Đóng cửa không phận là gì

Ảnh minh họa. [Nguồn: Reuters/TTXVN]

Bộ Giao thông và Cục Hàng không Liên bang Mỹ thông báo quyết định cấm các máy bay và hãng hàng không Nga đi vào hay sử dụng toàn bộ không phận Mỹ sẽ có hiệu lực vào cuối ngày 2/3.

Lệnh cấm trên yêu cầu ngừng hoạt động của tất cả các máy bay sở hữu, được chứng nhận, vận hành, đăng ký, cho thuê hoặc kiểm soát bởi hoặc vì lợi ích của bất cứ công dân nào của Nga.

Theo bộ trên, lệnh cấm bao gồm các chuyến bay chở khách và chở hàng, các chuyến bay theo lịch trình và thuê bao sẽ chịu ảnh hưởng bởi quyết định "đóng cửa không phận Mỹ đối với toàn bộ các hãng hàng không thương mại cũng như máy bay dân sự khác của Nga."

[Truyền thông Mỹ: Ông Biden sẽ đóng cửa không phận với máy bay của Nga]

Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây đã kêu gọi người dân nước này đang sống tại Nga cân nhắc rời khỏi Nga ngay lập tức trong khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Liên tiếp những ngày qua, hàng loạt quốc gia châu Âu, trong đó có Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Vương quốc Anh cùng các nước Bắc Âu và Baltic, thông báo đóng cửa không phận với máy bay Nga.

Hôm 1/3, Bộ trưởng Giao thông Canada Omar Alghabra tuyên bố nước này đã quyết định cấm các tàu của Nga đi vào các cảng và vùng nội thuỷ vào cuối tuần này.

Trước đó, Canada đã thực hiện một loạt các lệnh trừng phạt bao gồm đóng cửa không phận đối với máy bay Nga, cấm các thể chế tài chính Canada giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga./.

Chủ tịch EC Charles Michel. Ảnh: AP

Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần kêu gọi các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO] ngăn chặn chiến dịch quân sự của Nga tại quốc gia này bằng cách áp đặt vùng cấm bay.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phương Tây đã từ chối yêu cầu trên do lo sợ nổ ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn ở châu Âu.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình France Inter ngày 6/3, Chủ tịch EC giải thích việc đóng cửa không phận và triển khai máy bay chiến đấu ở Ukraine trong hoàn cảnh hiện nay có thể được coi là hành động NATO tham chiến và do đó có nguy cơ xảy ra Thế chiến thứ ba.

Ông Charles Michel phủ nhận cáo buộc cho rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga gần đây cấu thành một cuộc chiến của Liên minh châu Âu [EU] hoặc NATO chống lại Nga. Quan chức EU này cũng cho biết Mỹ và các đồng châu Âu hành động như vậy là nhằm tạo áp lực cho Chính phủ Nga, chứ không phải người dân Nga. 

Ngày 4/3, các ngoại trưởng NATO đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Brussels. Kết quả, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh này có trách nhiệm đảm bảo xung đột ở Ukraine không lan ra ngoài biên giới nước này. Ông lưu ý: "NATO đã thực hiện những biện pháp trừng phạt chưa từng có, chúng tôi hỗ trợ Ukraine, nhưng NATO không phải là một phần của cuộc xung đột. NATO là một liên minh phòng thủ, chúng tôi không tìm kiếm chiến tranh hoặc xung đột với Nga”. Quan chức NATO nói thêm rằng liên minh dự định giữ các kênh liên lạc cởi mở với Nga để ngăn chặn các sự cố nguy hiểm.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh các cấm vận của phương Tây liên quan đến chiến dịch tại Ukraine chính là một lời "tuyên chiến" với Moskva. 

Ngoài ra, Nga sẽ coi bất kỳ nỗ lực nào của các nước khác nhằm thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine là sự tham gia vào các hành động quân sự. Tổng thống Putin cảnh báo các hành động này sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc cho toàn thế giới.

Động thái của Berlin cùng một loạt quyết định tương tự của các nước châu Âu diễn ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu [EU] dự kiến lệnh trên sẽ được áp đặt trên toàn khối, một phần trong số các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine. 

Máy bay của hãng hàng không Nga Aeroflot. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Thông báo của Bộ Giao thông Đức cho biết việc đóng cửa sẽ có hiệu lực từ 15h00 ngày 27/2 [theo giờ địa phương], trong đó các chuyến bay viện trợ nhân đạo được miễn trừ áp dụng lệnh cấm bay này. 

Cùng ngày, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan cũng thông báo sẽ đóng cửa không phận với các máy bay Nga, trong khi Thụy Điển, Iceland cho biết sẽ sớm có động thái tương tự.            

Theo một quan chức EU, một lệnh cấm bay trên toàn không phận EU đối với máy bay Nga là một phần trong gói biện pháp trừng phạt mới của khối này nhằm vào Moskva. Đây là nội dung chính trong cuộc họp của ngoại trưởng các nước thành viên khối này trong ngày 27/2. Các biện pháp trừng phạt dự kiến sẽ sớm được thông qua trong ngày, phối hợp với Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7. Quan chức cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết các nước EU cũng sẽ thảo luận về biện pháp hỗ trợ cho Ukraine, trong đó có việc viện trợ nhiên liệu cho quốc gia này. 

Về phần mình, Cơ quan giao thông hàng không Liên bang Nga cùng ngày thông báo đã đóng cửa không phận đối với máy bay từ các nước Latvia, Estonia, Litva và Slovenia, bao gồm cả các chuyến bay quá cảnh. Đây là những nước trước đó đã áp đặt hạn chế bay đối với các hãng hàng không của Nga

Cũng trong ngày 27/2, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết đường ống dẫn khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine vẫn vận hành bình thường như yêu cầu của các khách hàng. Theo đó, lượng đặt hàng qua tuyến đường này trong ngày 27/2 là 107,5 triệu m3.

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Tập đoàn dầu khí Gazprom thuộc Nga. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN

Trong khi đó, công ty GTS của Ukraine phụ trách vận hành đoạn đường ống qua nước này cho biết lượng đặt hàng qua đây vẫn đạt mức tối đa, lên đến 109,5 triệu m3 ngày 25/2, cao nhất kể từ đầu năm đến nay, trong khi mức của ngày 26/2 là 108,1 triệu m3. Lượng khí đốt trung chuyển qua Ukraine đã tăng mạnh kể từ ngày 21/2, khi đó ở mức khoảng 50 triệu m3.

Trong một diễn biến có liên quan, Cơ quan truyền thông đặc biệt và bảo vệ thông tin nhà nước của Ukraine ngày 27/2 nói rằng các binh sĩ Nga đã cho nổ một đường ống khí đốt tại thành phố Kharkov của Ukraine. Hiện chưa rõ đường ống này có tầm quan trọng như thế nào và vụ nổ có làm gián đoạn việc vận chuyển khí đốt liên quan hay không.

Trước đó, cùng ngày hãng tin Sputnik cho biết lực lượng quân sự của Cộng hòa Nhân dân Luhansk [LRD] tự xưng đã xác nhận xảy ra vụ nổ tại một giếng dầu ở thành phố Rovenky ở khu vực này. Tuyên bố của lực lượng này nêu rõ quân đội Ukraine đã tấn công tên lửa nhằm vào giếng dầu này, và khoảng 200 tấn nhiên liệu đã bị đốt cháy. Đường ống khí đốt ở hai khu làng thuộc LRD cũng bị hỏa lực của Kiev phá hủy, khiến 170 hộ gia đình rơi vào cảnh thiếu nhiên liệu.

Chủ Đề