Hình thức thanh toán tt là gì

Thanh toán TT được sử dụng rất phổ biến trong hoạt động mua bán với những hợp đồng có giá trị nhỏ, thời gian mua bán lâu dài dựa trên sự tin tưởng, hợp tác giữa 2 bên.

Trong thanh toán quốc tế, việc thỏa thuận phương thức thanh toán giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu được dựa trên cơ sở 2 bên cùng có lợi: Người mua thì nhận được đúng hàng, đủ số lượng, đúng hạn còn người bán thì nhanh chóng nhận được đầy đủ số tiền.

Khi 2 bên có mối quan hệ làm ăn lâu năm, có sự tín nhiệm lẫn nhau cần thanh toán các khoản tiền nhỏ thường sử dụng thanh toán TT. Vậy đây là phương thức chuyển tiền như thế nào?

Thanh toán TT là gì?

Thanh toán TT còn có tên gọi là chuyển tiền bằng điện [Tên tiếng anh: Telegraphic Transfer]. Đây là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó bên mua hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cho bên bán hàng bằng phương tiện chuyển tiền [điện Swift/telex].

- Các bên tham gia phương thức thanh toán TT trong thanh toán xuất - nhập khẩu bao gồm:

  • Người chuyển tiền [remitter] là bên mua hàng
  • Người thụ hưởng [Beneficiary] là bên bán hàng tức là người được nhận tiền thanh toán
  • Ngân hàng chuyển tiền [Remitting bank] là ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của người chuyển tiền
  • Ngân hàng đại lý [agent bank] có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, đồng thời là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng [thường là ngân hàng mà người thụ hưởng có mở tài khoản tại đó]

- Thanh toán bằng điện chuyển tiền TT có 2 phương thức:

  • Chuyển tiền trả trước: Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu trước khi nhận được hàng
  • Chuyển tiền trả sau: Sau khi nhận được hàng, bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu

Thanh toán TT

Quy trình thanh toán TT

Trước khi tiến thành thanh toán TT, khách hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Đối với chuyển tiền trả trước:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực của hai bên
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ [nếu có]
  • Lệnh chuyển tiền

- Đối với chuyển tiền trả sau:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ [nếu có]
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Lệnh chuyển tiền

Lưu ý: 

Người chuyển tiền cần viết đơn chuyển tiền gửi đến một ngân hàng thương mại được phép thanh toán quốc tế với các thông tin được cung cấp đầy đủ như sau:

- Tên địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu.

- Số ngoại tệ xin chuyển [cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ]

- Lý do chuyển tiền

- Một số yêu cầu khác.

- Ký tên và đóng dấu.

Quy trình thanh toán TT

Quy trình thanh toán TT theo phương thức chuyển tiền trả sau được tóm tắt theo sơ đồ sau:

Trong đó:

[1] Người xuất khẩu giao đầy đủ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và bộ chứng từ [hóa đơn] cho người nhập khẩu theo đúng cam kết trong hợp đồng

[2] Người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cụ thể bằng với số tiền cần thanh toán để trả cho người xuất khẩu.

[3] Ngân hàng nhận được yêu cầu sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và tài khoản của khách hàng đủ khả năng thanh toán thì phía ngân hàng sẽ trích tiền để trả cho người thụ hưởng và báo nợ tài khoản của người chuyển tiền

[4] Ngân hàng chuyển tiền sẽ phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý

[5] Ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu [báo có tài khoản của người thụ hưởng].

Hoàn thành giao dịch thanh toán, bên nhập khẩu nhận được đầy đủ hàng hóa, bên nhập khẩu nhận được số tiền theo đúng như cam kết trong hợp đồng.

Lưu ý:

Với phương thức chuyển tiền trả trước, quy trình tương tự theo sơ đồ như trên, chỉ có sự khác biệt là sau khi nhận được tiền thì bên xuất khẩu mới chuyển hàng hóa và các chứng từ cho bên nhập khẩu.

Ưu - Nhược điểm của thanh toán TT

Thanh toán bằng điện chuyển tiền TT cũng có những ưu điểm, nhược điểm mà bạn nên cân nhắc khi sử dụng dịch vụ này.

Ưu điểm:

- Đối với khách hàng: Thủ tục chuyển tiền rất đơn giản, không yêu cầu các chứng từ phức tạp. Thời gian chuyển tiền ngắn nên bên xuất khẩu nhanh chóng nhận được tiền

- Đối với ngân hàng: Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian để thực hiện lệnh thanh toán để hưởng hoa hồng [phí chuyển tiền] và không chịu trách nhiệm về số tiền và thời hạn thanh toán.

Nhược điểm:

- Phương thức thanh toán TT chứa đựng rất nhiều rủi ro, không đảm bảo quyền lợi bình đăng của bên. 

