Làm sao để bột mùi men trong bánh mì

Trong quá trình bánh, bột mì là một trong những nguyên liệu chủ đạo và được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thao tác sử dụng bột mỳ; rất nhiều tình huống dở khóc dở cười có thể xảy ra với thợ làm bánh. Chẳng hạn như làm hỏng bột, bột nhão, bột bị chua, nhào bột không mịn, bột dính tay,... Vậy phải xử lý thế nào với những trường hợp trên?

Bột bị chua khi thợ làm bánh

Bột chua khiến mùi vị của bánh sau khi hoàn thành không ngon. Thậm chí, chất lượng bánh không ngon, có thể gây ngộ độc hoặc tiêu chảy.

Nguyên nhân khiến bột bị chua có thể là do thời gian ủ bột quá lâu, bột lên men nhiều, mùi nồng và chua. Để khắc phục sự cố này, thợ làm bánh có thể cho một chút muối với tỷ lệ 500g bột : 5g muối. Vị mặn của muối sẽ giúp bột hết chua; đồng thời, bột sẽ không bị ngả sang màu vàng đậm.

Bột bị nhão

Bột nhão làm kết cấu bánh không chắc chắn; khiến bánh có thể nở không đều thậm chí không thể nở hoàn toàn, ruột bánh không chắc.

Nguyên nhân gây ra nhão bột có thể là do tỷ lệ bột : nước không phù hợp. Để khắc phục sự cố này, người thợ làm bánh có thể sử dụng một chiếc khăn khô, sạch bọc phần bột vào bên trong. Sau đó gói kỹ, để yên trong khoảng 15 tới 20 phút. Khăn sẽ giúp hút bớt lượng nước thừa trong bột giúp bột khô hơn.

Nếu bột vẫn tiếp tục quá nhão, bạn hãy tiếp tục gói bột bằng một chiếc khăn khô khác và để bột nghỉ lâu hơn là được.

Một cách khác là bạn có thể cho thêm bột khô để nước và bột cân bằng nhau với tỷ lệ chuẩn. Bạn nên rắc từ từ bột khô lên phần bột nhão; sau mỗi lần rắc, cần nhồi bột để bột khô trộn đều với bột nhão, làm cho tới khi thấy bột bớt nhão là được.

Bột ủ không đủ lâu

Nhào bột và ủ bột không đủ lâu có thể khiến bột không lên men chuẩn; và bánh nở không đều sau khi chế biến. Tuy nhiên, sẽ có nhiều trường hợp bạn đang cần bột nở nhanh; để thực hiện các phần việc tiếp theo mà bột vừa mới được ủ chưa lâu. Thông thường, thời gian ủ bột có thể kéo dài vài tiếng cho tới nửa ngày để đảm bảo độ lên men chuẩn.

Vậy chúng ta phải giải quyết trường hợp này như thế nào?

Để rút ngắn thời gian ủ bột, người thợ làm bánh có thể cho vào giữa bột mới nhào một ít rượu trắng; rồi dùng khăn ẩm, sạch phủ lên . Việc này sẽ giúp quá trình lên men của bột diễn ra nhanh hơn, bột sẽ mềm và xốp hơn.

Bột không mịn

Bột không mịn làm giảm chất lượng của bánh, khiến bánh mất đi độ xốp và thơm ngon.

Thông thường, các thợ làm bánh sẽ chỉ cho nước ấm vào bột mì để nhào. Chính điều này không đảm bảo được độ mịn của bột, làm bột dễ bị vón cục.

Để khắc phục tình trạng này, người thợ làm bánh nên cho vào bột mì khô chưa nhồi một ít muối rồi trộn đều. Sau đó mới cho nước vào để nhồi.

Bột bị dính tay khi nhào

Có thể nói đây là tình trạng thường gặp khi nhồi bột nói chung. Việc để bột dính lên tay khiến thợ làm bánh cảm thấy khó chịu; đồng thời làm mất mỹ quan khi bột bị nham nhở không sạch sẽ. Thêm vào đó, việc nhào bột bị dính tay hoặc dính vào bề mặt có thể gây hao bột; dẫn đến số lượng và chất lượng bánh thành phẩm không đạt yêu cầu theo quy định.

