Không báo cáo thuế bị phạt bao nhiêu

Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC năm. Còn đối với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm thì còn phải thực hiện báo cáo tài chính tổng hợp hay báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. Trong bài viết này, hãy cùng dịch vụ kế toán thuế TinLaw tìm hiểu xem thời hạ nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp và mức phạt không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê là bao nhiêu?

Thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp

Theo điều 109 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp BCTC cụ thể như sau:

Thời gian nộp báo cáo tài chính [BCTC] đối với các doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp trực thuộc nhà nước được quy định như sau:
  • Sau 20 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.
  • Sau 30 ngày đối với báo cáo năm – kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.
Đọc và phân tích BCTC là việc cơ bản của kế toán và chủ doanh nghiệp

Các tổng công ty, thời hạn gửi BCTC:                               

  • Sau 45 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.
  • Sau 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Với các đơn vị kế toán trực thuộc:

  • Nộp BCTC quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định.

Các DN tư nhân, các công ty hợp danh:

  • Sau 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Các DN khác còn lại:

  • Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Mức phạt không nộp BCTC cho Cơ quan thống kê:

Theo Nghị định số 79/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 có hiệu lực từ ngày 05/9/2013 quy định mức phạt không nộp báo cáo tài chính như sau:

Nộp trễ BCTC sẽ bị phạt hành chính

Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính:

  1. Cảnh cáo đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định dưới 05 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kế, báo cáo tài chính năm.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định từ 05 ngày đến dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; từ 10 ngày đến dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; từ 15 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.
  3. Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định từ 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; từ 15 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; từ 20 ngày đến dưới 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.
  4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định từ 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; từ 30 ngày đến 45 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.
  5. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính.

Hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính là sau 15 ngày so với chế độ quy định đối với báo cáo thống kê tháng, sau 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, sau 45 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm mà chưa gửi báo cáo thống kê, báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê có thẩm quyền.

Đọc và phân tích báo cáo tài chính [BCTC] là một trong những công việc cần thiết đối với mỗi kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các bạn còn phải nắm rõ các quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp và mức phạt không nộp báo cáo tài chính là bao nhiêu. Đây là những điều cơ bản mà doanh nghiệp phải nắm trong kinh doanh nên hãy lưu ý nhé!

Nộp báo cáo tài chính hàng năm là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy đối với những trường hợp không nộp hoặc chậm nộp báo cáo tài chính sẽ bị xử lý như thế nào? Mức phạt khi không nộp hoặc chậm nộp báo cáo tài chính là bao nhiêu? Trong bài viết dưới đây, Luật Hùng Thắng sẽ cung cấp cho bạn thông tin về vấn đề này được Căn cứ theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp nhà nước

–  Thời hạn nộp BCTC quý:

  • Đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc DN, Tổng công ty Nhà nước nộp BCTC quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

–  Thời hạn nộp BCTC năm:                                     

  • Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Đối với các loại doanh nghiệp khác

–  Đơn vị kế toán là DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

–  Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

–  Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

>>Nội dung báo cáo tài chính doanh nghiệp

2. Mức phạt khi không nộp hoặc nộp chậm báo cáo tài chính

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP thì việc không nộp hoặc nộp chậm báo cáo tài chính sẽ bị xử lý như sau:

“Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a] Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;b] Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a] Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;b] Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;c] Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;d] Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;đ] Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a] Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;b] Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a] Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;b] Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.”

Như vậy, đối với hành vi không nộp báo cáo tài chính hoặc nộp chậm báo cáo tài chính thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và buộc phải nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là những quy định của pháp luật về mức phạt khi không nộp hoặc nộp chậm báo cáo tài chính doanh nghiệp, nếu bạn còn vướng mắc liên quan đến vấn đề này hoặc bạn cần hướng dẫn nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp năm 2021, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Người đóng thuế không đáp ứng nghĩa vụ thuế của họ có thể bị phạt.

Sở Thuế Vụ tính phí phạt vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm nếu quý vị không:

  • Nộp tờ khai thuế đúng hạn
  • Chi trả mọi khoản thuế quý vị nợ đúng hạn và đúng cách
  • Chuẩn bị tờ khai thuế chính xác
  • Cung cấp tờ khai thuế với thông tin chính xác

Chúng tôi có thể tính lãi phạt nếu quý vị không chi trả đầy đủ. Chúng tôi tính một số khoản tiền phạt hàng tháng cho đến khi quý vị trả đủ số tiền quý vị nợ.

Hãy hiểu rõ các loại tiền phạt khác nhau, quý vị cần làm gì nếu bị phạt và cách tránh bị phạt.

Làm Thế Nào Để Biết Quý Vị Có Nợ Tiền Phạt

Khi chúng tôi tính phí phạt cho quý vị, chúng tôi sẽ gửi cho quý vị một thông báo hoặc thư qua đường bưu điện. Thông báo hoặc thư sẽ cho quý vị biết về khoản tiền phạt, lý do của khoản phí và những gì cần làm tiếp theo. Những thông báo và thư này bao gồm một số nhận dạng.

