Tiếng gà trưa xuất hiện trong hoàn cảnh như thế nào

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Tiếng gà trưa Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Tiếng gà trưa này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Đề bài: Bài thơ “Tiếng gà trưa” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Bài thơ: “Tiếng gà trưa” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, in lần đầu trong tập Hoa dọc chiến hào [1968].

-Xuân Quỳnh [1942-1988], quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây [nay thuộc Hà Nội]

-Bà là nữ nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

-Năm 2017, Xuân Quỳnh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

-Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” [1968] của Xuân Quỳnh

2. Bố cục [3 phần]

-Phần 1 [khổ 1]: Tiếng gà trưa trên đường hành quân

-Phần 2 [5 khổ thơ tiếp theo]: Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu

-Phần 3 [2 khổ còn lại]: Tiếng gà trưa gợi những suy tư

3. Giá trị nội dung

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

4. Giá trị nghệ thuật

-Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên

-Hình ảnh thơ bình dị, chân thực

-Sử dụng điệp từ

I. Mở bài

-Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh [những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm thơ Xuân Quỳnh…]

-Giới thiệu về bài thơ “Tiếng gà trưa” [hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…]

II. Thân bài

1.Tiếng gà trưa trên đường hành quân

-Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ

-Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta”

⇒Âm thanh tự nhiên, chân thực

-Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

   +Nghe xao động nắng trưa

   +Nghe bàn chân đỡ mỏi

   +Nghe gọi về tuổi thơ

⇒Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

2.Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niêm thời thơ ấu

a]Những kỉ niệm tuổi thơ

-Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh

-Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắng

-Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu

-Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới

⇒Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.

b]Hình ảnh người bà và tình bà cháu

-Bà mắng: “Gà đẻ…mặt”

⇒Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm soc của bà dành cho cháu

-Bà chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn vẹn tình yêu thương, sự chăm lo cho cháu: “Tay bà khum soi trứng … Cháu được quần áo mới”

⇒Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu, cháu luôn yêu thương, kính trọng bà

3.Tiếng gà trưa gợi những suy tư

-Tiếng gà trưa mang đến hạnh phúc vì nó làm thức dậy biết bao tình cảm cao đẹp: tình bà cháu, tình xóm làng, tình cảm gia đình… Niềm hạnh phúc ấy đem vào giấc ngủ hồng sắc trứng

-Nghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc [vì lòng yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà…]: qua đó, nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể

-Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc

III. Kết bài

-Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   +Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

   +Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, điệp ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi…

-Cảm nghĩ của bản thân về tình bà cháu

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Bài thơ “Tiếng gà trưa” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết theo thể thơ nào?

Những câu hỏi liên quan

Bài thơ “Tiếng gà trưa” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gợi lại những kỉ niệm gì?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tiếng gà trưa"cùng với kiến thức tham khảo do Toplời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Ngữ văn 7

Trả lời câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tiếng gà trưa

- Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

- Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào [1968] của Xuân Quỳnh.

- Tiếng gà trưa là âm thanh giản dị, quen thuộc của làng quê Việt. nó gợi về cuộc sống yên ả, sự lao động yên vui, ấm áp của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Ở đây, bằng những cảm xúc mới mẻ, nồng nàn rất riêng Xuân Quỳnh đã thổi vào thứ âm thanh ấy một vẻ đẹp rất thiêng liêng của những cảm xúc ấu thơ của người lính hành quân. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào. Với ý nghĩa như vầy, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Kiến thức mở rộng về bài thơ Tiếng gà trưa

1. Đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh

a. Tiểu sử

- Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây [nay thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội]. Bà sinh ra trong một gia đình công chức gia giáo, mẹ không may mất sớm, cha thì thường xuyên phải công tác xa nhà nên từ nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội và được bà nội nuôi dạy tận tình cho đến khi trưởng thành.

- Năm 13 tuổi, Xuân Quỳnh học tập và làm việc tại Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Bà có một khoảng thời gian được học tập và tiếp cận rèn luyện viết báo, viết thơ thế nên tác phẩm đầu tay của Xuân Quỳnh được đăng báo khi bà chỉ mới 19 tuổi.

- Năm 1973, Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ kết hôn, trước đó bà đã có một đời chồng và có con riêng với chồng cũ khi công tác tại Đoàn Văn công nhân dân Trung Ương.

- Tháng 8, năm 1988 hai vợ chồng Xuân Quỳnh Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ bị mất trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố Hải Dương.

b. Phong cách sáng tác của Xuân Quỳnh

- Nói về Xuân Quỳnh người ta thường nhắc đến một người phụ nữ vui tươi, luôn xuất hiện với nụ cười trên môi. Xuân Quỳnh nhiệt tình, chân thành với tất cả mọi người. Một người phụ nữ thiếu thốn từ nhỏ luôn mong mỏi có hạnh phúc trọn vẹn. Phải chăng đó là lý do khiến cho thơ tình của Xuân Quỳnh luôn hiện diện sự chân thành, nóng bỏng của một trái tim đang yêu. Một tình yêu mãnh liệt , sôi nổi nhưng cũng rất đằm thắm, rất đỗi phụ nữ.

- “Người ta làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một hành động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng yêu cầu sáng tạo, nhu cầu nối liền mình với đồng loại, với các sự vật vũ trụ, với thế giới”. Đó là những gì bản thân nữ thi sĩ tự nghĩ, tự bàn về thơ. Giọng thơ của bà cứ thế mà dung dị, mọi câu từ như xuất phát từ tấm lòng rồi dần dần hiện lên trang giấy. Một cảm xúc chân thành, hồn nhiên đã tạo nên cái riêng trong nét thơ của bà.

- Xuân Quỳnh được xem là người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ ca hiện đại Việt từ sau 1945. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn thiết tha gắn bó với cuộc đời, với con người, khao khát tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường. Khát vọng sống và khát vọng yêu mãnh liệt gắn liền với những dự cảm về sự bất trắc.

2. Tác phẩm Tiếng gà trưa

a. Bố cục: 3 phần

Phần 1: Từ đầu đến “Nghe gọi về tuổi thơ”. Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa.

Phần 2. Tiếp theo đến “Đi qua nghe sột soạt”. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ.

Phần 3. Còn lại. Những suy tư của cháu từ tiếng gà trưa.

b. Phương thức biểu đạt bài thơ Tiếng gà trưa

PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

c. Giá trị nội dung

Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.

d. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên

- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực

- Sử dụng điệp từ

3. Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa

Những xúc cảm được khơi nguồn từ tiếng gà trưa, những kí ức ùa về của tuổi thơ cùng những suy ngẫm của người chiến sĩ là những ý chính cần tìm hiểu khi phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

a. Những cảm xúc bắt nguồn từ âm thanh tiếng gà trưa

Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã dùng những dòng dẫn dắt cảm xúc rất mộc mạc dưới hình thức lời kể của anh chiến sĩ:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Trong lần dừng chân, không biết vô tình hay hữu ý mà người chiến sĩ lại nghe được âm thanh tiếng gà trưa để rồi từ đó trong lòng anh như ùa về biết bao nhiêu là cảm xúc và cả những kỉ niệm thân thương của tuổi thơ. Giữa những phút giây hành quân mệt mỏi, nặng nề đầy vất vả, trong lúc nghỉ ngơi bên một xóm nhỏ, bất chợt âm thanh tiếng gà trưa vang lên đã bắt nguồn cho những cảm xúc dạt dào của người chiến sĩ. Đó là âm thanh“Cục… cục tác cục ta”của một con gà mái đang nhảy ổ – một thứ âm thanh rất đỗi quen thuộc của bất cứ làng quê, thôn xóm nhưng trong thời điểm này, không gian này, nó lại mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Trong những tháng năm của tuổi thơ, tiếng gà nhảy ổ vào buổi trưa là một âm thanh rất quen thuộc của biết bao đứa trẻ, người chiến sĩ trong bài thơ cũng từng là một đứa trẻ như thế. Vậy nên khi đã trưởng thành và vì một lí do nào đó phải rời xa làng quê, mái nhà thân thương, ắt hẳn âm thanh quen thuộc kia cũng sẽ là một trong những điều ít nhiều đọng lại trong tâm trí mỗi người.

Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa sẽ thấy đối với người chiến sĩ, tiếng gà trưa xuất hiện lúc này không chỉ giúp anh cảm thấy cảnh vật thêm phần sinh động giữa cái nắng trưa mà còn giúp anh có nhận ra hình như âm thanh ấy giúp“bàn chân đỡ mỏi”, hình như nó có sức mạnh xua đi biết bao nỗi nhọc nhằn, vất vả của cuộc hành quân. Kì diệu hơn nữa, nó lại là tiếng“gọi về tuổi thơ”giúp người chiến sĩ tìm về lại với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.

Câu thơ“Cục… cục tác cục ta”mô phỏng lại âm thanh của tiếng gà như tạo nên dấu ấn đặc biệt và cũng tạo cho khổ thơ nét tự nhiên, gần gũi với cuộc sống đời thường. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng từ“thấy”thì tác giả lại lặp lại ba lần từ“nghe”để nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của tác giả cũng như của người chiến sĩ. Đó chính là phép chuyển ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác, tác giả“nghe”thấy tiếng gà và đồng thời cũng“nghe”thấy những điều kì diệu lần lượt hiện ra trước mắt.

b. Những kỉ niệm tuổi thơ ùa về bên người bà thân thương

Từtiếng gà trưa thân thương ấy, biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ được gọi về và trước nhất là hình ảnh những quả trứng hồng cùng với những con gà mái mơ, mái vàng bên ổ rơm quen thuộc:

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này còn gà mái vàng

Lông óng như màu nắng”.

Khi phân tích bài thơ Tiếng gà trưa sẽ thấy những hình ảnh đó đã góp phần tạo nên một bức tranh tươi tắn đầy màu sắc. Đó là màu“hồng”của ổ trứng trong rơm, là màu“đốm trắng”của gà mái mơ, là màu“vàng óng”của gà mái vàng. Tuy được miêu tả một cách bình dị nhưng tất cả những hình ảnh nói trên đã làm hiện hữu trong tâm trí người chiến sĩ sự tươi thắm của kí ức tuổi thơ.

Tiếp đó, âm thanh“tiếng gà trưa”đã gọi về hình ảnh một người mà người chiến sĩ vô cùng quý mến, dù xuất hiện với tiếng mắng nhưng đó lại là tiếng mắng đầy yêu thương:

“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng.”

Có một sự thật là nhìn gà đẻ thì không có bị lang mặt nhưng bà vẫn tin rằng quan niệm của người xưa về điều đó là đúng. Thế nên bà mới“mắng”cháu nhưng thực chất đó là hành động“mắng”biểu hiện tình yêu thương và sự quan tâm của bà dành cho đứa cháu của mình. Đứa cháu thì đang tuổi thơ ngây nên không khỏi lo lắng trước lời mắng của bà đã quyết định“về lấy gương soi”. Hình ảnh thuở bé ấy của người chiến sĩ cùng lời“mắng”yêu của bà hiện lên sao đáng yêu quá đỗi.

Người cháu không trách bà vì lời mắng, người cháu hiểu đó là lời mắng của sự yêu thương. Với người chiến sĩ, bà lúc nào cũng là một người bà tần tảo và anh không thể nào quên được sự chắt chiu, vun vén của bà cho gia đình trong hình ảnh bà nâng niu những quả trứng hồng để gà mái ấp:

“Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.”

Khi phân tích bài thơ Tiếng gà trưa, ta thấy bà lo cho trứng ấp thành gà con và bà còn có những nỗi lo lớn hơn:

“Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.”

