Tại sao cần phải lọc sạch dầu bôi trơn

Hiện nay, để lựa chọn lọc dầu động cơ ô tô người dùng vẫn chú trọng nhiều vào chất lượng, độ tinh cũng như danh tiếng thương hiệu của loại dầu mà ít khi quan tâm, thậm chí là không hề biết bộ lọc dầu ô tô có tầm quan trọng thế nào với cơ chế hoạt động của xe. Hãy cùng Phụ tùng ô tô MAST Sài Gòn tìm hiểu về tầm quan trọng của bộ lọc dầu ô tô.

Tại sao bộ lọc dầu ô tô lại quan trọng

Lọc dầu ô tô là chi tiết có hình dạng trụ tròn hoặc hình cốc nằm dưới đáy động cơ. Lọc dầu có tác dụng lọc sạch các chất bụi bẩn, cặn thừa từ dầu hoặc nhớt, nhằm giữ được độ trong cho dầu [nhớt] của xe ô tô. Tất cả các chi tiết của động cơ đều cần đến dầu sạch để bôi trơn. Bộ lọc dầu được xem là một bộ phận quan trọng trong việc đảm bảo dầu luôn sạch sẽ. Cùng với dầu, bộ lọc dầu góp phần duy trì khả năng bôi trơn động cơ và tránh các hao mòn của chi tiết máy. Nếu bộ lọc dầu kém, những rãnh kim loại sẽ bị nứt, các chi tiết bị bào mòn sớm và làm giảm nhanh chóng tuổi thọ của động cơ.

Một bộ lọc tiêu chuẩn chính là có khả năng chống bẩn, lọc tối ưu bằng lớp phim chất lượng cùng những chốt van chắc chắn bao quanh. Tuỳ vào nhà sản xuất mà bộ lọc dầu có những cấu tạo khác nhau phù hợp với từng dòng xe, mẫu xe tương ứng. Sử dụng một bộ lọc dầu kém có thể khiến dầu bị rò rỉ ra ngoài. Đồng thời, các chất cặn bẩn, bụi than, tạp chất kim loại khi không được lọc bởi một bộ lọc dầu chất lượng sẽ làm giảm khả năng lưu thông và bôi trơn của các chi tiết bên trong động cơ. Một bộ lọc dầu chất lượng sẽ giúp ngăn những tạp chất do quá trình ma sát tạo ra, tránh sự xói mòn động cơ. Có thể xem lọc dầu là một phần sống còn của động cơ.

Thay lọc dầu như thế nào cho hiệu quả

Nếu để lọc dầu bẩn sẽ làm tắc lớp phim lọc. Để không ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn động cơ, trung bình mỗi tháng 1 lần, người dùng xe phải kiểm tra lọc dầu. Nếu phát hiện các dấu hiệu hỏng hóc, nên tiến hành thay mới để động cơ vận hành tốt và duy trì tuổi thọ cao.

Lưu ý khi thay lọc dầu

Thời gian thay lọc dầu ô tô định kỳ thường là từ 5000 - 7000km. Bộ lọc dầu nên thay mới cùng với mỗi lần thay nhớt, hoặc cách nhau 1 lần thay nhớt thì thay bộ lọc dầu, tùy thuộc vào dòng xe.

Tháo [gỡ] nút bộ lọc và đặt phễu trước khi đổ dầu mới cho động cơ. Tùy vào dung tích động cơ, bạn cần tìm hiểu lượng nhớt cần thiết bao nhiêu để rót cho phù hợp.

Trước khi đóng các bộ phận xe lại, cần chú ý kiểm tra kỹ lưỡng để tránh dầu bị rò rỉ. Chờ ít phút cho dầu chảy xuống hết các vị trí, bởi vì dầu đưa vào có nhiệt độ thấp và chưa linh hoạt chuyển hoá.

Khi tháo lọc dầu cũ và thay lọc dầu mới, nên bôi trơn lên đó một lớp dầu để tránh các vật thể kim loại bám vào lọc dầu.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bộ lọc dầu tương ứng với từng mẫu xe hay loại xe, người dùng cần tìm hiểu kĩ lưỡng các thông tin kỹ thuật, thông số yêu cầu của động cơ phù hợp với bộ lọc dầu để có thể phát huy tối đa chất lượng và công năng từ các chi tiết động cơ.

  • Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ cho các chi tiết.

  • Tác dụng của dầu bôi trơn:

    • Làm giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành.

    • Làm mát các chi tiết máy khi vận hành

    • Làm sạch các chi tiết máy.

    • Làm kín các kẽ hở dầu đi qua [làm kín khe hở giữa pittong và xilanh]

    • Bảo đảm máy móc đỡ bị han gỉ

  • Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:

    • Bôi trơn bằng vung té.

    • Bôi trơn cưỡng bức.

    • Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.

1- Cạcte dầu: Có nhiệm vụ chứa dầu bôi trơn cung cấp cho hệ thống làm việc và lắng đọng mạt kim loại

2- Lưới lọc,

3- Bơm dầu: Có nhiệm vụ hút dầu bôi trơn từ cacte lên các bề mặt ma sát

4- Van an toàn bơm dầu,

5- Bầu lọc dầu: Có nhiệm vụ lọc dầu [có khả năng tinh lọc cao]

6- Van khống chế lượng dầu qua két,

7- Két làm mát dầu: Có nhiệm vụ làm mát dầu khi nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn cho phép.  

8- Đồng hồ báo áp suất dầu,

9- Đường dầu chính,

10- Đường dầu bôi trơn trục khuỷu,

11- Đường dầu bôi trơn trục cam.

12- Đường dầu bôi trơn các bộ phận khác.

  • Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn.

2, Nguyên lý làm việc

  • Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh, qua van khống chế tới đường dầu chính để đi bôi trơn các chi tiết, sau đó trở về cacte

  • Trường hợp nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh, qua van khống chế tới đường dầu chính để đi bôi trơn các chi tiết, sau đó trở về cacte

  • Trường hợp áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép: Van an toàn sẽ mở để cho một phần dầu chảy về phía trước bơm

Gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức vì dầu không thể tự đi bôi trơn các bề mặt ma sát được mà cần phải có bơm dầu để đưa dầu từ các te đến các bề mặt ma sát.

Câu hỏi:Tại sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức?

Trả lời:

Vì: Dầu không thể tự đi bôi trơn các bề mặt ma sát được mà cần phải có bơm dầu để đưa dầu từ các te đến các bề mặt masat

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

I. Nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn

1. Nhiệm vụ

Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ cho các chi tiết.

Tác dụng của dầu bôi trơn:

- Làm giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành.

-Làm mát các chi tiết máy khi vận hành

-Làm sạch các chi tiết máy.

-Làm kín các kẽ hở dầu đi qua [làm kín khe hở giữa pittong và xilanh]

-Bảo đảm máy móc đỡ bị han gỉ

Xem thêm:

>>> Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì?

2. Phân loại

Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:

- Bôi trơn bằng vung té.

- Bôi trơn cưỡng bức.

- Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.

II. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

1. Cấu tạo

- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn.

2. Nguyên lý làm việc

Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh, qua van khống chế tới đường dầu chính để đi bôi trơn các chi tiết, sau đó trở về cacte

Trường hợp nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh, qua van khống chế tới đường dầu chính để đi bôi trơn các chi tiết, sau đó trở về cacte

Trường hợp áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép:Van an toàn sẽ mở để cho một phần dầu chảy về phía trước bơm

3. Ưu điểm – nhược điểm của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

Nhắc đến ưu điểm của hệ thống này chúng ta cần phải nghĩ ngay đến sự điều chỉnh tối ưu của lượng dầu, có hiệu quả bôi trơn tốt, tẩy rửa sạch được bề mặt ma sát. Nó có thể sử dụng ở những động cơ có cấu tạo đặc biệt và có dầu đặt ở thùng khác như động cơ đặt ngang có piston đối nhau hoặc đặt ngược.

Tuy nhiên, khuyết điểm của hệ thống bôi trơn cưỡng bức là cấu tạo phức tạp và khó hình dung nếu bạn không có chuyên môn về lĩnh vực này.

III. Bài tập

Câu 1: Hãy nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và kể tên các loại hệ thống bôi trơn.

Trả lời:

- Nhiệm vụ: Đưa dầu đến bôi trơn các bề mặt ma sát của chi tiết để động cơ làm việc bình thường, đồng thời tăng tuổi thọ của các chi tiết.

- Phân loại:

+ Bôi trơn vung té.

+ Bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn vào nhiên liệu.

+ Bôi trơn cưỡng bức.

Câu 2: Nêu một số nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên khi động cơ làm việc.

Trả lời:

Nguyên nhân dầu bôi trơn nóng là do:

Các chi tiết của động cơ hoạt động ma sát với nhau sinh ra nhiệt, dầu bôi trơn có 2 tác dụng là làm bôi trơn bề mặt giảm ma sát và làm mát chi tiết.

Trong quá trình bôi trơn piston, các chi tiết khác gần buồng đốt của động cơ dầu bôi trơn thu nhiệt từ buồng đốt toả ra do đó hầu hết các động cơ công suất lớn và hoạt động liên tục đều cần phải có hệ thống làm mát dầu bôi trơn

Câu 3: Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm việc bình thường.

Trả lời:

- Dầu từ cacte đầu qua bầu lọc và van đến đường dầu chính rồi theo các đường đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ sau đó trở về cacte.

- Nếu áp suất dầu trên đường quá cao, van sẽ mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm.

- Nếu nhiệt độ dầu quá cao, van sẽ đóng lại để dầu đi qua két làm mát trước khi được chảy vào đường dầu chính.

Video liên quan

Chủ Đề