Làm thế nào để có nhiều thức an thô xanh cho vật nuôi

Thế nào là thức ăn hỗn hợp? Thức ăn hỗn hợp có vai trò gì trong việc phát triển chăn nuôi?

Hướng dẫn giải

  • Thức ăn hỗn hợp là tổ hợp nhiều loại thức ăn được phối hợp sẵn theo một công thức nhằm đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng như prôtêin, lipit, gluxit, chất khoáng... phù hợp với nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.

    • Thức ăn hỗn hợp tinh là loại thức ăn được phối hợp các loại thức ăn tinh gồm hạt hoà thảo, hạt đậu và khô dầu, chất khoáng,... nhằm bổ sung cho nhau các chất dinh dưỡng trong khẩu phần phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

    • Thức ăn hỗn hợp bổ sung còn gọi là thức ăn hỗn hợp đậm đặc gồm: prôtêin - khoáng - vitamin là hỗn hợp thức ăn cao đạm có thêm chất khoáng và vitamin dùng bổ sung vào khẩu phần vật nuôi thuộc các lứa tuổi với các tỉ lệ khác nhau. Do loại thức ăn này có tỉ lệ prôtêin - khoáng - vitamin cao nên còn gọi là thức ăn hỗn hợp đậm đặc.

Bài 2:

Hãy kể tên và nêu những đặc điểm của một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi. Làm thế nào để có nhiều thức ăn tinh, thức ăn xanh, thức ăn thô cho vật nuôi?

Hướng dẫn giải

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, đông vật và khoáng chất, cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng để vật nuôi có thể duy trì mọi hoạt đông sống, sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra các sản phẩm đặc trưng của từng loại vật nuôi [thịt, trứng, sữa...]

  • Thức ăn tinh: dùng trong chăn nuôi lợn và các loại gia cầm

  • Thức ăn xanh: dùng cho trâu bò, bổ sung chất xơ và vitamin cho lợn và gia cầm

    • Người chăn nuôi dự trữ và chế biến thức ăn xanh bằng phương pháp ủ kị khí gọi là thức ăn ủ xanh.

    • Có thể ủ các loại thức ăn xanh như: cỏ, thân cây ngô, lá cây khoai tây, lá cây bắp cải...

    • Giá trị dinh dưỡng thức ăn ủ gần giống thức ăn xanh, lượng đường thấp hơn, có nhiều axit hữu cơ nhiều nhất là axit lắctíc. Trong quá trình ủ lượng gluxit thường bị tiêu hao nhiều hơn các hợp chất nitơ [prôtêin và các hợp chất Nitơ khác].

    • Chất lượng thức ăn ủ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn xanh làm nguyên liệu.

  • Thức ăn thô: là loại thức ăn thực vật có tỉ lệ xơ cao từ 20-40% như cỏ khô, rơm rạ, thân cây ngô già, thân lá đậu đỗ sau khu thoạch, là loại thức ăn nghèo năng lượng và prôtêin, bột đường và chất khoáng. Chủ yếu là dùng cho trâu bò những lúc khan hiếm thức ăn xanh [cỏ, cây ngô, bã mía]

  • Thức ăn hỗn hợp: dùng cho hầu hết các loại vật nuôi để có chất lượng sản phẩm tốt nhất cho tiêu dùng đặc biệt là xuất khẩu

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

[trang 84 sgk Công nghệ 10]: Em hãy quan sát sơ đồ và cho ví dụ về mỗi loại thức ăn thường được sử dụng ở địa phương em. Loại thức ăn đó dùng cho vật nuôi nào?

Trả lời:

– Thức ăn tinh: Ngô, thóc gạo, đậu, các loại củ. Dùng cho gà, lợn.

– Thức ăn xanh: Thân lá, cây trồng, cỏ trồng, hoang, rau muốn. Dùng cho trâu, bò.

– Thức ăn thô: Rơm rạ, bã mía, cỏ khô. Dùng cho trâu, bò vào mùa đông.

– Thức ăn hỗn hợp: Thức ăn hỗn hợp đậm đặc H37C. Dùng cho lợn.

[trang 85 sgk Công nghệ 10]: Về mùa đông, mùa khô, thức ăn xanh thường rất thiếu, vậy làm thế nào để có nhiều thức ăn cho trâu, bò vào những mùa này?

Trả lời:

Sử dụng những thức ăn có khả năng dự trữ được lâu như thức ăn ủ yếm khí, cỏ khô, hoặc rơm, rạ được kiềm hóa hoặc ủ với ure để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa cho trâu bò.

Lời giải:

– Thức ăn tinh: Hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ bị ẩm mốc, sâu mọt phá hoại. Phù hợp làm thức ăn cho lợn và gia cầm.

– Thức ăn xanh: Chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ [vitamin E, C, chất khoáng,…].

– Thức ăn thô: dự trữ được lâu, tỉ lệ xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng. Nên kiềm hóa hoặc ủ với ure, hay nghiền thành bột để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa.

– Thức ăn hỗn hợp: Chế biến từ những công thức được tính toán đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn.

– Để có nhiều thức ăn tinh ta cần bảo quản cẩn thận, thức ăn xanh ta cần dùng biện pháp ủ yếm khí để dự trữ lâu dài, thức ăn thô vốn có thể dữ trữ rất lâu.

Lời giải:

– Thức ăn hỗn hợp là thức ăn được chế biến, phối hợp được tính toán sao cho đảm bảo được nhu cầu theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sử dụng vật nuôi.

– Vai trò của thức ăn hỗn hợp: Đầy đủ và cân đối thành phần dinh dưỡng, chi phí thức ăn, nhân công, chế biến rẻ. Ngoài ra còn hạn chế được dịch bệnh truyền qua thức ăn do được xử lí kĩ.

Lời giải:

Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi như sau:

– Lựa chọn nguyên liệu tốt để sản xuất thức ăn.

– Làm sạch, sấy khô để loại bớt nước [tránh nấm, mốc] sau đó nghiền nhỏ từng nguyên liệu.

– Dựa vào công thức phối trộn các nguyên liệu theo tỉ lệ. Nếu thức ăn ở dạng bột thì ta sẽ đem đi đóng gói ngay.

– Nếu muốn thức ăn dạng viên ta sẽ ép viên, sấy khô rồi đem đi đóng gói.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    [trang 107 sgk Công nghệ 7]: Dựa vào các thành phần dinh dưỡng chủ yếu, em hãy phân loại và điền vào vở bài tập các loại thức ăn sau đây thuộc loại thức ăn nào.

    Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng chủ yếu Phân loại
    Bột cá Hạ Long. 46% protein.
    Đậu tương. 36% protein.
    Khô dầu lạc. 40% protein.
    Hạt ngô vàng. 8.9% protein và 69% gluxit.
    Rơm lúa. > 30% xơ.

    Trả lời:

    Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng chủ yếu Phân loại
    Bột cá Hạ Long. 46% protein. Thức ăn giàu protein.
    Đậu tương. 36% protein. Thức ăn giàu protein.
    Khô dầu lạc. 40% protein. Thức ăn giàu protein.
    Hạt ngô vàng. 8.9% protein và 69% gluxit. Thức ăn giàu gluxit.
    Rơm lúa. > 30% xơ. Thức ăn thô.

    [trang 108 sgk Công nghệ 7]: Hãy đánh dấu [x] vào phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.

    1] Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn [tôm, cá, ốc].

    2] Trồng nhiều ngô, khoai, sắn…

    3] Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.

    4] Trồng xen, tăng vụ… để có nhiều cây hạt họ đậu.

    Trả lời:

    Phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin là phương pháp: [1], [3], [4].

    [trang 109 sgk Công nghệ 7]: Hãy điền vào bảng trong vở bài tập phương pháp sản xuất thức ăn thích hợp với các công việc [theo kí hiệu a, b, …]:

    a] Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

    b] Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương dể trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.

    c] Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đỗ.

    d] Nhập khẩu ngô, bột cỏ để nuôi vật nuôi

    Phương pháp sản xuất Kí hiệu
    Thức ăn giàu gluxit
    Thức ăn thô xanh

    Trả lời:

    Phương pháp sản xuất Kí hiệu
    Thức ăn giàu gluxit a
    Thức ăn thô xanh b, c

    Câu 1 trang 109 sgk Công nghệ 7: Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?

    Lời giải:

    – Thức ăn giàu Protein là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 14% [bột cá hạ long, đậu tương, khô dầu lạc,…].

    – Thức ăn giàu Gluxit thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 50% [hạt ngô vàng,…].

    – Thức ăn thô là thức ăn có chứa hàm lượng xơ > 30% [rơm lúa,…].

    Câu 2 trang 109 sgk Công nghệ 7: Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit ở địa phương em?

    Lời giải:

    – Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein:

    + Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn.

    + Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.

    + Trồng xen canh, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.

    – Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit: Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

    Video liên quan

    Chủ Đề