Ví dụ:

  • Với TT chuyển tiền trước: Bên mua hàng trả tiền trước nhưng bên bán hàng không giao hàng, giao hàng chậm trễ hoặc giao hàng không đúng mẫu mã như đã thỏa thuận…
  • Với TT chuyển tiền sau: Bên bán hàng đã giao hàng đầy đủ số lượng, mẫu mã, bên mua hàng không trả tiền, trả tiền chậm, trả thiếu…

- Mặt khác, vì việc thanh toán được thực hiện bằng điện nên khá nhanh, nếu có phát hiện nhầm lẫn thì rất khó điều chỉnh

>> Vì vậy, phương thức thanh toán TT chỉ nên áp dụng trong giao dịch mua bán với các đối tác tin cậy hoặc giá trị hàng hóa không quá lớn, hoặc 2 bên có mối quan hệ phụ thuộc nhau [công ty mẹ - công ty con]

Phân biệt TT và TTR

Trước hết cùng tìm hiểu TTR là gì?

TTR là cụm từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement: Đây là phương thức được áp dụng trong thanh toán L/C.

Nếu L/C cho phép TTR, bên xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. Ngân hàng thông báo sẽ gửi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc ngân hàng phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ sẽ được gửi sau.

Nếu L/C không cho phép TTR thì bên xuất khẩu phải đợi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành, đồng thời đợi thêm 7 ngày làm việc thì mới biết chính xác có được thanh toán hay không.

>> Vì vậy, TTR và TT là 2 phương thức thanh toán khác nhau.

Có sự nhầm lẫn giữa TT và TTR có thể do mọi người hiểu cụm từ TTR là viết tắt của Telegraphic transfer remittance - Phương thức điện chuyển tiền. Trong trường hợp này nó được hiểu như T/T

Trên đây là những thông tin cần biết về thanh toán TT. Với những phân tích về ưu - nhược của phương thức thanh toán này, hy vọng khách hàng sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Nếu bạn còn vướng mắc, hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY

Đăng ký ngay

Thanh toán T/T hay còn gọi là thanh chuyển tiền bằng điện, phương thức này được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch thương mại quốc tế có giá trị hợp đồng nhỏ và có sự tin tưởng lẫn nhau. Vậy quy trình thanh toán T/T là gì? Quy trình thanh toán T/T được thực hiện ra sao? Hãy cùng Thông Tiến Logistics giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây.

Khái niệm thanh toán T/T

Thanh toán T/T [Telegraphic transfer] hay còn gọi là phương thức thanh toán bằng điện

Thanh toán T/T có tên chuyên ngành là Telegraphic transfer, đây còn được gọi là thanh toán bằng điện được sử dụng trong giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, doanh nghiệp. Theo đó, người nhập khẩu [người mua] sẽ đến ngân hàng để chuyển tiền cho người xuất khẩu [người bán] thông qua cách thức điện Swift/telex theo chỉ dẫn của người gửi. Số tiền này sau khi gửi sẽ chuyển đến nhà xuất khẩu trong vòng 1 – 2 ngày.

Phương thức chuyển tiền bằng điện có tốc độ nhanh, song chi phí lại cao hơn các hình thức thanh toán khác. Thanh toán T/T có thể là  một phương thức độc lập, nhưng cũng có thể là bộ phận của các hình thức thanh toán khác như: tín dụng chứng từ, tín dụng dự phòng, nhờ thu…

Dựa theo khái niệm thanh toán T/T trên, phương thức này sẽ có sự tham gia của 4 bên bao gồm:

  • Người chuyển tiền [Remitter]: Là người nhập khẩu có thể là cá nhân, doanh nghiệp.
  • Người thụ hưởng [Beneficiary]: Là người xuất khẩu hàng hóa, người được trả tiền.
  • Ngân hàng chuyển tiền [Remitting Bank]: Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu thực hiện lệnh thanh toán T/T cho người nhập khẩu theo yêu cầu của người mua.
  • Ngân hàng đại lý [agent bank]: Ngân hàng này có quan hệ với ngân hàng chuyển tiền và sẽ phục vụ cho người thụ hưởng [Người xuất khẩu].

Phân loại phương thức chuyển tiền T/T

Phân loại phương thức thanh toán T/T

Hiện tại, phương thức thanh toán T/T được phân thành 2 loại là chuyển tiền trả trước hoặc chuyển tiền trả sau khi nhận hàng. Tùy vào thỏa thuận của người mua và bán sẽ lựa chọn hình thức chuyển tiền phù hợp nhất.

  • Chuyển tiền trả trước [TTR]: Đây là hình thức thanh toán được phần đông các cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn. Theo đó, người nhập khẩu sẽ chuyển toàn bộ số tiền hàng cho bên xuất khẩu và khi đã nhận đủ tiền bên xuất khẩu sẽ chuyển hàng cho bên nhập khẩu.
  • Chuyển tiền sau [TT after shipment]: Ngược lại với chuyển tiền trả trước, đối với thanh toán T/T trả sau. Theo đó, sau khi nhận được hàng, người nhập khẩu sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu.

Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán TT

Với phương thức thanh toán bằng điện, ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên trong gian nhận tiền và chuyển tiền đến người nhận theo đúng yêu cầu. Cụ thể:

  • Ngân hàng sẽ không giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu của khách hàng.
  • Ngân hàng không có nghĩa vụ giám sát,theo dõi quá trình thanh toán hàng hóa của người xuất khẩu và nhập khẩu.
  • Người xuất khẩu và nhập khẩu khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng sẽ phải trả phí theo quy định.

Thủ tục chuẩn bị cho quá trình thanh toán T/T

Thủ tục các bên cần chuẩn bị cho quá trình thanh toán T/T

Muốn thực hiện thanh toán chuyển tiền bằng điện, các bên cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:

  • Hợp đồng mua bán có hiệu lực của cả hai bên.
  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của các bên tham gia.
  • Ủy nhiệm chi ngoại tệ và tiền phí chuyển tiền.

Đối với người chuyển tiền sẽ phải viết đơn chuyển tiền và gửi đến ngân hàng thương mại được phép thực hiện giao dịch quốc tế. Nội dung tờ đơn phải bảo đảm đầy đủ nội dung như:

  • Tên địa chỉ của người thụ hưởng, số tài khoản nếu người thụ hưởng yêu cầu.
  • Số ngoại tệ xin chuyển tiền với nội dung ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ cụ thể.
  • Lý do thực hiện chuyển tiền.
  • Những yêu cầu khác có trong đơn.
  • Chữ ký người gửi và đóng dấu.

Sau khi đã cung cấp đầy đủ các thủ tục, giấy tờ cần có trong thanh toán T/T, các bên sẽ thực hiện thanh toán theo quy trình như sau:

Bước 1: Người xuất khẩu sẽ giao hàng, cung cấp dịch vụ cho bên nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ nhập khẩu.

Bước 2: Người nhập khẩu sau khi nhận hàng sẽ chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ đến ngân hàng để yêu cầu chuyển tiền trả cho bên xuất khẩu.

Bước 3: Ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ và kiểm tra tài khoản người nhập khẩu. Nếu mọi thủ tục hợp lệ và đơn vị nhập khẩu đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tiền trả cho bên xuất khẩu. Đồng thời, sẽ trả luôn giấy báo nợ cho bên nhập khẩu.

Bước 4: Ngân hàng đại lý sau khi nhận tiền sẽ chuyển tiền trả cho người xuất khẩu [ghi có và báo có cho người thụ hưởng]

Ưu điểm và hạn chế của phương thức thanh toán T/T

Thủ tục thanh toán T/T đơn giản, thuận tiện cho người xuất khẩu [người chuyển tiền], đồng thời giúp người xuất khẩu nhận được tiền trong thời gian ngắn nhất

Ưu điểm

  • Đối với khách hàng [Người xuất khẩu và nhập khẩu]: Các thủ tục thanh toán T/T rất đơn giản, thuận tiện cho người chuyển tiền. Bên cạnh đó, còn rút ngắn thời gian chuyển tiền, nên nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền trong thời gian ngắn nhất.
  • Đối với ngân hàng: Ngân hàng không cần trực tiếp tham gia vào giao dịch, mà chỉ tham gia với vai trò trung gian thanh toán thuần túy để hưởng phí. Có nghĩa là ngân hàng sẽ không có trách nhiệm kiểm tra sự hợp lý của thời gian và lượng phí khi chuyển tiền.

Hạn chế

Hình thức chuyển tiền T/T trả trước

  • Rủi ro người mua hàng sẽ phải chịu là rất lớn, bởi vì phải ứng tiền trước khi nhận hàng. Điều này có thể dẫn đến việc, người nhập khẩu không biết được tình trạng hàng hóa, chưa kể người xuất khẩu có thể nhận tiền nhưng không giao hàng, giao chậm hay giao những sản phẩm kém chất lượng.
  • Khi thanh toán tiền hàng trước, toàn bộ vốn của người bán sẽ dồn vào 1 chỗ và khó có khả năng xoay vốn.
  • Chuyển tiền trả trước người bán có thể chịu rủi ro về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm giao tiền và nhận hàng nếu  2 bên không quy định rõ ràng về tỷ giá cụ thể trong hợp đồng.

Hình thức chuyển tiền T/T trả sau

  • Bất lợi cho nhà xuất khẩu, bởi sau khi nhận hàng nhà nhập khẩu có thể chậm thanh toán.
  • Nếu nhà nhập khẩu không nhận hàng, nhà xuất khẩu sẽ phải chịu mọi chi phí về vận chuyển hoặc phải tát xuất hay bán lại hàng với một mức rẻ hơn.
  • Nhà xuất khẩu bị thiệt hại khi thu hồi vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong tương lai. Trong khi đó, ngân hàng lại không có trách nhiệm để đôn đốc người mua trả tiền cho người bán.

Mong rằng, với những thông tin hữu ích trên đây đã giải đáp được cho bạn câu hỏi thanh toán T/T là gì? Quy trình thanh toán T/T trong giao dịch thương mại quốc tế. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về cách thanh toán hàng hóa, thuế và các thủ tục hải quan, bạn đừng quên liên hệ đến Thông Tiến Logistics để được tư vấn tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề