Lâu lâu mới ỉa một lần là bệnh gì năm 2024

Tiến sĩ, bác sĩ Zac Turner, phụ trách chương trình Buổi sáng của kênh 9 - Đài truyền hình Today của Úc, đã tiết lộ câu trả lời sau khi một bệnh nhân đặt câu hỏi rằng, tại sao anh chỉ đại tiện 1 lần một ngày, trong khi vợ anh “đi” 3 lần một ngày.

Anh đã viết về vấn đề của mình cho trang News.au của Úc.

Tiến sĩ Zac cho biết: “Được xem như cửa sổ phản ánh những gì đang xảy ra bên trong cơ thể, phân có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức khỏe nói chung”.

Và câu trả lời cho câu hỏi trên là... chuyện này mỗi người mỗi khác!

"Để trả lời câu hỏi trên, không phải bao nhiêu lần là tốt. Mà vấn đề là sự đều đặn! Một người đều đều 3 lần một ngày - cũng tốt như đều đặn 2 ngày một lần. Miễn là nhất quán đều đặn thì không có gì phải lo lắng", tiến sĩ Zac trả lời.

Và tiến sĩ Zac khuyên không nên vội vàng trong khi đi đại tiện, cứ từ từ thong thả mà “đi”.

Tiến sĩ cho biết thêm: “Cũng nên ngồi thẳng chứ đừng khom lưng cuối xuống nhìn vào điện thoại”.

"Nếu việc đại tiện đột nhiên thay đổi, khác với thói quen đại tiện hằng ngày, thì nên ghi lại nhật ký ăn uống và việc tập luyện hằng ngày, để báo cho bác sĩ biết, đồng thời đi khám ngay”.

"Chế độ ăn uống và tập thể dục là những yếu tố có thể khắc phục chứng đại tiện không đều đặn. Càng lớn tuổi càng dễ bị táo bón hơn”.

Tiến sĩ cũng nói rằng, chất xơ là chìa khóa để nhuận trường thường xuyên.

Ông khuyên, nên duy trì lượng chất xơ từ trái cây, ngũ cốc và rau quả. Táo, bơ, các loại đậu và bông cải xanh có đầy đủ chất xơ.

Nếu thấy có máu trong phân, hãy đi khám ngay

Ảnh: Shutterstock

Nếu thấy có máu trong phân, hãy đi khám ngay

"Phân phải phản chiếu hình dạng bên trong ruột, nghĩa là trông giống như một khúc xúc xích nhẵn hoặc nứt. Màu nâu xuất phát từ sự phân hủy các tế bào hồng cầu trong cơ thể”, tiến sĩ Zac cho biết.

Theo tiến sĩ Zac, nếu phân luôn cứng, vón cục hoặc lỏng và hoàn toàn lỏng là có vấn đề. Nếu thường xuyên xảy ra những tình trạng này, nên đi bác sĩ.

Đi khám ngay lập tức nếu có máu, có màu đỏ hoặc đen và giống như bã cà phê trong phân.

Một dấu hiệu cảnh báo khác cần phải đi khám ngay, là đau bụng dữ dội, như dao đâm khi đi vệ sinh, theo News.com.au.

Rất nhiều người thắc mắc đi ngoài ngày mấy lần là bình thường? Đi ngoài ngày 2 lần, 3 lần 1 ngày có sao không? 3 ngày mới đi ngoài 1 lần là biểu hiện của bệnh gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Bệnh viện Hồng Ngọc để giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Đi ngoài ngày mấy lần là bình thường?

Mặc dù tất cả chúng ta đi đại tiện nhưng tần suất đi đại tiện của mỗi người khác nhau. Có người có thói quen đại tiện 1 lần/ngày sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Tuy nhiên, có nhiều người lại đi ngoài 2 lần trong một ngày, thậm chí là 3 lần trong ngày.

Nếu tần suất đi đại tiện của bạn có thay đổi do điều kiện công việc, môi trường tác động hay thói quen và tình trạng sức khỏe của bạn vẫn tốt thì bạn không cần lo lắng nhiều.

Chỉ cần bạn đi ngoài không quá 3 lần mỗi ngày, cảm thấy cơ thể khỏe mạnh. Phân không quá lỏng hoặc kèm theo các hiện tượng như máu, chất nhầy nhiều,...thì bạn hoàn toàn yên tâm. Bạn cần chú ý đến thói quen ăn uống vì tần suất đi đại tiện của bạn sẽ phụ thuộc vào điều này.

Giải đáp thêm về số lần đi ngoài trong ngày

Đi ngoài 2 lần, 3 lần một ngày

Đi ngoài 2 lần, 3 lần có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa.... Những bệnh lý này gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn cần điều trị càng sớm càng tốt nếu không tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.

Đi ngoài 5 lần 1 ngày

Tình trạng đi ngoài 5 lần 1 ngày cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề. Có thể do chế độ ăn uống không đảm bảo khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn hoặc rối loạn tiêu hóa. Một số biểu hiện kèm theo đi ngoài nhiều lần trong ngày là nôn và buồn nôn, đau đầu, mất nước, mệt mỏi,....

