Living on top of each other nghĩa là gì năm 2024

Dan Prochazka nhìn cô con gái hai tuổi của mình vui chơi trên một ụ đất trước ngôi nhà mới xây của gia đình.

Trong một tháng tới, ít nhất 10 người trưởng thành, 4 đứa trẻ và một con chó sẽ chung sống dưới mái nhà đó.

Ngôi nhà có tám phòng ngủ, hai phòng tắm, nằm cách trung tâm thành phố Melbourne khoảng một tiếng rưỡi lái xe, gần thị trấn Castlemaine. Hầu hết các tiện nghi như phòng tắm, nhà bếp, phòng ăn và phòng khách đều được dùng chung.

Đó là một mô hình nhà tập thể được gọi là “co-living”. Kinh nghiệm sống chung với những người khác ở Melbourne của Nicola, bạn đời của Dan, đã thúc đẩy cặp đôi xây dựng ngôi nhà của riêng mình.

Living on top of each other nghĩa là gì năm 2024

The co-living homestead is the brainchild of Dan and Nicola, who will be moving in with their two-year-old daughter. Source: Supplied / Open Field Co-Living Homestead

“Cô ấy nhận thấy tình trạng bất ổn của nhà cho thuê và chất lượng thực sự kém của nhà cho thuê,” Dan nói.

Cặp đôi đang trong quá trình tuyển chọn những người thuê phòng ngủ cuối cùng. Những người mới đến sẽ cần phải hòa hợp với những người còn lại trong nhóm, vì mọi người sẽ sinh hoạt rất gần gũi với nhau.

Living on top of each other nghĩa là gì năm 2024

The housemates are planning to move in May, when construction has finished on the homestead. Source: Supplied / Open Field Co-Living Homestead

Những người sống trong nhà này có độ tuổi từ cuối 20 đến 40, bao gồm những người độc thân, các cặp vợ chồng có con, và một bà mẹ đơn thân. Họ sẽ cùng nhau chia sẻ công việc nhà, nấu nướng, ăn uống, làm vườn và ngay cả chăn nuôi động vật để lấy thức ăn.

“Đây là nơi để cùng nhau xây dựng cuộc sống, để cố gắng giảm bớt cảm giác cô đơn," Dan nói.

Co-living là gì?

Co-living là một mô hình nhà ở gần giống với ký túc xá, với ít không gian riêng tư hơn và nhiều tiện ích chung hơn.

Các công ty đang quảng bá co-living như một phong cách sống hiện đại và thời thượng, ví dụ như một ngôi nhà ở thành phố New York với 24 cư dân.

Mặc dù mô hình co-living đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Scandinavia, bà Caitlin McGee, giám đốc nghiên cứu của Viện Tương lai Bền vững thuộc Đại học Công nghệ Sydney, cho biết vẫn còn một khoảng trống trong thị trường ở Úc.

“Ở Úc, bạn có thể sở hữu nhà trong thị trường tư nhân, thuê nhà trong thị trường tư nhân, hoặc ở trong nhà ở xã hội,” bà nói.

“Trong khi đó ở Châu Âu, có rất nhiều lựa chọn khác dành cho những người gặp khó khăn trong việc mua nhà.”

Living on top of each other nghĩa là gì năm 2024

Co-living is often a more affordable alternative to traditional renting. Source: Supplied / Open Field Co-Living Homestead

Lợi ích của co-living là gì?

Bà McGee tin rằng co-living, nếu được thực hiện tốt, có thể giúp nhà ở có giá phải chăng hơn.

“Nó không phải là viên đạn bạc, nhưng là một mảnh ghép quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở,” bà nói.

Dan đang tính tiền trọ từ $190 đến $250 một tuần cho mỗi phòng ngủ – trong khi đó, những người thuê nhà ở Castlemaine đang phải trả khoảng $400 cho những căn nhà một hoặc hai phòng ngủ.

Ông Goro Gupta là một nhà phát triển bất động sản, đồng sở hữu bốn ngôi nhà tập thể và đã giúp xây dựng hơn 20 căn khác. Ở khu Northcote phía đông bắc Melbourne, Gupta đã biến ngôi nhà thời thơ ấu của mình thành một ngôi nhà tập thể gồm 6 phòng ngủ.

“Thay vì bán đấu giá hoặc cho một gia đình thuê, chúng tôi có 12 người sống ở đó. Điều này giúp giảm bớt áp lực của cuộc khủng hoảng nhà ở,” ông nói.

Living on top of each other nghĩa là gì năm 2024

Goro Gupta owns four co-living homes with his family and has helped build over 20 in total. Source: Supplied

Bà McGee cho biết có nhiều cách khác để cắt giảm chi phí, bao gồm việc một nhóm bạn gom tiền để mua đất. Những bậc cha mẹ cao niên cũng có thể sửa sang căn nhà của họ để cho con cháu ở chung.

“Bạn cũng có thể chia sẻ mọi thứ như xe hơi, đồ gia dụng… thậm chí bạn có thể chia sẻ các dịch vụ như trông trẻ hoặc chăm sóc người già.”

Living on top of each other nghĩa là gì năm 2024

Caitlin McGee researches collaborative housing at the University of Technology, Sydney. Source: Supplied / Andy Roberts

Tăng cường kết nối xã hội và làm cho các thành phố trở nên hiệu quả hơn là những lợi ích khác của co-living.

“Nó có thể thực sự hữu ích ở những khu vực có nhiều ngôi nhà lâu năm… và cộng đồng phản đối việc xây dựng những chung cư cao tầng,” bà McGee nói.

“Một ngôi nhà lớn có thể chứa được ba hộ gia đình… đó hẳn là một thắng lợi về mặt bền vững đô thị.”

Có bao nhiêu người Úc đang ở nhà tập thể?

Một nghiên cứu chung năm 2018 của Đại học Queensland và Đại học Griffith cho thấy có sự chuyển dịch đáng kể sang mô hình co-living: số người sống chung đã tăng hơn 40% từ năm 2001 đến năm 2016.

Nghiên cứu ước tính có hơn 25.000 người Úc trong 1.700 cộng đồng sống trong những ngôi nhà tập thể gồm 5 người trở lên không có quan hệ họ hàng và “chia sẻ các khía cạnh của cuộc sống vì lợi ích chung”.

Những nhược điểm của co-living là gì?

Khi người Úc quen với việc sống trong những không gian ngày càng chật hẹp hơn, có những lo ngại rằng mô hình co-living có thể tạo ra điều kiện sống giống như những khu ổ chuột.

“Khi tôi còn là kiến trúc sư và đôi khi chúng tôi làm việc cho những nhà phát triển… họ bước vào và câu hỏi đầu tiên là ‘Bạn có thể nhét bao nhiêu căn hộ vào khu đất này?’” bà McGee nói.

“Bạn muốn có những ngôi nhà nhỏ gọn nhưng nó phải được thiết kế phù hợp cho con người và có môi trường sống thoải mái.”

Ngoài ra còn có những khó chịu thường gặp khi sống chung với người khác: tiếng ồn, sự bừa bộn, và giảm sự riêng tư.

Dan Prochazka, người đang chuẩn bị chuyển đến ngôi nhà 14 người của mình, cho biết xã hội vẫn còn định kiến đối với việc sống chung.

“Rất nhiều ngôi nhà khá tồi tàn… mọi người thường gặp khó khăn trong những tình huống như vậy,” ông nói.

“Chúng tôi đã cố gắng thiết kế những hệ thống mà bạn không phải chờ đợi lâu để sử dụng phòng tắm, và sáu người có thể sử dụng nhà bếp cùng lúc.”

Dan says he designed the house to comfortably fit up to 15 people and with sustainability in mind. Source: Supplied / Open Field Co-Living Homestead

Ngoài những bất tiện trong việc sống chung, những thủ tục hành chính để xây nhà tập thể cũng khá phức tạp. Các ngân hàng và hội đồng địa phương thường tỏ ra cảnh giác với những mô hình nhà ở không truyền thống như co-living.

“Các ngân hàng không muốn cho nhiều người cùng vay tiền mua nhà… họ muốn cho một người duy nhất vay,” bà McGee giải thích.

“Các hội đồng địa phương thực sự cởi mở với ý tưởng này…nhưng họ lo lắng về việc mọi người có thể lợi dụng hệ thống và thiết kế ngôi nhà theo cách này, sau đó không thực sự sống theo kiểu co-living.”

Trong khi Dan hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của tòa nhà, một điều anh ấy mong đợi là sự ổn định về nhà ở. Nếu năm đầu tiên chung sống thành công, anh ấy dự định sẽ cho những người bạn cùng nhà thuê thêm 5 năm nữa.

“Hy vọng rằng mọi người có thể xây dựng được một cuộc sống ổn định… thay vì mắc kẹt trong tình trạng giá nhà điên rồ như hiện nay.”