Lộ trình ôn thi đại học khối A00

Thi Đại học được coi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của sinh viên. Bởi đó sẽ là con đường quyết định tương lai của bạn. Bởi vậy bạn cần phải có kế hoạch ôn thi hiệu quả để thi đạt kết quả như mong muốn. Nếu bạn chưa biết cách ôn thi đại học khối A hiệu quả thì bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

Luôn tạo tâm lý ôn thi thoải mái nhất

Luôn tạo tâm lý ôn thi thoải mái nhất

Thực tế cho thấy có rất nhiều thí sinh học lực rất tốt nhưng khi thi đại học thì kết quả lại kém vô cùng. Đây cũng có thể là do áp lực tâm lý thi. Đây là một trong những căn nguyên cơ bản khiến bạn thi trượt. Bạn luôn lo lắng về kết quả thi tuyển, không giữ được tâm lý tự tin. Từ đó gây ra áp lực lớn trong việc ôn thi. Quá trình ôn thi sẽ trở nên bế tắc và khó khăn hơn. Và hiệu quả ôn thi khối A sẽ không tốt nếu tâm lý không ổn định.

Bạn hãy bình tĩnh, tự tin vào năng lực bản thân thì việc ôn thi mới đạt hiệu quả. Bạn hãy giữ tư tưởng thoải mái rằng “đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công”.  Vì thế bạn hãy giữ cho mình một tâm lý thoải mái nhất.

Tìm ra những lỗ hổng kiến thức để có phương pháp rèn luyện phù hợp nhất

Các môn học khối A luôn có sự logic và liên kết chặt chẽ với nhau. Quá trình học tập cũng như một quá trình chúng ta xây dựng một ngôi nhà vậy. Chúng ta cần nắm chắc cho mình những kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất. Có nắm vững kiến thức thì chúng ta mới có nền móng để xây dựng cho mình một ngôi nhà cao đẹp và chắc chắn nhất. Các kiến thức cơ bản chính là tiền đề cho sự phát triển thành quả học tập của bản thân bạn. 

Bạn cần nhìn nhận lại phần kiến thức còn hạn chế của mình để có thể ôn luyện một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên trau dồi các kiến thức đã nắm được để có được hiệu quả ôn thi tốt nhất. Việc rèn luyện các kỹ năng giải các bài khó, ứng biến nhanh với mọi dạng bài thông qua các đề ôn.

Lên kế hoạch ôn thi cho từng môn học

Luyện ôn thi môn Toán

Luyện ôn thi môn Toán

Môn toán là môn thi tự luận, được đánh giá là môn thi khó nhất trong 3 môn học khối A. Để làm tốt bài thi bạn cần có bí quyết ôn tập cho riêng mình. Việc đầu tiên là bạn lên các trang mạng tải những đề thi các năm trước đó. Mỗi ngày bạn cố gắng làm 1-2 đề thi. 

Đối với đề thi môn toán, các thí sinh nên cố gắng phân tích các dạng bài tập. Sau đó tính giờ thời gian làm bài. Câu nào dễ các bạn làm trước, câu khó làm sau. Bên cạnh đó việc trình bày bài cẩn thận, chỉnh chu cũng là cách khiến bạn ăn điểm tối đa. Sau khi làm xong bạn hãy soát lại đề bài 1 lần nữa, tránh bỏ sót câu.

Luyện ôn thi môn Lý 

Luyện ôn thi môn Lý

Đối với môn Lý, bạn cần hiểu bản chất của sự vật hiện tượng. Nếu bạn học vẹt thì sẽ bị nhầm lẫn giữa các công thức. Dù đã nắm vững thì bạn cũng nên ôn lại một lần nữa. 

Môn lý sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm nên mỗi năm sẽ ra nhiều câu hỏi mới khác nhau. Bạn nên lên mạng tìm hiểu thêm các tài liệu và các dạng câu hỏi mới. Và tìm hiểu các mẹo hay các công thức tính nhanh để áp dụng nhanh nhất trong lúc làm đề thi.

Đối với các bài tập dạng câu hỏi dài bạn cần có trình tự giải theo các bước sau:

  • Gạch đầu dòng các ý chính, các đại lượng được đưa ra trong bài.
  • Lưu ý đến đơn vị tính toán
  • Vẽ hình minh họa nếu có
  • Lập công thức liên quan đến các đại lượng trên

Luyện ôn thi môn Hóa

Luyện ôn thi môn Hóa

Môn Hóa được  đánh giá là môn có cấp độ khó cao với đa dạng các loại bài tập khác nhau.

Và có nhiều bài được ra dưới dạng đánh lừa các thí sinh nhất. Vì vậy, muốn làm tốt môn hóa các bạn cần nắm rõ kiến thức cơ bản ngay trên lớp. Nắm bắt các phản ứng hóa học và phân loại từng dạng bài tập. Môn Hóa cũng như môn Lý có 2 dạng câu hỏi là câu hỏi lý thuyết và câu hỏi bài tập. Nhưng thi theo hình thức trắc nghiệm.

