Lasik surgery là gì

Phẫu thuật LASIK hay mổ mắt Lasik, bắn mắt lasik có thể chữa khỏi một phần tật cận thị, viễn thị và loạn thị, tuy nhiên không phải ai cũng có thể phẫu thuật Lasik. Mục đích chính của phẫu thuật LASIK là giảm sự phụ thuộc vào kính hoặc kính áp tròng chứ không thể lấy lại tầm nhìn 20/20. Tất cả các trường hợp phẫu thuật Lasik thành công tuy không giúp mắt hết cận hoàn toàn nhưng có thể lấy lại tầm nhìn sắc nét.

Vậy mổ mắt cận lasik là gì

Cấu tạo mắt bao gồm 1 hệ “thấu kính” giúp hình ảnh hội tụ trên võng mạc, từ đó truyền lên não để ta có thể thấy rõ hình ảnh. Khi thị lực suy giảm như viễn thị hay cận thị, hệ thấu kính này có vấn đề khiến hình ảnh không hỗi tụ đúng trên võng mạc. Khi gặp tình trạng này, khó có thể can thiệp và thuỷ tinh thể vì đây là bộ phận thì nằm sâu trong mắt. Cách đơn giản nhất là tác động lên võng mạc. Phương pháp phẫu thuật Lasik là dùng tia lase mài mỏng mặt trong của giác mạc, giúp tia sáng hội tụ đúng trên võng mạc, hạn chế tật cận thị, viễn thị và cả loạn thị. Laze sử dụng có công nghệ cao, tác động trực tiếp đến võng mạc giúp phục hồi thị lực ban đầu của mắt.

Điều kiện phẫu thuật Lasik:

  • Tuổi: Phải từ 18 tuổi trở lên.
  • Sức khoẻ tổng quát: Để đủ điều kiện phẫu thuật LASIK, bệnh nhân phải có sức khoẻ tổng quát tốt và không có một số vấn đề về sức khoẻ, như bệnh tiểu đường, bệnh tự miễn hoặc bệnh mạch máu collagen, hay uống bất kỳ loại thuốc nào hoặc có bất cứ tình trạng nào ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
  • Sức khoẻ mắt: Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật không bị bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh giác mạc và một số bệnh thần kinh võng mạc và thị giác.
  • Các vấn đề về mắt: Bệnh nhân trước khi phẫu thuật LASIK nên khám các vấn đề mắt nhất định như mắt kém [mắt lười], strabismus [sự mất cân bằng cơ] hoặc bất kỳ điều kiện mắt thường xuyên nào có thể ảnh hưởng đến việc phẫu thuật. Các điều kiện khác vấn đề cần khám khác bao gồm sẹo lồi, các vấn đề tâm lý….Ngoài ra những người có tiền sử các bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần cũng nên cân nhắc trước khi phẫu thuật Lasik, vì điều này cũng có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật và sự phục hồi sau phẫu thuật.
  • Chấn thương mắt: Bệnh nhân không nên bị nhiễm trùng mắt hoặc chấn thương.
  • Điều dưỡng / Mang thai: Bệnh nhân không nên cho con bú hoặc đang mang thai khi phẫu thuật LASIK. Hormon có thể ảnh hưởng đến sự ổn định sau phẫu thuật. Do đó, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên phẫu thuật LASIK cho đến khi hết ba chu kỳ kinh nguyệt sau khi cho con bú.
  • Tình trạng khô mắt: Bệnh nhân liên tục bị khô mắt nên điều trị khô mắt trước khi phẫu thuật Lasik.
  • Thị lực ổn định: Thị lực của bệnh nhân phải ổn định trong ít nhất một năm trước khi tiến hành phẫu thuật Lasik.
  • Liên hệ: Trước khi tham vấn phẫu thuật LASIK bạn không được đeo kính áp tròng trong một thời gian nhất định. Thời gian chính xác sẽ được bác sĩ xác định dựa trên cơ sở cá nhân. Điều này đảm bảo sự ổn định của giác mạc và đánh giá chính xác tình trạng của mắt trước khi thực hiện phẫu thuật LASIK.
  • Độ dày giác mạc đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định bệnh nhân có phù hợp để phẫu thuật LASIK hay không. Do độ phức tạp của phẫu thuật, bệnh nhân phải có độ dày giác mạc nhỏ nhất khoảng 0,5 mm.

Việc thành công của phẫu thuật Lasik phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, vì thế bạn nên chọn những cơ sở uy tín để phẫu thuật. Hiện nay Bệnh viện mắt Sài Gòn là một trong những cơ sở uy tín hàng đầu về lĩnh vực phẫu thuật và điều trị các bệnh về mắt. Tại đây với cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao luôn là địa chỉ mổ mắt cận thị tốt nhất. Qua nhiều năm hoạt động, bệnh viện luôn nhận được lòng tin của người dân Việt Nam và kiều bào nước ngoài. Ngoài ra bệnh viện còn có các chương trình nhằm hỗ trợ tối đa giá tiền mổ mắt lasik.

Những nguy hiểm của việc đeo kính áp tròng trước khi mổ mắt LASIK

Khi phẫu thuật LASIK hoặc bất kỳ phương pháp phẫu thuật laser nào khác, cần phải hiểu cách thức sử dụng kính áp tròng hàng ngày có thể ảnh hưởng đến quy trình phẫu thuật. Ảnh hưởng của kính áp tròng:

  • Mài mòn : Tiếp xúc lâu dài với kính áp tròng có thể làm thay đổi hình dạng của giác mạc, khiến phép đo về hình dạng của quá trình quét giác mạc và mặt sóng của hệ thống thị giác không chính xác. Nếu xác định sẽ đi phẫu thuật Lasik nên ngưng sử dụng kính áp tròng trong một khoảng thời gian trước khi phẫu thuật để cho giác mạc trở lại hình dạng ban đầu.
  • Quy trình tuỳ chỉnh: Khi Phẫu thuật LASIK bác sĩ sẽ chiếu tia ánh xạ lên mắt, đeo kính áp tròng có thể làm lệch quy trình này khiến ca phẫu thuật không thành công

Trên đây là những điều cần biết về phẫu thuật Lasik. Để biết mình có đủ điều kiện phẫu thuật Lasik hay không, cần đến để các bác sĩ trực tiếp khám và tư vấn.

Vài nét về phẫu thuật Lasik

Theo Bách khoa thư mở, phẫu thuật LASIK hay Lasik là chữ viết tắt của cụm tiwf tiếng Anh Laser-Assisted Insitu Kenatomileusis. Người ta dùng dao vi phẫu [Microkeratome] cắt giác mạc để làm một vạt, lật sang một bên sau đó dùng laser để bào mỏng giác mạc theo ý muốn. Khi laser làm xong đậy vạt giác mạc lại mà không cần phải khâu.Nói cách khác, đây là phương pháp phẫu thuật tiên tiến sử dụng laser excimer điều chỉnh bề mặt cong của giác mạc nhằm khắc phục các tật khúc xạ như cận thị, viễn và loạn thị.

Phẫu thuật LASIK đầu tiên được thực hiện vào năm 1950 bởi bác sĩ nhãn khoa người Tây Ban Nha, Jose Barraquer, tại BV. Bogota, thuộc Colombia nước Mỹ.Nơi đây cũng phát triển sử dụng công cụ microkeratome đầu tiên để thay đổi hình dạng và được Barraquer gọi là Keratomileusis. Từ đây, dựa trên nền tảng do Barraquer phát minh và ứng dụng, kỹ thuật được nâng cấp và có thêm những biến thể mới như RK [radial keractomy] ở Liên Xô hay PRK [photorefractive keractomy] ra đời năm 1983 tại Mỹ.

Đến đầu thập niên 90 thế kỷ trước, phẫu thuật LASIK trở nên sôi động, và đến nay có tới hàng chục triệu ca mổ được thực hiện khắp thế giới. LASIK được nhiều người tin dùng, nhất là giới trẻ vì nó nhẹ nhàng và nhanh chóng, chỉ vài phút là xong.

Các bước cơ bản của phẫu thuật Lasik

Quy trình phẫu thuật Lasik gồm ba bước là tạo vạt giác mạc, chiếu laser và đưa vạt giác mạc trở lại. Theo quy trình này, một vạt giác mạc bề dày khoảng 110 micromet được tạo ra bằng microkeratome, vạt này được lật sang một bên  để bộc lộ ra nền nhu mô giác mạc bên dưới. Tiếp theo, từng lớp mỏng nhu mô giác mạc  được bóc tách dưới tác động của các xung laser theo một lập trình định sẵn. Thời gian chiếu laser được tính bằng giây.Sau cùng, vạt giác mạc được đưa trở lại để che vết mổ mà không cần khâu. Laser tác động lên phần trung tâm giác mạc để điều trị cận thị, tác động lên phần xa trung tâm điều trị viễn thị, hoặc theo một trục làm giác mạc trở thành hình chỏm cầu để điều trị loạn thị. Theo các bác sĩ phẫu thuật, kết quả sau phẫu thuật bệnh nhân có thể nhìn rõ tối đa mà không cần kính.Kỹ thuật này thích hợp cho người từ 18 tuổi trở lên đã ổn định độ khúc xạ.