Bà lo rằng thời tiết có khi trở trời với“gó mùa đông”, với“sương muối”thì đàn gà bà mất công chăm sóc bấy nay sẽ khó lòng cầm cự. Bà tiếc công bà thì ít và bà buồn vì không chăm chút cho cháu được đủ đầy thì nhiều. Thì ra bà chắt chiu mọi thứ là vì muốn đem lại cho anh chiến sĩ chút niềm vui của tuổi nhỏ. Và rồi với tình yêu thương, sự chắt chiu ấy, bà đã dành cho anh niềm hạnh phúc bé khi có bộ quần áo mới:

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Cháu đón nhận tình yêu thương của bà trong sự vô tư của con trẻ. Lúc đó, có lẽ người chiến sĩ Bộ quần áo ấy tuy chưa phải là đẹp nhất nhưng lại là bộ hoàn hảo nhất của tình yêu thương. Niềm hạnh phúc bình dị có được nhờ sự chắt chiu của bà từ những quả trứng hồng nên những quả trứng với sắc hồng ấy chính là giấc mơ suốt thời tuổi thơ của cháu:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Chính tấm lòng nhân hậu và đức hi sinh của bà đã giúp cho người chiến sĩ sống trong tình yêu thương dạt dào, có những mùa xuân vui với quần áo mới như chúng bạn. Như đã nói, phân tích bài thơ Tiếng gà trưa sẽ thấy tác phẩm được viết nên từ tình cảm của nhà thơ dành cho người bà thân thương của mình. Do vậy, người bà trong bài thơ cũng mang bóng dáng của người bà Xuân Quỳnh và cũng là hình ảnh của biết bao nhiêu người phụ nữ khác với phẩm chất truyền thống là giàu đức hi sinh và hết lòng với con cháu.

Trong phần thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ này, câu thơ“tiếng gà trưa”với mỗi lần lặp lại lại gợi ra một hình ảnh của thuở nhỏ. Sự lặp lại của âm thanh ấy chính là sự điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình…

c. Những suy ngẫm của người chiến sĩ trên đường hành quân

Dành thời gian quay về tuổi thơ để có cơ hội gặp lại những điều thân thương, đến khổ thơ cuối, tác giả đã để cho nhân vật quay về hiện tại. Chính lúc này đây, đứa cháu năm nào đã trở thành người chiến sĩ và sẽ luôn nằm lòng những điều tạo nên động lực để mình có sức mạnh chiến đấu:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”.

Sự lặp lại nhiều lần của từ“vì”đã giúp người chiến sĩ thể hiện rõ ý nghĩa của cuộc chiến đấu mà anh tham gia. Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa sẽ thấy người chiến sĩ cầm súng chiến đấu trước hết vì tình yêu nồng nàn của anh dành cho Tổ quốc, vì cả người bà thân thương và“tiếng gà trưa”,“ổ trứng hồng”.

Người chiến sĩ nhận thức rất rõ một điều là, chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc cũng chính là bảo vệ những người thân thương, những gì thân thuộc với mình. Thế nên ở những dòng thơ cuối này, người chiến sĩ đã thổ lộ tâm tư, suy ngẫm của mình và qua đó ta như thấy được ý chí theo đuổi đến cùng lí tưởng cao đẹp ấy của anh.

d. Đánh giá bài thơ Tiếng gà trưa

Thành công ở bài thơ“Tiếng gà trưa”được tạo bởi từ việc nhà thơ đã khai thác cảm xúc từ những điều thân thuộc và gần gũi và ấn tượng nhất có lẽ là âm thanh“Tiếng gà trưa”. Bên cạnh đó, khi phân tích bài thơ Tiếng gà trưa, ta cũng nhận thấy với cách sử dụng hình ảnh thơ bình dị, ngôn ngữ trong sáng cũng góp phần giúp nhà thơ thể hiện được tình cảm bà cháu đầy xúc động và sự trân trọng của nhà thơ với những kỉ niệm xưa cũ nhưng quý giá

Video liên quan

Chủ Đề