Đối với phần lý thuyết. Bạn tự tiến hành thí nghiệm các phản ứng để nắm rõ nhất kết quả và đưa ra kết luận chính xác. Tự viết các phương trình phản ứng và cân bằng chúng. Thực hiện các công việc này thường xuyên sẽ khiến bạn nhớ lâu hơn. Thậm chí khi nhìn vào câu hỏi cân bằng phản ứng bạn có thể nhớ được các hệ số của chúng. Việc này giúp bạn rút ngắn thời gian làm bài hơn. Việc ghi lại các phản ứng đặc biệt vào cuốn sổ tay cũng là một cách học khá thông minh.

Đới với các dạng câu hỏi bài tập bạn học cách tính toán theo phương trình phản ứng. Lập và giải hệ phương trình. Áp dụng định lý bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố,.. Bên cạnh đó bạn cũng tìm hiểu các công thức tính nhanh để áp dụng cho bài toán.

Sử dụng sơ đồ tư duy trong phương pháp học

Sử dụng sơ đồ tư duy trong phương pháp học

Sử dụng biện pháp sơ đồ tư duy là cách học thâu tóm lại toàn bộ kiến thức bằng một sơ đồ tư duy. Hình thành thói quen học này sẽ giúp bạn sắp xếp kiến thức một cách có trật tự, rõ ràng và rành mạch hơn. Điều này sẽ giúp bạn không bị bỏ sót các thông tin.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm ôn thi đại học khối A mà trường Trung Cấp Tây Sài Gòn chia sẻ đến bạn. Các sĩ tử hãy cố gắng tập trung ôn thi. Kết hợp với phương pháp giảng dạy của các thầy cô để đạt được kết quả thi tốt nhất. 

💥Khối A [Toán, Lí, Hóa] là một khối thi chưa bao giờ hết hot bởi những cơ hội việc làm trong tương lai mà nó mang lại. Nhưng cũng chính vì lý do vậy mà ở khối A luôn có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thí sinh.
Dưới đây là những tips ôn thi và những phần kiến thức lớp 11 mà 2k4 CẦN NẮM VỮNG nếu muốn đạt 24+ thi đại học.

📌 MÔN TOÁN:
 Những chuyên đề mà 2k4 cần nắm vững để đạt điểm cao trong kì thi đại học cũng như là nền tảng để học tốt chương trình lớp 12 là: +Hàm số lượng giác +Phương trình lượng giác +Tổ hợp, Xác suất +Giới hạn dãy số +Đạo Hàm +Đường thẳng và mặt phẳng

+Hình học không gian

Chỉ còn một vài tháng nữa thôi là một mùa thi đại học lại đến! Nhằm giúp các bạn học sinh vững tin hơn để vượt qua dấu mốc quan trọng này, Sieutrinao.com xin chia sẻ một vài kinh nghiệm ôn thi đại học khối A và khối A1 hi vọng nó sẽ giúp ích cho tất cả sĩ tử ở chặng đua cuối cùng.

Khối A gồm tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa

Khối A1 gồm tổ hợp 3 môn: Toán – Lý – Anh

Môn Toán

Mẫu đề thi trắc nghiệm THPT [đại học] môn Toán 2018 – mã đề 101, xem thêm các mẫu đề khác tại đây 

Từ năm 2017 môn Toán bắt đầu áp dụng hình thức ôn thi trắc nghiệm, do đó quá trình ôn luyện cũng cần phải thay đổi. Trong các đề thi chắc chắn sẽ có các câu dễ và câu khó, tỷ lệ dễ/khó thường là 60% / 40% và có thể thay đổi khác nhau qua từng năm.

Vì vậy không nên học tủ, cần học lần lượt tất cả các chuyên đề bám sát chương trình sách giáo khoa THPT, nắm chắc kiến thức căn bản trước khi học phần nâng cao. 

Đề thi là trắc nghiệm, do đó bạn sẽ phải chạy đua với thời gian để giải được tối đa các bài Toán nhỏ. Vậy nên, có lẽ khâu trình bày sẽ không cần thiết phải quá quan trọng như đề thi tự luận trước kia. Cốt lõi của vấn đề là giải nhanh nhất và chính xác nhất các bài toán.

Chính vì thế, cách tư duy trong việc phân tích, suy luận phép toán rất quan trọng. Cũng đừng bỏ qua việc học thêm các mẹo hoặc thủ thuật nhỏ trong việc giải để, các phương pháp giải nhanh kết hợp với máy tính cầm tay.

Ví dụ: để học thuộc các các công thức lượng giác thì nên vận dụng phép liên tưởng để ghi nhớ nhanh như là

  • Giá trị lượng giác của các cung đặc biệt [Cos đối, sin bù, phụ chéo, khác pi tan]
  • Mỗi khi làm những câu hình học thì nên vẽ hình ra giấy nháp thật to và rõ ràng để khi làm bài dễ hình dung hơn tránh việc khó liên tưởng.

Luôn dành thời gian để làm các đề thi thử, vừa giúp bạn có thêm kiến thức trong việc giải các bài toán mà còn giúp bạn tránh khỏi bối rối khi cầm một đề thi thực sự. Nếu đang ở giai đoạn nước rút chỉ còn 1 -2 tháng, nhưng khả năng học của bạn ở mức trung bình thì không nên cố gắng ôn luyện phần nâng cao mà hãy làm sao luyện thật chắc chắn phần cơ bản, xác định mục tiêu thực tế sẽ giúp chúng ta đạt được mức điểm an toàn.

Môn Lý

Mẫu đề thi trắc nghiệm THPT [đại học] môn Lý 2018 – mã đề 204, xem thêm các mẫu đề khác tại đây 

 Cũng giống như toán và hóa, thì học sinh cũng cần ôn luyện phần lý thuyết và bài tập kết hợp giải nhiều dạng đề thi để trau dồi thêm kiến thức.

Một vài lưu ý trong khi ôn luyện đó là chúng ta cần cố gắng hiểu rõ và ghi nhớ chính xác từng định nghĩa, khái niệm hay định luật riêng của các mệnh đề.

Để làm được một bài tập Vật Lý trong đề thi, đầu tiên cần đọc kỹ đề chú ý gạch chân từng đại lượng và các đơn vị mà đề cho, tóm đắt lại đề. Từ đó bạn sẽ nắm bắt thông tin nhanh hơn và hạn chế sai lầm mắc phải.

Học thuộc các hằng số cơ bản: vì hầu hết các đại lượng này không được cung cấp trong đề thi nhưng nó lại là những giá trị quy đổi rất cần thiết để giải được một bài tập.

Ví dụ:

  • Khối lượng e- : me = 9,1.10-31 kg
  • Hằng số planck : h = 6,625. 10-34 Js
  • Tốc độ ánh sáng: 3 × 108 m/s
  • vv…

Học thuộc các phương trình cơ bản: tương tự như các hằng số nói trên, các công thức phức tạp trong bài toán đa phần được suy ra từ những phương trình cơ bản. Hoặc chí ít nếu bạn nắm được những công thức cơ bản thì nó cũng sẽ giúp bạn hiểu được một phần của bài toán để suy luận cho các bước tiếp theo hoặc loại trừ đáp án.

  • Lực = Khối lượng × gia tốc
  • Động năng = [1/2]Khối lượng × vận tốc2
  • Gia tốc = Độ thay đổi vận tốc/Thời gian thay đổi vận tốc
  • vv…

Ứng dụng kỹ năng toán học để giải bài tập vật Lý: Toán học thường là cái cốt cho những công thức vật Lý, Hóa học vì vậy nếu kỹ năng giải toán của bạn tốt thì bạn cũng sẽ dễ áp dụng nó vào trong các bài tập vật Lý.

Áp dụng phép liên tưởng để học các quy tắc: chẳng hạn như để dễ ghi nhớ vị trí của các hành tinh mình có câu: Thủy tinh [sao Thủy] cầm kiếm [sao Kim] phóng hỏa [sao Hỏa] đốt rừng [sao Mộc] đánh động thổ địa [sao Thổ] thiên vương [sao Thiên vương] ra đánh chạy về biển [sao Hải vương]”.

Ngoài ra, trong thời gian ôn thi tại nhà bạn cũng cần trau dồi kỹ năng sử dụng đúng các đơn vị cho từng bài tập, phải luôn ý thức được điều này vì đây là những chi tiết nhỏ nhưng các đề thi thì không bao giờ bỏ qua.

Môn Hóa

Mẫu đề thi trắc nghiệm THPT [đại học] môn Hóa 2018 – mã đề 202, xem thêm các mẫu đề khác tại đây 

Rất nhiều học sinh tỏ ra ngán ngẩm với môn Hóa, vì căn bản môn Hóa được nhiều thí sinh đánh giá là môn có cấp độ khó cao với các kiểu bài tập đa dạng và dễ lừa thí sinh nhất. Vì vậy, nếu không muốn bị vấp phải những lỗi sai ngớ ngẩn, thì ngoài việc chăm chú nghe giảng trên lớp bạn cần phải nghiên cứu thêm tại nhà để hiểu kiến thức thực sự chứ không phải là hình thức học thuộc lòng một cách nhồi nhét. 

Học cách áp dụng công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải hệ phương trình, bảo toàn khối lượng, nguyên tố…

Tìm hiểu học cách sử dụng các phương pháp tính toán nhanh như phương pháp trung bình, ghép ẩn…

Học thuộc bảng tuần hoàn: hầu hết các câu hỏi trong hóa học đều có liên quan đến thông tin trong bảng tuần hoàn từ hóa trị đến ký hiệu các nguyên tố, năng lượng ion hóa, độ âm điện, tính kim loại…Nó sẽ là kiến thức quan trọng cho việc xây dựng các phương trình hay viết đúng công thức hóa học của hợp chất…Vậy nên khi giải một bài toán, được tiếp xúc với một nguyên tố mới hãy note lại ra giấy nhớ và dán lên tường để có thể dễ dàng xem lại và tra cứu nhanh chóng.

Học thuộc các khái niệm, tính chất của chất: để áp dụng trong những câu trắc nghiệm về lý thuyết nếu đề hỏi đến những câu như trạng thái của chất khi ở nhiệt độ bao nhiêu, cấu trúc của nguyên tử…giải thích các phản ứng xảy ra và chứng minh nó trong từng giai đoạn. Chú ý đến sự thay đổi màu sắc của chất khi kết hợp với các thành phần khác hoặc tạo ra kết tủa mới. Nhận diện hóa chất: nắm được thuốc thử cần dùng [quỳ tím đổi màu xanh khi tiếp xúc với bazo, màu hồng khi tiếp xúc với axit,…

Sử dụng sơ đồ tư duy: hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ tư duy. Hình thành thói quen này sẽ giúp chúng ta sắp xếp kiến thức theo một trật tự rõ ràng, dễ tra cứu, dễ học thuộc mà không bị sót thông tin.

Kỹ năng giải bài tập: Để giải các dạng bài trong đề thi Hóa học bạn có thể áp dụng theo các bước sau:

Liệt kê các dữ kiện mà bài đề ra – đặt ẩn số [thường là số mol, công thức chung] – viết các phương trình phản ứng xảy ra – xây dựng mối liên hệ giữa dữ kiện cho sẵn và hệ phương trình  – sử dụng các định luật, quy tắc trong Hóa học để giải quyết bài toán

  • Tự viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa, tự cân bằng phản ứng. Thực hiện công việc này thường xuyên sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, đặc biệt là các công thức tiêu biểu. Nếu phương trình nào đó khó ghi nhớ thì hãy note lại và dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy.
  • Để rút ngắn thời gian ôn luyện và giúp tăng tốc độ làm đề thi các bạn nên tham khảo những mẹo giải bài nhanh và hay trên mạng hoặc của bạn bè. 

Môn Anh

Mẫu đề thi trắc nghiệm THPT [đại học] môn Anh 2018 – mã đề 404, xem thêm các mẫu đề khác tại đây 

Để đạt điểm cao trong môn tiếng Anh thì 2 phần cốt lõi chính là TỪ VỰNG và NGỮ PHÁP

Vốn từ vựng của bạn càng sâu rộng bạn sẽ càng có nhiều lợi thế trong việc đọc hiểu các câu hỏi và tìm đáp án phù hợp, có những câu không hề liên quan đến ngữ pháp chỉ cần bạn hiểu đúng ý nghĩa của từ là bạn có thể chọn được đáp án chính xác và có thêm điểm. 

Tuy vậy từ vựng thì có rất nhiều, để tránh học lan man thì bí quyết ở đây chính là bám sát sườn mục lục chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông, học từ vựng đừng quên học phát âm và phần trọng âm.

Bạn có thể tham khảo: 2 mẹo ghi nhớ từ vựng nhanh và hiệu quả

Về phần ngữ pháp, các dạng cấu trúc cũng phức tạp không kém so với các môn như Toán, Lý, Hóa. Vì thế để tránh bị nhầm lẫn các cấu trúc câu, phân chia từ loại…thì bạn nên học theo chủ đề, mỗi chủ đề vẽ thành một dạng sơ đồ tư duy để học. Mỗi dạng ngữ pháp cần tự lấy ví dụ minh họa và giải bài tập để ôn luyện thêm.

Gợi ý: 3 Cách nhớ nhanh ngữ pháp tiếng Anh siêu tốc

Đừng quên làm thử đề và dành thêm 30 phút cho việc check đáp án và kiểm tra lỗi sai.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm ôn thi đại học khối A và khối A1 mà chúng tôi đã tổng hợp, các sĩ tử hãy nỗ lực ôn thi kết hợp với các phương pháp được chia sẻ từ thầy cô để đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới nhé. Chúc các bạn thành công! 

✽✽✽ Chưa hết! Nếu bạn đang cảm thấy khó khăn khi tập trung học thì có lẽ bạn nên tìm hiểu thêm về Modafinil là gì? Tại sao học sinh sinh viên lại cần đến modafinil? .

Video liên quan

Chủ Đề