Riêng nhóm người mắc các bệnh lý mắt như viêm kết giác mạc, glaucoma, có tiền sử viêm giác mạc do Herpes, mắc bệnh giác mạc hình chóp, giác mạc quá mỏng, khô mắt nặng, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, mắc bệnh tự miễn... không nên dùng Lasik.

Vài sự thật ít biết về phẫu thuật Lasik

Trước khi Lasik, bác sĩ đã dùng dao kim cương để cắt giác mạc

Trước khi Lasik thịnh hành, các bác sĩ phẫu thuật đã sử dụng kỹ thuật cắt giác mạc xuyên tâm, với 4 đến 32 “vết cắt sâu” trong mắt bằng một con dao kim cương để thay đổi hình dạng của giác mạc. Kỹ thuật này được viện mắt Vision Eye Institute [VEI] của Australia ví như cắt một chiếc bánh pizza. Theo VEI, mặc dù nghe có vẻ ngon lành, nhưng kiểu phẫu thuật cắt bánh pizza còn tồn tại rủi ro như nhiễm trùng hoặc nếu vô tình cắt quá sâu có thể gây tổn thương mắt. Ngoài ra, nó có thể làm cho nhãn cầu nhạy cảm khi thay đổi về độ cao, như nhà leo núi Beck Weathers đã từng mắc phải khi ông cố leo lên đỉnh Everest năm 1996.

Trước khi Lasik ra đời, bác sĩ đã dùng dao kim cương để cắt giác mạc

Theo tờ Guardian, ngay sau khi trải qua phẫu thuật cắt giác mạc,  Beck  đã tham gia việc leo núi và khi lên tới độ cao nhất định giác mạc của  Beck đã biến dạng, mờ mắt khiến Beck bị mắc kẹt trong nhiệt độ băng tuyết giá lạnh, riêng hai tay tê cóng không cử động được. Vì lý do trên giới nhãn khoa khuyến cáo, nhất định sau phuật thuật Lasik người bệnh nên tránh xa môi trường sống trên cao mặc dù bản thân Lasik an toàn và chính xác hơn so với cắt giác mạc xuyên tâm [radial keratotomy].

Cuộc chiến tranh Lasik giữa Mỹ và Canada

Trong những năm 80 ở thế kỷ trước, chỉnh sửa mắt bằng laser đã được “khởi nghiệp” để thay cho các kỹ thuật truyền thống. Năm 1989, Canada đã phê chuẩn laser excimer trong Lasik và 7 năm sau, năm 1996 Mỹ cũng bắt đầu phê duyệt kỹ thuật này. Mặc dù Canada là quốc gia tiên phong nhưng Mỹ lại một mực khẳng định họ mới là nước đi đầu. Và theo tờ LA Times mô tả, cuộc chiến tranh Lasik giữa Mỹ và Canada bắt đầu bùng nổ.

Trước khi tiến hành phẫu thuật Lasik, mọi người nên tư vấn chuyên môn cẩn thận

Thay vì làm điều hợp lý và giúp bệnh nhân sáng mắt ra, hai quốc gia tiên phong này lại quay ra ganh đua chất lượng, ai cũng bảo Lasik của mình tốt và nói xấu nhau.Các bác sĩ phẫu thuật mắt Canada đã buộc tội các đồng nghiệp Mỹ cướp thị lực của bệnh nhân, khiến thị lực của họ ngày càng mờ thêm. Các bác sĩ Mỹ cũng không vừa, quyết trả đũa bằng cách tuyên bố các bác sĩ phẫu thuật Lasik Canada có thể gây mù cho bệnh nhân theo đúng nghĩa đen. “Bệnh nhân sợ mù hơn sợ chết, nếu mạo hiểm để cho các bác sĩ Canada đụng vào mắt mình”, báo chí Mỹ phụ họa.

Không hiểu cuộc chiến có đi đến đoạn kết hay không nhưng theo tờ LA Times, các bác sĩ ở Mỹ tính phí đắt hơn nhiều lần so với các bác sĩ Canada, và viện lý do phí bản quyền cao.

Người ta hoài nghi về con số phẫu thuật Lasik

Theo tờ Chicago Tribune [CT], trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2015, số bệnh nhân phẫu thuật Lasik giảm hơn 50%. Không ai rõ lý do, nhưng theo chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật Đục thủy tinh thể và Khúc xạ Mỹ [ASCRS] lý do chính là vì kinh tế sa sút, nhưng theo CT lý do thực là do Internet đã đưa ra những câu chuyện kinh dị sau phẫu thuật Lasik, như gây suy nhược mắt, suy giảm thị lực và xuất hiện cảm giác nóng rát. Ngoài ra, theo một quan chức ở Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ [FDA], tiến sĩ Daniel Durrie, có tới 45% bệnh nhân phát triển các triệu chứng về thị lực mà trước Lasik họ không có. Cũng theo  Daniel Durrie, tính đến năm 2016 số người phẫu thuật Lasik giảm 23%. Sau đó, Durrie đã đứng ra thành lập doanh nghiệp để tái khởi động Lasik.

Tạp chí Journal of Cataract and Refractive Surgery [JCRS] đã trích dẫn con số cho biết có tới  96% bệnh nhân Lasik hài lòng với kết quả phẫu thuật. Hóa ra,  JCRS là ấn phẩm của ASCRS, trong đó chính Daniel Durrie là một thành viên. ASCRS có tôn chỉ phụ vụ cho Hội đồng Phẫu thuật Khúc xạ Mỹ [ARSC], gồm các tập đoàn và chuyên gia y tế sống nhờ vào Lasik.Rất có thể, nó liên quan đến lợi ích hoặc cố ý quảng cáo nên các con số này không thống nhất.Vì vậy, nhóm người mắc bệnh thị lực cần tư vấn chuyên môn cụ thể trước khi phẫu thuật bằng Lasik.

Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng kinh hoàng

Trích dẫn số liệu nêu trong JCRS, tờ New York Daily News cho biết, đại đa số bệnh nhân Lasik không hối hận khi phẫu thuật mặc dù người ta quảng cáo rùm beng và ém nhẹm các phản ứng phụ.Song về kỹ thuật thuần túy, Lasik có thể để lại những phản ứng phụ khủng cho dù hiếm gặp.

Cựu chiến binh Mỹ tên là Max Cronin đã phải bỏ đại học và ngừng lái xe sau khi phẫu thuật Lasik, và lâm vào cảnh bi đát, cùng quẫn. Theo Max Cronin, anh ta có cảm giác như “kim đâm vào mắt liên tục”. Một bệnh nhân khác, Paul Fitzpatrick đã phải chịu đựng đau suốt 20 năm liền sau khi phẫu thuật Lasik hoặc nhà nữ khí tượng học Jessica Starr cũng rơi vào tình trạng tương tự, xuất hiện tầm nhìn giống như sương mù dai dẳng sau phẫu thuật. Đáng buồn, cả ba bệnh nhân này đã không vượt lên chính mình, cuối cùng họ đã tìm cách quyên sinh.

Sẽ là không công bằng và vô trách nhiệm nếu nói rằng cả ba trường hợp trên là điển hình của phẫu thuật Lasik. Tuy hiếm gặp nhưng vẫn là những bi kịch đích thực, vì vậy nó cần được các cơ quan chức năng đáng giá thật kỹ lưỡng cái được và mất, còn bệnh nhân không nên vì lợi ích trước mắt, không muốn đeo kính mà quyết định vội vàng để rồi chuốc lấy những hậu quả đáng tiếc.

Cuộc chiến Lasik giữa Mỹ và Canada không khác gì cuộc chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc hiện nay

Sau phẫu thuật Lasik nhiều người vẫn phải cần đến kính

Lasik đã giải thoát nhiều bệnh nhân khỏi những rắc rối khi phải đeo kính, nhưng không phải ai cũng nhận được lợi thế này hoặc không phải đeo kính nữa. Theo VEI, có ba lý do chính khiến một người phải đeo kính sau Lasik là họ phải dùng đơn thuốc cao, bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn kém, hoặc do tuổi tác.

Lý do thứ nhất nghe có vẻ là lạ bởi mục tiêu tổng thể của Lasik là cải thiện tầm nhìn cho mọi đối tượng. Nhưng người phải dùng đơn thuốc đặc biệt là nhóm có dạng mắt kém ổn định, vì vậy sau phẫu thuật, thị lực của họ có thể xấu đi do giác mạc phát triển thêm những khiếm khuyết mới. Lý do thứ hai, về cơ bản có thể hiểu là bác sĩ không đủ năng lực hoặc cố ý khiến người bệnh không được hưởng lợi từ phẫu thuật. Vì lý do này VEI khuyến cáo những người cần phẫu thuật nên đến “các phòng khám có uy tín” để phẫu thuật nhằm đảm bảo mức độ an toàn cao nhất. Lý do cuối cùng liên quan đến sinh học. Khi bước vào tuổi 40 thị lực bắt đầu suy giảm, tuy nhiên, tuổi cao không có nghĩa không phẫu thuật Lasik được, nhất là nhóm người trung niên, nhưng cũng đừng kỳ vọng sẽ tạm biệt kính vĩnh viễn.


Video liên quan

Chủ Đề