Hãy xác minh thông tin trong thông báo hoặc thư của quý vị là chính xác. Nếu quý vị có thể giải quyết vấn đề trong thông báo hoặc thư của mình, có thể sẽ không có tiền phạt.

Để biết thêm thông tin, hãy xem phần Hiểu Về Thông Báo Hoặc Thư Tín Gửi Cho Quý Vị.

Các Loại Tiền Phạt

Đây là một số khoản tiền phạt mà chúng tôi gửi thông báo và thư:

Lãi Suất Trên Một Khoản Tiền Phạt

Chúng tôi tính lãi cho các khoản tiền phạt.

Ngày mà chúng tôi bắt đầu tính lãi là khác nhau tùy theo loại tiền phạt. Lãi suất làm tăng số tiền quý vị nợ cho đến khi quý vị trả hết số dư nợ của mình. Để biết thêm thông tin về lãi suất chúng tôi tính theo các khoản tiền phạt, hãy xem Lãi Suất Đối Với Các Khoản Trả Thiếu Và Trả Thừa [tiếng Anh].

Trả Tiền Phạt

Trả một phần hoặc trả toàn bộ khoản thuế của quý vị để tránh các khoản tiền phạt và tiền lãi tăng lên trong tương lai.

Xóa hoặc Giảm Tiền Phạt

Chúng tôi có thể xóa hoặc giảm một số tiền phạt nếu quý vị hành động có thiện chí và có thể chỉ ra lý do hợp lý [tiếng Anh] cho việc tại sao quý vị không thể đáp ứng nghĩa vụ thuế của mình. Theo luật, chúng tôi không thể xóa hoặc giảm tiền lãi trừ khi khoản tiền phạt được xóa hoặc giảm.

Để biết thêm thông tin, hãy xem phần giảm nhẹ tiền phạt [tiếng Anh].

Bất Đồng Quan Điểm Về Một Khoản Tiền Phạt

Nếu quý vị không đồng ý với số tiền quý vị nợ, quý vị có thể khiếu nại về khoản tiền phạt.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại miễn phí ở góc trên cùng bên phải của thông báo hoặc thư được gửi cho quý vị hoặc viết cho chúng tôi một lá thư nêu rõ lý do tại sao chúng tôi nên xem xét lại khoản tiền phạt. Ký tên và gửi thư của quý vị cùng với bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào đến địa chỉ trên thông báo của quý vị.

Hãy chuẩn bị sẵn thông tin này khi quý vị gọi hoặc gửi thư:

  • Thông báo hoặc thư chúng tôi đã gửi cho quý vị
  • Khoản tiền phạt mà quý vị muốn chúng tôi xem xét lại [ví dụ, tiền phạt khai thuế chậm năm 2020]
  • Đối với mỗi khoản tiền phạt, giải thích lý do tại sao quý vị cho rằng chúng tôi nên xóa khoản tiền phạt đó

Nếu một thông báo hoặc thư mà chúng tôi đã gửi cho quý vị có hướng dẫn hoặc thời hạn để quý vị đưa ra quan điểm bất đồng về một khoản tiền phạt, hãy lưu ý đến thời hạn đó. Quý vị cần làm theo hướng dẫn để đưa ra quan điểm bất đồng về một khoản tiền phạt.

Nếu quý vị không nhận được thông báo hoặc thư, vui lòng nhận hỗ trợ qua điện thoại.

Hãy Tránh Để Bị Phạt

Quý vị có thể tránh bị phạt bằng cách nộp tờ khai thuế chính xác, nộp thuế đúng hạn và cung cấp mọi thông tin tờ khai kịp thời. Nếu không thể làm như vậy, quý vị có thể xin gia hạn thời gian khai thuế hoặc xin một kế hoạch chi trả.

Xin Gia Hạn Thời Gian Khai Thuế

Nếu quý vị cần thêm thời gian để chuẩn bị tờ khai thuế, hãy xin gia hạn thời gian khai thuế. Điều này không giúp quý vị gia hạn thời gian chi trả. Kế hoạch chi trả có thể giúp quý vị chi trả theo thời gian.

Nộp Đơn Xin Có Một Kế Hoạch Chi Trả

Nếu quý vị không thể trả đủ số tiền thuế hoặc tiền phạt của mình đúng hạn, hãy chi trả số tiền quý vị có thể trả ngay bây giờ và nộp đơn xin có một kế hoạch chi trả. Quý vị có thể giảm các khoản tiền phạt trong tương lai khi thiết lập một kế hoạch chi trả.

Nhận Trợ Giúp

Để được trợ giúp về vấn đề tiền phạt, hãy gọi số điện thoại trên thông báo hoặc thư của quý vị. Nếu quý vị không nhận được thư hoặc thông báo, hãy sử dụng hỗ trợ qua điện thoại.

Video liên quan

Chủ Đề