hàm một nội dung quan trọng khác đó là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước. Do đó ta có thể thấy được con người chính là gốc rễ là nền tảng cơ bản của mọi sự.Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và xác lập các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân giới hạn quyền lực nhà nước ( như đã đề cập tại các điều ở luận điểm thứ nhất) để ngăn ngừa khả năng lạm dụng quyền lực xâm phạm đến con người và công dânự ra đời của Hiến pháp với tính chất là luật cơ bản gắn liền với giai cấp tư sản giành chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại nhà nước chuyên chế phong kiến để thành lập một nhà nước dân chủ , mà ở đó QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ NHÂN DÂN. Đây là cuộc đấu tranh rất dai dẳng giữa lực lượng tư sản tiến bộ muốn giành chính quyền về tay mình với giai cấp phong kiến cổ hủ đang cầm quyền. Trong cuộc đấu tranh này giai cấp tư sản đã đạt được sự liên minh với nhiều tầng lớp nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra lâu dài và phức tạp, lúc đầu sự thành công được thể hiện ở sự hạn chế quyền lực vương triều bằng việc thành lập cơ quan nghị viện bên cạnh cạnh vua hoặc thừa nhận chế độ cộng hòa thừa nhận các quyền của các công dân có của, cùng với việc quy định cách thức tổ chức và hoạt động của chính bản thân cơ quan nhà nước. Rồi dần xóa bỏ giai cấp phong kiến, THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ QUYỀN LỰC THUỘC VỀ NHÂN DÂN. Hiến pháp là bản văn ghi nhận thành quả của cuộc đấu tranh này. Cần làm gì để bảo vệ hiến pháp tốt hơn Thứ nhất chúng ta cần biết rằng hiến pháp chính là nhân dân, Hiến Pháp nói lên quyền và thay mặt người dân do ý chí của nhân dân do đó cần phải nâng cao nhận thức của chúng ta hơn Học tập và rút kinh nghiệm từ những nước tiến bộ hơn ra để đưa ra một thiết chế giám sát hiến pháp độc lập công bằng minh bạch không làm thay đổi các quyền về con người mà là sự bổ sung hoàn thiện góp phần bảo vệ quyền con người một cách triệt để hơn. Cần có cơ chế để phân ra cơ quan lập hiến và lập pháp bởi lẽ cơ quan đã làm ra hiến pháp được quan niệm là cơ quan ở vị trí thuận lợi hơn để giải thích ý nghĩa của hiến pháp và biết được khi nào hiến pháp bị vi phạm đồng thời nó lại ở vị thế cao hơn cơ quan lập pháp. Nhưng ở nước ta lại không có sự phân biệt giữa hai cơ quan này và không có cơ quan giám sát hiến pháp tách biệt hơn từ đó gây nên mất lòng dân và khiến người ta nghi ngờ liệu rằng có bị thâu tóm quyền lực không.

TẠI SAO HIẾN PHÁP LÀ LUẬT CƠ BẢN CỦA MỖI QUỐC GIA,

CHỨNG MINH. CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ HIẾN PHÁP

TỐT HƠN?

Theo cách định nghĩa hiện đại và phổ biến được diễn đạt trong cuốn

từ điển luật danh tiếng Black Law Dictionary, Hiến pháp là luật tổ

chức cơ bản của một quốc gia hay một nhà nước thiết lập các thể

chế và bộ máy của chính quyền, xác định phạm vi quyền lực của

chính quyền, và bảo đảm các quyền tự do của công dân. Từ cách

định nghĩa trên, có thể chỉ ra một số đặc trưng sau đây của hiến

pháp:

  • Hiến pháp là luật tổ chức (organic law)
  • Hiến pháp là luật cơ bản (basic law)
  • Hiến pháp là luật tối cao (highest law)

Trong đó, đáng chú ý nhất là đặc trưng Hiến pháp là luật cơ bản của

mỗi quốc gia, chính từ đặc trưng này mà tính tổ chức và tối cao của

Hiến pháp được hình thành. ( Bởi vì nếu không coi Hiến pháp là gốc,

là cơ bản thì không thể có giá trị pháp lý tối cao trên các đạo luật,

các văn bản chứa quy phạm pháp luật hay các nguồn luật khác. Bên

cạnh đó, bởi là đạo luật cơ bản mà Hiến pháp đã xác lập các cơ quan

cơ bản trong bộ máy nhà nước). Đặc trưng luật cơ bản đã được ghi

nhận trong Hiến pháp của nước ta cũng như Hiến pháp của một số

nước trên thế giới, tùy vào kỹ thuật lập hiến mà đặc trưng này được

tuyên bố tường minh hay hàm ý ẩn sâu trong các văn bản quy phạm

pháp luật. Cụ thể tại Khoản 1, Điều 119 Hiến pháp Việt Nam năm

2013 quy định như sau:

“Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có

hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”

pháp 2013 của Việt Nam quy định các tổ chức Đảng và Đảng viên

ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, tuy tổ

chức này giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị (bao gồm cả

thiết chế nhà nước). Hay tại Điều 9 quy định MTTQVN là cơ sở chính

trị của chính quyền nhân dân.

Tóm lại, Hiến pháp thể hiện tính cơ bản của mình khi trở thành nền

tảng pháp lý cho toàn bộ hệ thống chính trị, đặt các thiết chế của nó

dưới các quy định của Hiến pháp, cũng là dưới quyền lực tối cao nhất

của nhân dân.

Thứ hai, Hiến pháp là nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp

luật

Một số quốc gia trên thế giới có tên gọi khác cho Hiến pháp là: “luật

cơ bản” (Đức) hay “những luật cơ bản” (Thụy Điển). Sở dĩ cách gọi

như vậy là vì họ muốn đề cao vai trò nền tảng của Hiến pháp trong

hệ thống pháp luật, là cơ sở để để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp

luật. Hệ thống pháp luật là Tổng thể các quy phạm pháp luật có mối

liên hệ chặt chẽ với nhau và được phân định thành các chế định

PL ,ngành Luật. Tính cơ bản của Hiến pháp ở đây được thể hiện rằng

các quy phạm pháp luật trong hệ thống ấy không được trái với quy

định và tinh thần của Hiến pháp. Hiệu lực pháp lý tối cao này của

Hiến pháp xuất phát từ bản chất của Hiến pháp với nghĩa là đạo luật

gốc quy định giới hạn quyền lực nhà nước; quyền lập hiến nguyên

thủy quy định và giới hạn quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Bởi tính chất của quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp mới sinh ra

bản chất nền tảng và tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp

luật.

Bản chất nền tảng của Hiến pháp trong toàn bộ hệ thống pháp luật được quy định trong Hiến pháp của nhiều quốc gia. Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định ” Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.” Điều này cũng được thể hiện trong Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Triệt 2, Điều VI Hiến pháp Hoa Kỳ cũng quy định: “Hiến pháp này, các đạo luật của Hợp chúng quốc được ban hành theo Hiến pháp này, mọi điều ước đã, hoặc sẽ được ký kết dưới thẩm quyền của Hợp chúng quốc, sẽ là bộ luật tối cao của quốc gia. Quan tòa ở mọi tiểu bang đều phải tuân theo những luật tối cao này. Bất cứ điều khoản nào trong Hiến pháp, hoặc luật pháp của các bang trái ngược với Hiến pháp Liên bang, đều không có giá trị.”. Hay đi vào sâu hơn trong các đạo luật cụ thể, lấy ví dụ với các Luật của Việt Nam do Quốc hội ban hành, câu mở đầu luôn là : “ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành...”. Còn đi

sâu hơn vào nội dung, tính nền tảng của Hiến pháp với Hệ thống còn được thể hiện qua mỗi chế định về các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp như chế định về Quốc hội, chế định về Chính phủ hay chế định về Chính quyền địa phương đều được cụ thể hóa thành các Luật riêng quy định các thiết chế này. Hay nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 20 Hiến pháp 2013 đã trở thành nền tảng cho quy trình Tố tụng Hình sự tại Việt Nam.

Thứ ba, Hiến pháp bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người và công dân

Với ý nghĩa là đạo luật cơ bản của các quốc gia, ngoài các nội dung về tổ chức, giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước, hiến pháp còn khẳng định rõ các quyền và tự do của cá nhân dưới hình thức các quyền con người hoặc quyền công dân. Theo nghĩa rộng, việc quy định các quyền con người, quyền công dân, ngoài ý nghĩa khẳng định quyền lực nguyên thủy, tối cao của nhân dân, cũng chính là cách thức nhằm giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước; bởi tập hợp các quyền con người, quyền công dân chính là những yêu cầu và nghĩa vụ đối với Nhà nước về những điều phải đáp ứng và những điều không được làm với người dân.

“Nếu không có chế định quyền con người, quyền công dân thì cũng không có Hiến pháp”

Hiện tại, hầu hết các quyền con người theo luật quốc tế về quyền con người đã được ghi nhận trong hiến pháp của các quốc gia trên thế giới (xem các bảng trong các phần dưới đây và phụ lục), tuy với mức độ khác nhau. Như vậy, với hiệu lực tối cao của nó, hiến pháp đóng vai trò là công cụ pháp lý cơ bản để hiện thực hóa các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người ở các quốc gia.

Kết luận. Từ những luận điểm và các luận cứ được nêu, Hiến pháp là Luật cơ bản của một quốc gia (Chỗ này bí quá rồi nên chốt vầy cho lẹ)

BẢO VỆ HIẾN PHÁP VIỆT NAM TỐT HƠN? (Điều 119 Khoản 2)

So với Hiến pháp năm 1992 và các Hiến pháp trước đây, các quy định bổ sung tại khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 thể hiện một quan điểm mới, để Hiến pháp trở thành luật cơ bản của Nhân dân, có giá trị pháp lý cao nhất, chẳng những các cơ quan nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, mà còn phải có cơ chế bảo hiến độc lập do luật định. Hiến pháp hiện tại đã quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước và cơ chế bảo vệ - những nhân tố cơ bản bảo đảm cho Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất.