Làm cách nào để giảm ê buốt răng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Răng nhạy cảm tức là khi ăn, uống đồ nóng - lạnh hay sử dụng chỉ nha khoa, đánh răng sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây răng nhạy cảm sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, bạn cần đến gặp nha sĩ để được khám răng và xác định nguyên nhân, từ đó lựa chọn cách thức điều trị phù hợp

1. Nguyên nhân gây răng nhạy cảm

  • Sâu răng
  • Răng bị nứt gãy hoặc vết trám hỏng
  • Bị bệnh nướu răng
  • Bị mòn men răng hoặc lộ chân răng do tụt nướu

Răng nhạy cảm gây ê buốt và khó chịu khi ăn uống đồ nóng, lạnh

2. Cách chữa răng nhạy cảm

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây răng nhạy cảm sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, bạn cần đến gặp nha sĩ để được khám răng và xác định nguyên nhân, từ đó lựa chọn cách thức điều trị phù hợp.

Một số biện pháp giúp giảm ê buốt cho răng nhạy cảm là:

  • Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt: Với thành phần giúp ngăn chặn sự truyền cảm giác từ bề mặt răng đến các dây thần kinh, việc thường xuyên sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt có thể giúp làm giảm tình trạng ê buốt răng. Tuy nhiên, để lựa chọn sản phẩm an toàn và hiệu quả, bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ.
  • Sử dụng gel chống ê buốt: Nếu việc sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt không giảm sự khó chịu, bạn có thể được điều trị tại phòng khám bằng cách bôi gel fluor hoặc gel chống ê buốt lên vùng răng nhạy cảm.
  • Ghép nướu: Khi mô nướu tụt khỏi chân răng, nha sĩ có thể đề nghị ghép nướu để bảo vệ chân răng, đồng thời giúp làm giảm tình trạng răng bị ê buốt.
  • Điều trị nội nha: Trong trường hợp bạn bị răng nhạy cảm quá mức và dai dẳng, đồng thời áp dụng các biện pháp nêu trên không hiệu quả, hay không thể thực hiện được, lúc đó nha sĩ có thể chỉ định điều trị nội nha [lấy tủy răng] để có thể loại bỏ tình trạng ê buốt.
  • Các biện pháp khác: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây răng nhạy cảm, khi áp dụng các biện pháp kể trên không hiệu quả, nha sĩ có thể chỉ định một số biện pháp như trám răng, bọc mão toàn phần hoặc bán phần, bôi keo lên vùng răng bị sâu, nứt của răng nhạy cảm để giảm sự ê buốt.

Răng nhạy cảm gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt ăn uống hằng ngày. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên nha sĩ có thể khuyên bạn nên có thói quen vệ sinh răng miệng tốt như cách chải răng và tần suất chải răng. Nếu vẫn không giảm, tùy vào nguyên nhân gây ra sẽ có cách điều trị phù hợp.

Bạn nên có thói quen vệ sinh răng miệng tốt để khắc phục và phòng tránh tình trạng răng nhạy cảm

Hiện nay khoa Răng - Hàm - Mặt của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng [răng, xương răng, tuỷ răng,...], hàm [vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...] và mặt [xương trán, xương gò má, xương thái dương,...].

Khoa Răng - Hàm - Mặt được chia thành các chuyên khoa chính, nhằm phục vụ các nhóm nhu cầu khám chữa của người bệnh như: Nha khoa Phục hình, Chấn thương chỉnh hình hàm mặt, Nha khoa tổng quát, Nha khoa Thẩm mỹ và Nội nha.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Răng ê buốt chính là do độ nhạy cảm của răng đối với những loại thực phẩm có độ chua, ngọt, nóng lạnh thất thường. Nếu tình trạng răng bị ê buốt không được chữa trị và khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe răng miệng của bạn.

Nội dung bài viết

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt là gì?

Để chữa răng hết ê buốt một cách nhanh chóng, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị ê buốt là gì? Từ đó, bạn sẽ đưa ra được giải pháp điều trị hiệu quả:

Một số cách chữa răng hết ê buốt nhanh chóng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt mỗi khi tiếp xúc với các đồ ăn có độ chua, ngọt, nóng lạnh thất thường là do men răng không được tốt. Có thể men răng bạn đang bị tổn thương hoặc có thể men răng bị lộ ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do răng bị vỡ, sứt, mẻ...

Ngoài ra, răng bị ê buốt còn do bạn ăn các món ăn có độ cứng trong một thời gian dài, hoặc ăn quá nhiều thực phẩm chứa axit, loại loại trái cây chua chứa nhiều vitamin C. Vậy nên, chúng ta phải xác định được nguyên nhân thì mới đưa ra cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả nhất.

Một số cách chữa răng hết ê buốt nhanh chóng

Khi răng bị ê buốt, bạn có thể ngay lập tức áp dụng những cách chữa trị tại nhà mà bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu chia sẻ dưới đây:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bảo vệ răng miệng tự nhiên tốt nhất, an toàn nhất. Từ đó làm giảm tình trạng mòn men răng làm lộ ngà răng gây cảm giác ê buốt mỗi khi ăn uống.

Đặc biệt, bảo vệ răng miệng tốt giúp hạn chế tình trạng tụt nướu gây những tổn thương không đáng có cho răng. Bạn nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, những loại kem đánh răng phù hợp có đầy đủ các hoạt chất làm trắng răng và là răng chắc khỏe để bảo vệ tốt hàm răng của mình.

Sử dụng tỏi

Tỏi là một trong những bài thuốc dân gian hiệu nghiệm không để chữa bệnh đau răng mà có thể làm giảm được cơn đau ê buốt của hàm răng. Trong thành phần của tỏi có chứa Fluor và Allicin giúp bảo vệ và phục hồi được ngà răng.

Chữa ê buốt răng bằng tỏi tại nhà

Bạn chỉ cần giã nhỏ nhánh tỏi, hòa lẫn với muối càng tốt, sau đó ngậm vào miệng hoặc có thể thái lát mỏng miếng tỏi và chà sát trên bề mặt răng ít phút. Sau một vài lần đắp tỏi, bạn sẽ răng hàm bớt ê nhức đi rõ rệt.

Dùng gel chữa ê buốt

Dùng gel chữa ê buốt là một liệu pháp được nhiều người sử dụng bỏi hiệu quả cực nhanh sau đó. Hiện nay tại các nhà thuốc có bán tràn lan rất nhiều loại gel giúp giảm cảm giác ê buốt răng của nhiều nhãn hàng với nhiều thể loại khác nhau.

Nhưng liệu pháp này bạn không nên tùy tiện sử dụng mà cần phải có đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu không răng không những không hết ê buốt mà còn bị tổn thương nặng hơn nữa.

Súc miệng bằng nước muối

Đây là liệu pháp dân gian được sử dụng từ ngàn đời nay. Bạn chỉ cần hòa loãng nước muối và ngâm dung dịch này trong khoảng 3 phút và một ngày có thể ngậm nhiều lần để tình trạng ê buốt răng nhanh chóng thuyên giảm.

Những cách chữa răng ê buốt kể trên chỉ có tác dụng giảm bớt ê nhức tạm thời mà thôi. Để giải quyết triệt để bệnh lý này, bạn cần phải đến nha khoa để thăm khám và chữa trị theo tiêu chuẩn Y khoa.

Trám hoặc bọc sứ là cách khắc phục ê buốt răng tốt nhất

Phương pháp chữa răng ê buốt hiệu quả hiện nay phải kể đến trám răng và bọc răng sứ. Tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

Sau khi trám răng hoặc bọc sứ, răng vừa hết ê buốt vừa trở nên trắng sáng hơn. Bạn sẽ sở hữu hàm răng chắc khỏe, thoải mái ăn nhai và tự tin cười nói.

Hi vọng rằng, một số cách chữa răng hết ê buốt nhanh chóng sẽ giúp bạn phần nào bớt ê buốt, khó chịu. Nhưng để giải quết được tình trạng răng bị ê buốt một cách dứt điểm thì bạn nên đến Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn phương pháp điều trị thật tốt nhé!

Làm thế nào để giảm ê buốt răng?

4.1. Không đánh răng quá mạnh. ... .

4.2. Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt. ... .

4.3. Liệu pháp Florua. ... .

4.4. Tránh những thực phẩm có tính axit. ... .

4.5. Bỏ thói quen nghiến răng. ... .

4.6. Đến nha sĩ nếu ê buốt răng do các bệnh lý răng miệng..

Làm sao để hết ê răng sau khi tẩy trang?

Cách giảm ê buốt răng sau khi tẩy trắng.

Tránh thức ăn và đồ uống quá nóng hay quá lạnh. ... .

Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit. ... .

Ưu tiên các thực phẩm mềm. ... .

Tiếp tục sử dụng kem đánh răng chống ê buốt. ... .

Đánh răng nhẹ nhàng. ... .

Dùng sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa florua. ... .

Dùng ống hút khi uống nước..

Mài răng bao nhiêu ngày mới hết ế?

Bình thường sau khi hoàn tất quá trình mài cùi, lấy mẫu và lắp mão răng cho khách hàng thì chỉ sau khoảng từ 1 – 2 ngày là đã có thể ăn nhai như bình thường rồi. Nhưng mà cảm giác ê buốt sẽ kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu, dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác nhau.

Ê buốt răng là biểu hiện của bệnh gì?

Ê buốt răng hay còn gọi là tê buốt răng, là tình trạng răng nhạy cảm quá mức, đây là bệnh răng miệng khá phổ biến hiện nay. Tình trạng răng ê buốt khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau buốt răng khi răng tiếp xúc với các đồ ăn, thức uống nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc khi bạn chải răng.

Chủ Đề