Cách đơn giản để xử lý trường hợp này là rắc một ít bột áo lên mặt phẳng sẽ nhào bột. Người thợ cũng có thể rắc bột khô lên cả phần bột nhào và xoa vào lòng bàn tay rồi mới thực hiện nhồi bột.

Một cách khá hay khác là bạn có thể cho bột vào tô rồi dùng màng bọc thực phẩm đậy kín miệng tô; và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng một tiếng rồi mang bột ra nhào.

Bột dư bị mốc

Sau khi làm bánh, số bột dư nếu không được đảm bảo đúng cách có thể bị hỏng. Để tránh gặp phải tình trạng này, thợ làm bánh nên cho vào bột một chút muối theo tỷ lệ cứ 1 kg bột thì 5g muối rồi trộn đều. Cuối cùng, buộc chặt và kín miệng bao đựng bột mì và bảo quản ở nơi thoáng mát.

Trên đây là 6 kỹ năng “chữa cháy” khi gặp sự cố với bột mỳ dành cho thợ làm bánh. Ứng viên tìm việc bếp bánh nên ghi nhớ và tổng hợp những mẹo hay được chia sẻ ở trên; để có thể ứng dụng vào công việc thực tế trong tương lai.

Kiểm soát qui trình lên men bánh mì [Manipulating Fermentation]

Là sản phẩm lên men tương tự như các loại thực phẩm lên men khác như sữa chua, dưa muối, kim chi, nước tương … mỗi một mẻ bánh ra lò đều mang hương vị khác nhau. Bánh mì bán ở đâu thì các yếu tố như độ nở, độ tơi nhẹ của thớ bánh, sắc vàng và độ giòn của vỏ bánh là gần như nhau, chỉ có hương vị bánh mì là thứ khiến khách hàng nhớ đến tiệm bánh của bạn mà quay lại hoặc ăn một lần là chạy mất dép, vì hình thức thì đẹp đấy nhưng vị ăn quá dở 😆 . Kiểm soát tốt qui trình lên men bánh mì không chỉ giúp bạn nhàn hạ hơn mà còn đem lại hương vị bánh mong muốn.

1. Các giai đoạn lên men bánh mì

Quá trình lên men bánh mì thực sự diễn ra ngay khi men chạm vào nước, bột và kéo dài cho đến khi 10 phút đầu trong lò nướng bánh 😆 . Tuy nhiên khi đề cập đến qui trình này người ta chỉ chia làm 3 giai đoạn là lên men đầu, nghỉ bột và lên men kết thúc.

– Lên men đầu [bulk fermentation]: đây là giai đoạn lên men cơ bản với mục đích để khối bột phát triển hương vị. Sau khi các nguyên liệu được nhào trộn đến khi đạt [ tạo màng] thì chúng sẽ được người thợ cuộn lại thành khối lớn và để yên trong nhiều giờ. Thời gian lên men này có thể chỉ là 15-20 phút [đối với phương pháp no time dough] hoặc 3-5 tiếng [ như phương pháp Straight dough] hoặc có thể dài hơn [như sourdough hay các dòng bánh truyền thống khác].

Sau khi các nguyên liệu được nhào trộn thì bột sẽ được lên men lần đầu [hình 4 – bulk fermentation] và tăng gấp đôi thể tích [hình 5]

Các thợ thủ công thường dựa vào giai đoạn này để khối bột tự phát triển gluten nên giảm bớt được thời gian và cả sức lực ^^ nhào bột lúc đầu, bởi vì bột sẽ có thời gian ngấm nước và các acid hữu cơ được sinh ra sẽ hỗ trợ cho mạng gluten dai và đàn hồi hơn.

Nhiều thợ làm bánh sẽ rút ngắn thời gian lên men này bằng cách kéo dài thời gian trộn bột và trộn đến khi khối bột tạo màng căng không đứt hoặc rút ngắn luôn thời gian nhào bột bằng cách sử dụng phụ gia [bread improver]. Mặc dù trong phụ gia bánh mì có các chất tương tự được sản sinh ra trong quá trình lên men lần đầu [bulk fermentation] như acid nhưng chúng không thể thay thế được cho các acid hữu cơ tự nhiên có được khi lên men và sẽ kéo theo chất lượng sản phẩm đi xuống.

– Nghỉ bột [intermediate proofing/ bench proof]: giai đoạn này là thời gian giữa sau khi bột được chia thành các phần bằng nhau [dough division] và trước khi được tạo hình [loaf shaping] . Mục đích của giai đoạn này sẽ giúp gluten được thư giãn và viên bột sau đó sẽ không bị co lại khi tạo hình. Thời gian cho giai đoạn này kéo dài từ 15 phút – 60 phút tùy theo kích thước viên bột. Viên bột càng to thì thời gian nghỉ bột càng lâu.

Bột sau khi trộn xong sẽ được vê tròn và để nghỉ [intermediate proofing] trước khi tạo hình

– Lên men cuối [final proofing]: là giai đoạn cuối cùng của qui trình lên men bánh mì trước khi chúng được cho vào lò nướng. Sau giai đoạn nghỉ bột các viên bột sẽ được tạo hình và được để lên men lần cuối để phát triển kích thước như mong muốn. Thời gian này có thể chỉ kéo dài từ 45-90 phút hoặc từ 3-5h đối với bánh mì truyền thống.

Bánh khi đã tạo hình xong và đã đạt được độ nở mong muốn sau lần lên men cuối [final proofing]

2. Giai đoạn không chính thức trong qui trình lên men bánh mì

Hai giai đoạn quan trọng khác của quá trình lên men bánh mì đó là giai đoạn lên men trước [pre-fermentation] và giai đoạn trong lò nướng . Tuy nhiên chúng không được tính vào qui trình lên men chính vì có cũng được mà không có thì cũng sẽ có bánh mì để ăn 😎 .

Lên men trước [pre-fermentation] hay cách mà mọi người hay gọi là sử dụng bột cái [mother dough]. Với qui trình này người ta lấy 1 phần bột mì, men, nước từ công thức gốc trộn với nhau đến khi chúng nở gấp đôi, sau đó mới trộn tiếp vào phần nguyên liệu còn lại. Mục đích chung của quá trình này là cung cấp hương vị, tăng cường sức mạnh cho mạng gluten, vừa tăng chất lượng cho bánh mì nhưng giảm thời gian lên men.

Sử dụng bột cái Poolish trong làm bánh mì : 1 phần bột sẽ được trộn với nước theo tỷ lệ 1:1 và lượng men nhỏ, khi bột cái này xuất hiện các bong bóng khí thì sẽ được trộn vào phần nguyên liệu còn lại

Khi bánh được đưa vào lò nướng thì men vẫn tiếp tục hoạt động và qui trình lên men vẫn diễn ra cho đến khi nhiệt độ thiêu sống các bạn men đáng yêu này 🙄 . Nhưng trước khi men hi sinh ở nhiệt độ 60oC [ 139oF] thì quá trình lên men diễn ra mãnh liệt hơn dưới tác động của nhiệt độ xung quanh và dừng lại khi toàn bộ men bị tiêu diệt 😎 . Lúc này đây thì qui trình lên men mới chính thức kết thúc.

3. Kiểm soát qui trình lên men bánh mì

Có 4 yếu tố sau đây giúp bạn kiểm soát được qui trình lên men tốt hơn, từ đó để có thể sắp xếp thời gian làm bánh hợp lý nhất 😆 . Kiểm soát tốt qui trình này bạn vừa có được ổ bánh mì thơm ngon nhất và đúng thời điểm nhất mà không phải thất vọng vì món càry đã sẵn sàng nhưng bánh mì thì chưa nở

  • Lượng men

Men càng nhiều thì thời gian lên men rút ngắn lại nhưng khiến vị bánh kém ngon hẳn và nồng mùi men. Lượng men cho vào không nên vượt quá 1% tính trên tổng lượng bột cho cả dòng bánh mì ngọt và lạt.

  • Thời gian [time]

Men công nghiệp thì số lượng nhiều hơn và thể trạng cũng khỏe mạnh hơn, nên trong bột nhào chúng chiếm ưu thế hơn hẳn so với hệ vi khuẩn sinh lactic, do đó sử dụng men công nghiệp thì bột nhào mau nở hơn và hầu như không có vị chua.

Trong khi đó, các bạn men bánh mì hoang dại [ wild yeast] trong sourdough thì ốm yếu hơn, số lượng cũng ít hơn 😆 , tuy nhiên mấy bạn đó cũng có sức mạnh tiềm ẩn, nên dù hoạt động chậm chạp hơn so với người anh em men công nghiệp , nhưng vẫn vượt qua hệ vi khuẩn sinh lactic trong cuộc đua tiêu thụ đường.

Để có được ổ bánh mì ngon thì ngoài việc bánh phải nở to nhưng cũng phải mang hương vị thơm ngon dễ nuốt 😀 . Thông thường, một ổ bánh mì với lượng men tươi là 1% thì chỉ cần 1h30-2h là đạt được thể tích mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta cần 3-4 giờ để có lượng vi khuẩn sinh lactic nhằm tạo ra lượng acid đủ để mang hương vị đặc trưng cho bánh mì. Từ đó, bạn nhận ra rằng bánh mì ủ gấp thì mùi bột nhiều, còn ủ lâu quá thì đầy mùi chua 😆 , nên hãy biết cách cân bằng thời gian ủ để bánh không có mùi bột nhưng vị chua vừa đủ.

  • Nhiệt độ [temperature]

Nhiệt độ càng tăng thì men bánh mì càng hoạt động hơn nên thời gian lên men sẽ rút ngắn lại. Do men ăn nhiều hơn nên thải khí nhiều hơn khiến ổ bánh mì nở phồng nhanh hơn và cũng nồng nặc mùi bia rượu hơn. Tác động của việc tăng nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn sinh lactic. Khi nhiệt độ tăng thì vi khuẩn sinh lactic đồng hình cũng tăng theo và tạo ra lượng acid lactic nhiều hơn acid acetic.Tóm lại, khi tăng nhiệt độ ủ thì bột mau tăng thể tích và bánh mang hương vị nhẹ nhàng hơn.

Giảm nhiệt độ ủ thi làm chậm hoạt động của men, dẫn đến kéo dài thời gian lên men vì bột nhào tăng thể tích lâu hơn. Các vi khuẩn sinh lactic dị hình cũng hoạt động tốt hơn ở nhiệt độ lạnh, khiến bánh mang hương vị mạnh mẽ hơn . Vì vậy, việc hạ thấp nhiệt độ ủ sẽ làm giảm tốc độ sản xuất rượu và khí của men nhưng lại tăng hương vị acid acetic, khiến bánh mang vị chua gắt.

  • Lượng nước [hydration]

Khi tăng lượng nước trong công thức bánh thì nấm men di chuyển nhanh hơn và ăn đường cũng lẹ hơn ^^. Do đó lượng nước trong công thức càng tăng thì tốc độ lên men cũng tăng theo, làm men hoạt động hăng say hơn và thải khí CO2 + rượu nhiều hơn.

Lượng nước không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động nấm men mà còn cả hệ vi khuẩn sinh acid có trong khối bột nhào và nó sẽ tác động lên hương vị của bánh mì 😉 .

Các vi khuẩn sinh lactic đồng hình [homofermentative bacteria] thì chúng thích lượng nước nhiều như nấm men, trong khi đó vi khuẩn sinh lactic dị hình [heterofermentative bacteria] thì lại thích môi trường khô ráo hơn. Do đó muốn bánh có hương vị dịu dàng của acid lactic thì tăng nhiều nước hơn, còn ngược lại muốn bánh mì mang hương vị mạnh mẽ của acid acetic thì giảm bớt nước.

Video liên quan

Chủ Đề