Tại sao khi ăn cần phải nhai kỹ

Dưới đây là những lợi ích của việc ăn chậm và nhai thức ăn kỹ mà bạn không ngờ đến:

Tránh cho hệ thống tiêu hóa “vất vả” hơn

Thông thường cách xử lý đơn giản nhất cho chứng khó tiêu sau một bữa no là nhai lâu hơn. Nhai từng miếng còn có thể đơn giản hóa đáng kể quá trình tiêu hóa của ruột. Thức ăn nhập vào đường tiêu hóa ở dạng nhỏ hơn cũng làm giảm lượng khí nuốt vào, từ đó giảm cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn.

Còn ngược lại, ăn miếng to khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa.

Nhận được tối đa chất dinh dưỡng

Khi công đoạn nhai hoàn thành, cơ thể được cung cấp những mẩu thức ăn nhỏ hơn để có thể thể tiêu hóa nhanh hơn và hiệu quả hơn. Mảnh thức ăn càng nhỏ [do nhai kỹ] thì bề mặt tiếp xúc với enzyme tiêu hóa càng lớn, giúp nhanh chóng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng cần thiết.

Đề phòng ăn quá đà

Cảm giác no ở dạ dày phải mất 20 phút mới được thông tin đầy đủ đến não. Nếu ăn nhanh, rất dễ xảy ra tình huống là trót ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết trước khi nhận ra là mình đã no, sau đó… vật vã vì thấy quá no. Khi bạn dành thời gian để ngừng xúc thực phẩm và nhai từng miếng trước khi nuốt, thời gian ăn sẽ lâu hơn.

Trong thời gian đó, có thể não đã nhận được tín hiệu là bụng đã no để tránh tiêu thụ quá mức cần thiết bởi ăn quá nhiều là một thói quen không lành mạnh, có thể gây ra vấn đề cho sức khỏe nói chung hoặc khiến hệ tiêu hoá thêm “khốn khổ”.

Ngon miệng hơn 

Hiện nay, do lối sống gấp mà nhiều người nhiễm phải thói quen ăn quá nhanh. Nếu dành thời gian hơn để nhai, việc thưởng thức bữa ăn sẽ thú vị hơn. Khi đó, hương vị thức ăn sẽ được cảm nhận đầy đủ hơn khi nước bọt thực hiện công đoạn “cắt” những mảng thức ăn lớn thành các loại đường đơn giản. Rất có thể nhai kỹ tạo ra hương vị mới lạ của những món ăn mà thông thường bạn chưa cảm nhận được vì ăn quá nhanh.

Vậy thế nào là nhai kỹ?

Theo đó, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn rắn nên được nhai tối thiểu 30 - 40 lần. Thức ăn lỏng như cháo, súp mỗi miếng cũng nên nhai khoảng 10 lần. Một định nghĩa khác về nhai kỹ là hãy nhai cho đến khi không còn có thể biết người ta đang ăn gì nếu chỉ dựa vào thực phẩm còn lại trong miệng.

Và nếu cảm thấy khó khăn khi tự kiểm soát nết ăn của mình, hãy thử làm theo những lời khuyên dưới đây để ăn chậm, nhai kỹ: Dùng đũa để gắp thức ăn; Ngồi thẳng và hít thở chậm và sâu khi ăn; Chỉ tập trung cho việc ăn uống, loại bỏ phiền nhiễu; Dành không gian riêng chỉ để ăn uống; Tự nấu cũng khiến bữa ăn chất lượng hơn.

Ăn chậm giúp giảm cân

Nếu bạn ăn chậm, bạn có thể bạn sẽ nhận ra rằng khoảng cách giữa 2 bữa ăn của mình không còn gần như trước nữa. Có lúc mặc dù đã đến bữa nhưng bạn vẫn chưa thấy đói và chưa cần ăn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác no là một tổ hợp phức tạp, chịu ảnh hưởng của của thời gian nhai, thời gian cho bữa cơm, trình bày của món ăn và lượng thức ăn bạn ăn trên thực tế. Hãy ăn chậm và bạn sẽ thấy no ngay cả khi khi bạn đã giảm khẩu phần ăn.

Ăn chậm và bạn sẽ trở nên hòa đồng hơn

Ăn uống nhiều khi là một hoạt động  gắn kết xã hội. Bữa ăn là thời điểm mà mọi người tụ tập và quây quần bên nhau. Một khi bữa ăn kết thúc, mọi người sẽ lại đường ai nấy đi.

Bằng việc kéo dài thời gian dùng bữa, bạn sẽ có cơ hội để trao đổi, nói chuyện với gia đình bạn bè nhiều hơn, thắt chặt mối quan hệ mà bạn đang có và cảm giác được quan tâm nhiều hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, thức ăn của chúng ta cũng ngày càng phong phú hơn. Công việc càng nhiều và chúng ta phải ăn uống nhanh hơn. Và vì vậy mà có thể chúng ta không để ý đến việc nhai kỹ thức ăn khi ăn. Việc ăn chậm rãi để nhai kỹ thức ăn rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Ông bà ta đã nói “Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa” thật không sai.

Khi nhai kỹ, thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn. Thay vì một người ăn 4 chén cơm mới cảm thấy no và đầy đủ năng lượng thì chỉ cần ăn 2 - 3 chén và nhai kỹ cũng có thể mang lại phần năng lượng tương tự. Các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn và dạ dày cũng làm việc bớt cực nhọc hơn. Từ việc nhai kỹ thức ăn, chúng ta có thể tiết kiệm được lượng thức ăn mỗi ngày, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm bớt gánh nặng cho dạ dày mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng.

 Nên ăn chậm nhai kỹ để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Không những thế, trong khi nhai, nước bọt tiết ra làm nhão thức ăn giúp chúng ta dễ nuốt hơn. Trong nước bọt có men tiêu hóa thức ăn giúp thức ăn được tiêu hóa một phần trước khi xuống dạ dày. Nếu ta không nhai kỹ trước khi nuốt, thì dạ dày sẽ lãnh hết mọi trách nhiệm nặng nề, và trở nên suy yếu sau vài chục năm làm việc. Không những thế, nước bọt còn có chất Immunoglobulin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và muccus protein có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, trong nước bọt còn có chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và virút. Người ta thí nghiệm với ống nghiệm có đựng nước bọt, sau đó đưa vật chất gây bệnh ung thư có hại nhất vào rồi quan sát. Lúc đầu không có gì lạ nhưng khi lắc ống nghiệm khoảng 30 giây thì thấy 80 - 100% độc tố của vật chất gây bệnh ung thư đã biến mất. Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng, nước bọt được tiết ra khi nhai có tác dụng trừ độc rất mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chúng ta cần phải nhai kỹ thức ăn từ 30 giây trở lên hay khoảng 20 lần thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Việc ăn nhanh làm tăng nguy cơ béo phì. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn những người ăn chậm. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. GS. Stephen Bloom ở đại học Imperial cho biết: “Vừa ăn vừa làm việc hay ngồi ăn trước màn hình đều làm cho lượng thực phẩm vào cơ thể nhiều hơn bình thường, làm tăng nguy cơ béo phì. Không nghi ngờ gì nữa nếu bạn ăn chậm, mọi thứ sẽ được kiểm soát và bạn sẽ thon thả hơn”.

Một trong những điều quan trọng mà việc ăn chậm, nhai kỹ mang lại cho chúng ta là giúp chúng ta ăn ngon hơn. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã ăn rất ngon khi nhai kỹ bánh mì với một ít sữa và ông đã kêu gọi mọi người hãy nhai thật kỹ thức ăn, dù là một miếng bánh mì hay chỉ là cơm trắng để cảm nhận vị ngon kỳ diệu của thức ăn. Phương pháp thực dưỡng của tiên sinh Osawa cũng kêu mọi người nhai cơm thật kỹ, đến khi thành nước rồi hãy nuốt. Bạn có thể thử nghiệm với chính bản thân. Thử lấy một miếng bánh mì hay một ít cơm rồi nhai thật kỹ, khoảng 20 lần xem như thế nào. Bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt của thức ăn, và sự tuyệt diệu mà chúng mang lại.

Chúng ta ngày nay ăn không biết ngon nữa vì nhai và nuốt vội vàng, đánh mất khả năng thưởng thức thực phẩm. Chúng ta phải nhờ đến những cách chế biến thức ăn cầu kỳ, phức tạp với nhiều gia vị khác nhau để biết được vị ngon giả tạo trong chốc lát ở đầu lưỡi. Và càng ngày chúng ta càng cần nhiều gia vị hơn, nhiều thức ăn lạ hơn, nhiều cách chế biến phức tạp hơn… để thỏa mãn nhu cầu ăn uống. Ăn không biết ngon là nguồn gốc của mọi căn bệnh về thân và cả về tâm. Ăn và biết ngon, thì thức ăn chính là thuốc. Muốn được vậy, bạn cần tập nhai. Nhai cho đến khi nào thực phẩm biến thành ngon và ngọt thì mới nuốt. Bạn sẽ thấy có nhiều hạnh phúc trong khi ăn. Thức ăn trở thành thuốc cho thân và cho tâm.

Để đạt hiệu quả cho việc ăn uống, chúng ta cần ăn những thức ăn ít nước để không nuốt thức ăn quá nhanh mà không kịp nhai kỹ, để nước bọt kịp tiết ra và phát huy khả năng kỳ diệu của nó. Chúng ta có thể uống nước canh sau khi đã ăn cơm xong thay vì đổ nước canh vào cơm. Những thức ăn có nhiều nước như: hủ tiếu, phở, cháo, bún, bánh canh… chúng ta cần hạn chế, không nên ăn quá thường xuyên. Ngay cả khi bạn vội thì nhai kỹ một chút thức ăn vẫn đủ năng lượng và tốt hơn là ngốn thật nhiều thức ăn vào miệng trong một lúc.

Phan Bình Phương


Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng

Nhiều người thường cho rằng, thức ăn bắt đầu được tiêu hóa khi ta đã nuốt, nhưng bước quan trọng đầu tiên đó lại là từ miệng, hay chính xác là hành động nhai. Khi nhai, các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động, cơ thể được thông báo sẽ được cung cấp thức ăn và tạo thêm thời gian chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Càng nhai kỹ, nước bọt trộn với thức ăn nhiều hơn, điều này rất có lợi. Mặc dù thực tế nước bọt con người có đến 98% là nước nhưng nó là chứa các enzym quan trọng, cũng như các hợp chất khác như hợp chất kháng khuẩn, chất nhầy, và chất điện phân. Các enzym trong nước bọt tạo ra phản ứng hóa học ban đầu để “giảm tải” cho các công đoạn tiêu hóa về sau.

Tránh cho hệ thống tiêu hóa “vất vả” hơn

Thông thường cách xử lý đơn giản nhất cho chứng khó tiêu sau một bữa no là nhai lâu hơn. Nhai từng miếng còn có thể đơn giản hóa đáng kể quá trình tiêu hóa của ruột. Thức ăn nhập vào đường tiêu hóa ở dạng nhỏ hơn cũng làm giảm lượng khí nuốt vào, từ đó giảm cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn. Còn ngược lại, ăn miếng to khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa.

Nhận được tối đa chất dinh dưỡng 

Khi công đoạn nhai hoàn thành, cơ thể được cung cấp những mẩu thức ăn nhỏ hơn để có thể thể tiêu hóa nhanh hơn và hiệu quả hơn. Mảnh thức ăn càng nhỏ [do nhai kỹ] thì bề mặt tiếp xúc với enzyme tiêu hóa càng lớn, giúp nhanh chóng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng cần thiết.


Đề phòng ăn quá đà

Cảm giác no ở dạ dày phải mất 20 phút mới được thông tin đầy đủ đến não. Nếu ăn nhanh, rất dễ xảy ra tình huống là trót ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết trước khi nhận ra là mình đã no, sau đó… vật vã vì thấy quá no. Khi bạn dành thời gian để ngừng xúc thực phẩm và nhai từng miếng trước khi nuốt, thời gian ăn sẽ lâu hơn. Trong thời gian đó, có thể não đã nhận được tín hiệu là bụng đã no để tránh tiêu thụ quá mức cần thiết bởi ăn quá nhiều là một thói quen không lành mạnh, có thể gây ra vấn đề cho sức khỏe nói chung hoặc khiến hệ tiêu hoá thêm “khốn khổ”.

Ngon miệng hơn

Hiện nay, do lối sống gấp mà nhiều người nhiễm phải thói quen ăn quá nhanh. Nếu dành thời gian hơn để nhai, việc thưởng thức bữa ăn sẽ thú vị hơn. Khi đó, hương vị thức ăn sẽ được cảm nhận đầy đủ hơn khi nước bọt thực hiện công đoạn “cắt” những mảng thức ăn lớn thành các loại đường đơn giản. Rất có thể nhai kỹ tạo ra hương vị mới lạ của những món ăn mà thông thường bạn chưa cảm nhận được vì ăn quá nhanh.

Vậy thế nào là nhai kỹ? Bình thường, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn rắn nên được nhai tối thiểu 30 - 40 lần. Thức ăn lỏng như cháo, súp mỗi miếng cũng nên nhai khoảng 10 lần. Một định nghĩa khác về nhai kỹ là hãy nhai cho đến khi không còn có thể biết người ta đang ăn gì nếu chỉ dựa vào thực phẩm còn lại trong miệng. Và nếu cảm thấy khó khăn khi tự kiểm soát nết ăn của mình, hãy thử làm theo những lời khuyên dưới đây để ăn chậm, nhai kỹ: Dùng đũa để gắp thức ăn; Ngồi thẳng và hít thở chậm và sâu khi ăn; Chỉ tập trung cho việc ăn uống, loại bỏ phiền nhiễu; Dành không gian riêng chỉ để ăn uống; Tự nấu cũng khiến bữa ăn chất lượng hơn. 

[Theo Care2]

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề