Lễ hội ở văn miếu quốc tử giám năm 2024

Nổi bật trong chuỗi hoạt động là trải nghiệm “Cá chép vượt vũ môn” với nhiều hoạt động tranh tài, mỗi người thắng cuộc sẽ là những “cá chép vượt vũ môn” trên con đường học vấn và sự nghiệp, để thong dong tự tại như “lý ngư vọng nguyệt”.

Tiếp theo là hoạt động “thắp sáng ước mơ tri thức”. Với hoạt động này, các thành viên trong nhóm, gia đình, cùng nhau vượt qua các thử thách như “nhanh mắt nhanh tay”, “khéo tay hay làm”, “thăng bằng trên cầu khỉ”... để cùng nhau treo được đèn lồng trung thu vào đúng nơi quy định. Qua các hoạt động cùng nhau, từng thành viên sẽ có thêm sự gắn bó, cùng nhau trải nghiệm vượt qua các rào cản, như “cá chép vượt vũ môn”.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức sẽ tổ chức giao lưu ảnh với chủ đề “Tôi yêu Hồ Văn”. Trong không gian văn hóa Việt Nam dựng lại nhiều tích xưa và các góc chụp hình xanh mướt với hệ thống cây xanh là dược liệu, cây cỏ Việt Nam, mùa trăng 2023 cùng những ánh đèn lồng lung linh..., các nhiếp ảnh gia tham dự “Tôi yêu Hồ Văn” sẽ chia sẻ những khoảnh khắc, những xúc chạm chân thật nhất khi bạn trải nghiệm các không gian văn hóa nơi đây.

Ngoài ra, chuỗi sự kiện còn có Hội sách khởi động các hoạt động của không gian văn hóa đọc và học tại Hồ Văn với thông điệp “nhân tri thức, tích tinh hoa”.

Cùng với đó là chuỗi hoạt động tương tác trải nghiệm giáo dục di sản chủ đề Trung thu dành cho đối tượng mầm non, học sinh đã triển khai trong nhiều năm qua như làm bánh trung thu, làm đèn ông sao, nặn tò he…

Bà Tăng Thu Hà - Giám đốc công ty LongLink Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức sự kiện cho biết: "Sau thời gian triển khai các hoạt động văn hóa tại không gian Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong đó có 2 năm trải nghiệm các hoạt động online khi bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, chúng tôi mong muốn sự trở lại của chuỗi sự kiện được tổ chức theo phương pháp tương tác trực tiếp, nâng niu trải nghiệm của du khách".

“Với các hoạt động vui đón trung thu, các em nhỏ và du khách cùng nhau tương tác, kết nối gia tăng tình thân của các thành trong gia đình, các con có cơ hội chạm vào các loại hình nghệ thuật hội họa (tô vẽ mặt nạ), tạo hình dân gian ( tò he ). Qua đó, góp phần đẩy mạnh hoạt động giáo dục di sản của Thủ đô, nâng cao ý thức bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống” - bà Tăng Thu Hà khẳng định.

Theo Ban Tổ chức, chuỗi các hoạt động trải nghiệm dịp Tết Trung thu năm 2023 sẽ diễn ra từ 08h – 22h hàng ngày, bắt đầu từ 23/9 đến hết ngày 01/10/2023, tại khu vực Hồ Văn - Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám./.

Chủ đề Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 là "Sư đạo tôn nghiêm"

Chủ đề Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 là "Sư đạo tôn nghiêm" với ý nghĩa: đạo của người thầy được tôn nghiêm thì đạo học, tri thức mới được quý trọng, sự học được tốt đẹp. Với chủ đề này, Ban Tổ chức mong muốn tri ân đến nhiều thế hệ những người thầy mẫu mực của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử cho đến nay, bên cạnh đó, cũng thông điệp gửi tới các bạn trẻ biết quý trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông, trong đó có truyền thống tôn sư trọng đạo.

Tại hồ Văn, tòa Phương Đình trên đảo Kim Châu mới được hoàn thành tháng 12 năm 2022 sẽ là nơi trưng bày các tác phẩm thư pháp chữ Hán Nôm và chữ Quốc ngữ. Đồng thời, đây cũng là không gian biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống phục vụ khách tham quan trong dịp Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến xin chữ đầu Xuân năm mới, các gian lều viết chữ của 50 "ông đồ" vẫn được bố trí tại khu vực sân phía trước.

Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 còn tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống: làng sĩ tử, các cụm tiểu cảnh, các điểm chụp ảnh, check in phục vụ khách du xuân. Nhiều gian hàng của các làng nghề thủ công truyền thống; nhiều trò chơi dân gian đậm nét văn hóa (kéo co, đi dép cao su tập thể,…) cùng chương trình biểu diễn quan họ, rối nước cũng được tổ chức.

Để đảm bảo cho du khách tới Di tích đón xuân trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ… tại Hồ Văn và toàn bộ khu vực Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian diễn ra Hội chữ Xuân Quý Mão 2023.

Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 sẽ diễn ra từ ngày 15/01/2023 đến ngày 29/01/2023, mở cửa hàng ngày hàng ngày từ 8h00 đến 20h00. Riêng ngày 30 Tết, Hội chữ Xuân mở cửa đón Giao thừa đến 02h00 sáng hôm sau. Các ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết, Hội chữ Xuân mở cửa đến 22h00.

Sau hai năm dừng tổ chức Hội chữ Xuân do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, năm nay, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cố gắng chuẩn bị để Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 được tổ chức thành công và trở thành một sự kiện văn hóa có ý nghĩa thu hút đông đảo khách tham quan Thủ đô, du khách đến từ mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế. Ban Tổ chức hy vọng các hoạt động trong khuôn khổ của Hội chữ Xuân như: triển lãm Thư pháp, hoạt động viết chữ cùng chương trình văn hóa, văn nghệ truyền thống sẽ góp phần tạo không khí vui tươi cho khách tham quan trong dịp Tết Nguyên đán, nuôi dưỡng tình yêu đối với di sản, với văn hóa dân tộc của công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Văn Miếu với Quốc Tử Giám khác nhau như thế nào?

Văn Miếu, rồi Quốc Tử Giám trong lịch sử được gọi với nhiều tên gọi khác nhau nhưng tên gọi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được là tên gọi cụ thể, chỉ rõ chức năng của từng bộ phận cấu thành nên khu vực này, đó cũng chính là tên gọi chính thức, được dùng từ khi mới thành lập cho đến ngày nay.

Tại sao nên đi Văn Miếu

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo quan trọng của Việt Nam. Đây là nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền của Nho học, đồng thời cũng là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước trong suốt nhiều thế kỷ.

Đi Văn Miếu

Lưu ý khi đi tham quan tại Văn Miếu Quốc tử giám Đến địa điểm trang nghiêm thì mọi người nên lựa chọn các trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ. Không được mặc váy quần quá ngắn hoặc hở hang. Tuyệt đối không đội nón, mũ hay hút thuốc hay mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên Văn Miếu.

Văn Miếu được xây dựng nhằm mục đích gì?

Giải thích: + Năm 1070, nhà Lý xây dựng văn miếu thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho con vua. + Năm 1076, Quốc Tử Giám được mở cho con em qúy tộc đến học và tổ chức một số kì thi.