Ký hiệu R thường thấy trên bao bì sản phẩm nghĩa là gì

Bạn thường xuyên bắt gặp các logo, nhãn hiệu có các ký hiệu như C-R-TM trên logo hoặc tên nhãn hiệu của họ. Vậy các ký hiệu đặc biệt đó là gì và chúng có vai trò ra sao trong vấn đề bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp ? Hãy cùng Saigonlogo tìm hiểu nhé.

Chữ R trên logo thường được viết trong một vòng tròn [®] và đặt tại góc phải phía trên của logo [đa số] một số trường hợp đặt ở vị trí góc phải phía dưới biểu tượng logo nhãn hiệu. Trong tiếng anh chữ R là chữ cái đầu tiên của từ Registered nghĩa là thương hiệu đã được bảo hộ. Xét về mặt pháp lý thì đăng ký nhãn hiệu đã được cấp thành công cho chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Khi nhãn hiệu có thêm biểu tượng chữ R điều đó có nghĩa là mọi hành vi sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu thì đều được xem là vi phạm xâm hại đến lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu. Khi có tranh chấp kiện tụng xảy ra thì đơn vị nào có bằng chứng minh nhãn hiệu được đăng ký sở hữu trí tuệ [SHTT] chứng nhận thì bên đó được pháp luật bảo vệ.

Chữ R được thể hiện trên logo đã được bảo hộ

Trong thương mại đặc biệt là các lĩnh vực như kinh doanh theo chuổi, nhượng quyền thương hiệu thì việc thương hiệu được chứng nhận độc quyền thương hiệu cũng giúp cho giá trị thương hiệu doanh nghiệp tăng cao đáng kể, dễ thuyết phục đối tác đầu tư kinh doanh hơn. Hiện nay với tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trường thì vấn đề bảo vệ độc quyền nhãn hiệu rất quan trọng, doanh nghiệp cần làm ngay để an tâm đầu tư vào xây dựng thương hiệu.

Mẫu bằng chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Phạm vi áp dụng của R chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực thương mại kinh doanh, để bảo vệ toàn diện thì doanh nghiệp nên đăng ký bảo vệ thêm quyền sáng tác.

Chữ © trên logo nhãn hiệu được viết tắt từ chữ C đâu của từ Copyrighted nghĩa là bảng quyền sáng tác hay còn gọi là quyền tác giả [BQTG]. Khi doanh nghiệp đăng ký quyền tác giả được cấp chứng nhận sở hữu thì có nghĩa là bất kỳ các hành động sử dụng các mẫu thiết kế sáng tạo mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu thì được xem là vi phạm và bồi thương thiệt hại cho chủ sở hữu nếu có.

Copyrighted áp dụng ở tất cả mọi nơi có sự xuất hiện của sáng tạo không giống như Registered chỉ áp dụng trong kinh doanh thương mại. Tuy nhiên sự hạn chế của Copyrighted là chưc năng bảo hộ chỉ áp dụng cho mẫu sáng tạo và không bảo hộ tên nhãn hiệu / tên logo. Vì vậy để bảo vệ toàn diện thì doanh nghiệp cần làm đăng ký bảo vệ Registered song song với Copyrighted để tính pháp lý bảo vệ được toàn diện hơn.

Bằng bản quyền tác giả logo

™ là ký hiệu của Trademark, nghĩa là nhãn hiệu. Trademark thường được các doanh nghiệp sử dụng trong thời gian chờ đợi cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu chính thức. Trademark  được dùng với mục đích răn đe các cá nhân tổ chức có ý định sử dụng tên nhãn hiệu hay mẫu sáng tác của doanh nghiệp bạn cho mục đích kinh doanh của họ. Khi nhìn thấy các logo, nhãn hiệu có ký hiệu ™ trên logo / nhãn hiệu thì phải dè chừng tránh sử dụng để không nhận các phiền phức sau này.

Một số trường hợp ™ dùng để tạo sự phân biệt giữa các nhãn hiệu cùng chung ngành nghề kinh doanh, một dấu hiệu nhận biết đây là nhãn hiệu kinh doanh thuần tuý không phải là tổ chức, hay cơ quan nhà nước.

Nhận kết quả tra cứu đăng ký SHTT nhãn hiệu miễn phí TẠI ĐÂY

Giải nghĩa 9 ký hiệu thường thấy trên bao bì mỹ phẩm

Thứ Sáu ngày 11/12/2020

  • Chuyên gia nói gì về tần suất chúng ta tắm?
  • Những lý do khiến trứng vịt tốt hơn trứng gà
  • 4 bước nhanh gọn giúp bạn tút lại nhan sắc sau một tuần mệt mỏi

Những thông tin hay ký hiệu trên bao bì sản phẩm đều rất hữu ích. Nó giúp bạn nhìn nhận về chất lượng mỹ phẩm khách quan và chuẩn xác hơn, cũng như truyền tải thông điệp từ nhà sản xuất. Chúng ta không nên bỏ qua bất kỳ thông tin nào trước khi quyết định mua hàng.

Theo luật pháp, các thương hiệu mỹ phẩm phải cung cấp cho người dùng các thông tin chi tiết về sản phẩm. Điều này giúp người dùng lựa chọn sản phẩm đúng như cầu, mặc khác cũng chứng nhận độ an toàn của mỹ phẩm. Cách đơn giản nhất để bạn lựa chọn được một sản phẩm an toàn và phù hợp chính là đọc bảng thành phần mỹ phẩm. Nhưng một cách khác là đọc ký hiệu trên bao bì mỹ phẩm. Sau đây là một số ký hiệu bạn sẽ thường nhìn thấy.

Bao bì mỹ phẩm in nhiều ký tự đặc biệt.

Chữ E

Ký hiệu chữ E thường xuất hiện trên bao bì mỹ phẩm của các nhãn hàng sản xuất tại châu Âu. Ký hiệu này có có nghĩa rằng, định lượng sản phẩm được ghi trên bao bì là hoàn toàn chuẩn xác, không có bất kỳ một chênh lệch nào, nếu như nó chưa được mở ra trước khi đến tay người dùng. Ví dụ, bạn chọn mua sản phẩm có dung tích 235ml và có chữ ‘E’, thì nhãn hàng đảm bảo rằng đã giao đủ cho bạn 235ml đúng như cam kết.

Ký tự chữ E

Hai ký tự CE

Ký hiệu này cũng xuất phát từ các hãng của châu Âu, nhưng không xuất hiện trên bao bì mỹ phẩm mà được đóng dấu trên bao bì dụng cụ làm đẹp. Ví dụ như máy massage mặt hay máy sấy tóc. Nó tượng trưng cho cam kết an toàn với sức khỏe lẫn môi trường, theo tiêu chuẩn EU.

Ký tự CE

Chữ số kèm chữ M đóng khung trong hình chai lọ

Chữ ‘M’ tượng trưng cho hạn sử dụng của mỹ phẩm. Nói chính xác hơn là món mỹ phẩm dùng tốt nhất trong bao lâu kể từ khi mở nắp. Ví dụ, nếu bao bì mỹ phẩm ghi là 12M, nó có nghĩa là bạn nên sử dụng mỹ phẩm này trong vòng 12 tháng kể từ ngày mở nắp sản phẩm. vượt quá thời gian này, dù mỹ phẩm có thể dùng tiếp nhưng hiệu quả sẽ kém hơn, hoặc chất bảo quản không còn hoạt động, khiến mỹ phẩm có thể bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn.

Chữ số kèm chữ M đóng khung trong hình chai lọ

Biểu tượng chú thỏ

Có nhiều biểu tượng khác nhau mang hình chú thỏ. Nhưng chung quy chúng đều liên quan đến việc bảo vệ động vật. Trong đó, 3 ký hiệu thường thấy nhất là Leaping Bunny của Mỹ; Cruelty Free by PETA; và biểu tượng Not Tested on Animals của hiệp hội Choose Cruelty Free đến từ Úc.

Biểu tượng chú thỏ trên bao bì mỹ phẩm.

Leaping Bunny [Biểu tượng con thỏ đang nhảy]: có ý nghĩa chung là không có bất kỳ động vật nào bị làm hại trong tất cả các giai đoạn nghiên cứu và sản xuất sản phẩm. Các thương hiệu sử dụng ký hiệu này đều phải trải qua một quá trình kiểm định chất lượng và ký kết hợp đồng ràng buộc pháp lý không sử dụng động vật trong quá trình sản xuất.

Biểu tượng Cruelty Free do PETA cấp phép. Ký hiệu trên bao bì mỹ phẩm này xác nhận sản phẩm không được thử nghiệm trên động vật xuyên suốt quá trình nghiên cứu, thu mua nguyên liệu và sản xuất. Tuy nhiên, nó tương đối dễ dãi trong khoản nghiệm thu.

Ký hiệu Not tested on animals do hiệp hội Choose Cruelty Free của Úc cấp phép. Đây là một trong những biểu tượng khó xin phép nhất.

LƯU Ý: Nếu bạn nhìn thấy dòng chữ “No animal testing” [không thử nghiệm trên động vật] nhưng không thấy bất kỳ hình ảnh chú thỏ nào, hoặc hình ảnh không giống ba mẫu trên, thì cũng nên tìm hiểu lại về quá trình sản xuất sản phẩm đó nếu bạn là người không thích sản phẩm thử nghiệm động vật.

Biểu tượng ngọn lửa

Biểu tượng ngọn lửa lưu ý sản phẩm dễ cháy.

Trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc tóc như xịt tóc, dầu gội khô hay sơn móng tay,... đều có biểu tượng ngọn lửa. Chúng mang ý nghĩa cảnh báo đây là những sản phẩm dễ cháy, bạn nên tránh để chúng gần lửa hoặc nơi có nhiệt độ cao.

Biểu tượng bàn tay và cuốn sách

Biểu tượng cuốn sách

Biểu tượng nói lên rằng bạn hãy tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm qua cuốn hướng dẫn sử dụng được đính kèm trong bao bì. Một số hãng mỹ phẩm do không thể in hết thông tin lên trên bao bì, sẽ chọn cách bổ sung thêm thông tin vào một cuốn hướng dẫn nhỏ bên trong hộp sản phẩm và để biểu tượng này bên ngoài.

Mũi tên xoay vòng hình tam giác [Mobius Loop]

Biểu tượng 3 mũi tên xoay vòng hình tam giác.

Đây là một ký hiệu quốc tế, nó nói lên rằng: bao bì mỹ phẩm này có thể được tái chế. Con số 1 đến 7 ghi ở chính giữa diễn giải loại nhựa nào được sử dụng. Loại 1 là PET/PETE. Số 2 là HDPE. Loại 3 là PVC. 4, LDPE. 5, PP. 6 là Polystyrene. Và 7 là nhựa tổng hợp. Nhìn chung, các loại nhựa trong 7 nhóm này đều có thể tái chế.

Mũi tên âm dương

Biểu tượng mũi tên âm dương

Biểu tượng này cho thấy nhà sản xuất đã bỏ ra một khoản chi phí cho việc thu gom và tái chế bao bì sản phẩm của công ty họ sau khi sử dụng. Đây là một quy định bắt buộc đối với nhà sản xuất nếu mỹ phẩm họ phân phối tại những thị trường không có chính sách thu gom rác thải tái chế.

Trái tim vegan

Biểu tượng trái tim vegan trên bao bì mỹ phẩm.

Biểu tượng này mang đến cam kết rằng, sản phẩm bạn cầm trên tay không những không thử nghiệm trên động vật mà còn hoàn toàn không chứa bất kỳ thành phần nào nguồn gốc động vật. Đây là lựa chọn cho những người theo lối sống vegan.

MFG, Lot hay EXP

Những ký tự này không được in trên nhãn mà sẽ in ở đáy chai. Theo đó, Ký tự MFG viết tắt cho ngày sản xuất. Lot là lô sản xuất. Và EXP là ngày hết hạn sử dụng sản phẩm.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chăm sóc da
  • sức khỏe

Video liên quan

Chủ Đề