Nếu bạn gặp phải tình trạng này, bạn cần bù nước để cơ thể tỉnh táo. Và đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời. Không được để tình trạng này diễn ra liên tục, kéo dài vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đi ngoài 5 lần 1 ngày có do bạn bị ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn hoặc rối loạn tiêu hóa

Đi ngoài 2 ngày 1 lần hoặc 3 ngày mới đi ngoài 1 lần

Nếu 2 hoặc 3 ngày mới đi ngoài 1 lần thì rất có thể bạn đang bị táo bón. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do người bệnh ăn uống không khoa học, ăn ít chất xơ, nhiều chất đạm,...Tình trạng 2 đến 3 ngày mới đi ngoài một lần khiến phân ứ đọng trong đại tràng bị hút nước, trở nên khô cứng. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi đại tiện.

Do đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ như ăn đu đủ, khoai lang... Uống nhiều nước để giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa để thăm khám.

1 tuần đi ngoài 1 lần

Nếu 1 tuần đi ngoài 1 lần thì rất có thể bạn đang mắc phải một bệnh lý về tiêu hóa như táo bón, tắc đường ruột,...Đây là tình trạng nguy hiểm vì các chất cặn bã không được đào thải ra khỏi cơ thể. Khiến chất độc tích tụ và làm cho quá trình hoạt động của các cơ quan như gan, đại tràng, dạ dày ảnh hưởng.

Nếu bạn đang gặp tình trạng này, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và kê thuốc phù hợp. Tránh để tình trạng kéo dài dẫn đến độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình.

Đi ngoài hàng ngày có tốt không

Phân người có 75% là nước, 25% còn lại là hỗn hợp xác các loại vi khuẩn, protein, chất xơ và các chất thải từ các bộ phận trong cơ thể. Do đó đi ngoài hàng ngày giúp cơ thể đào thải các chất độc gây hại. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ quá trình hoạt động của các bộ bận khác như gan, mật, dạ dày,...

Tần suất đi ngoài hàng ngày còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể. Nếu bạn đi ngoài 2 hoặc 3 lần một ngày và phân không quá rắn hay lỏng. Thì đây là tình trạng bình thường, không có gì đáng nguy hiểm. Tuyệt đối không được nhịn đi ngoài khiến các chất thải tồn đọng lại trong cơ thể, làm cho chức năng của dạ dày, gan,...bị ảnh hưởng.

Nhịn đi ngoài khiến các chức năng của dạ dày, gan… bị ảnh hưởng.

Khắc phục tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Uống nước ấm

Tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày sẽ dẫn đến cơ thể bạn bị mất nước, mệt mỏi, ủ rũ,...Vì thế, bạn cần bổ sung nước và điện giải để cơ thể khỏe mạnh và tỉnh táo. Đặc biệt nên uống nước ấm để cơ thể bạn thoải mái hơn do đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể bị lạnh. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại nước ép trái cây để cơ thể phục hồi nhanh hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa của dạ dày.

Vệ sinh cá nhân

Khi bị đi ngoài nhiều lần, bạn cần chú ý đến việc giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, khô ráo, tránh để các vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm và tổn thương các vùng khác. Đồng thời sau mỗi lần đi vệ sinh hay trước khi ăn, bạn cần rửa tay chân bằng xà bông diệt khuẩn.

Ăn uống khoa học

Ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Do đó bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo an toàn và khoa học. Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Tránh ăn các thức ăn đã chế biến sẵn, đông lạnh, thức ăn cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ. Đồng thời bổ sung thêm sữa chua lợi khuẩn để hệ tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài ra, bạn không nên ăn các thức ăn tái, sống và lên men. Thay vào đó, bạn hãy ăn các món cháo, súp hoặc canh nóng để xoa dịu hệ tiêu hóa và bù nước cho cơ thể chóng khỏe. Các món hấp luộc chín là sự ưu tiên bạn nên ăn khi bị đi ngoài.

Ăn nhiều rau củ quả tươi giàu vitamin và chất xơ giúp cơ thể nhanh phục hồi

Không tự ý sử dụng thuốc

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi bạn bị đi ngoài trong 2 ngày không khỏi. Việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc không đúng có thể dẫn đến những tổn thương không đáng có cho hệ tiêu hóa. Bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và sử dụng thuốc phù hợp. Giúp tình trạng bệnh của bạn được cải thiện nhanh chóng hơn.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Nếu nhu cầu đi ngoài thay đổi đột ngột so với bình thường. Hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường như:

  • Đi ngoài 2 ngày không khỏi.
  • Đi ngoài 3 tháng đầu.
  • Mất nước, môi khô, mắt lõm.
  • Choáng váng hoặc nằm li bì.
  • Đau thắt bụng.
  • Khó thở.
  • Nôn và buồn nôn.

Bạn nên đến bệnh viện sớm hơn nhằm phòng tránh nguy hiểm tới tính mạng. Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên khoa học nhất cho bạn về chế độ ăn uống và luyện tập hoặc kê đơn thuốc khác nếu bạn đang chữa trị một loại bệnh nào đó.

Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa khám chữa bệnh tiêu hóa hiệu quả

Nếu bạn đang muốn tìm một cơ sở uy tín, chất lượng để thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa thì Bệnh viện Hồng Ngọc là gợi ý tin cậy dành cho bạn.

Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn đã từng tu nghiệp tại Nhật Bản và Hàn Quốc, bệnh nhân sẽ được thăm khám tận tình và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, bệnh viện còn trang bị các máy móc hiện đại như dàn máy nội soi NBI tích hợp các công nghệ tiên tiến, hỗ trợ quá trình nội soi được chính xác.

Đặc biệt, quy trình trước trong và sau nội soi được tiến hành nghiêm ngặt theo đúng quy định của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh. Chính vì vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi thăm khám tiêu hóa hay nội soi tại Bệnh viện Hồng Ngọc.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Chủ Đề