Ký quỹ, ký cược tiếng Anh là gì

KHI BẠN thuê một ngôi nhà, căn hộ, hay nhà ở di động, thông thường bạn phải trả một khoản ký quỹ thế chân cho chủ nhà của bạn để bảo đảm cho các hư hại có thể có đối với cơ ngơi hay tiền thuê vẫn còn nợ khi bạn chuyển đi. Tập sách nhỏ này mô tả các quyền bạn có theo luật pháp Pennsylvania nhằm giới hạn khoản tiền chủ nhà có thể tính cho bạn về quỹ thế chân và nêu rõ khi nào và bằng cách nào khoản ký quỹ phải được trả lại cho bạn, tức người đi thuê. Thông tin trong cẩm nang nhỏ này chỉ áp dụng cho việc thuê mướn cư gia.

Chủ nhà có thể tính tôi bao nhiêu tiền để ký quỹ thế chân?

Số tiền chủ nhà có thể tính cho bạn để làm quỹ thế chân tùy thuộc vào việc bạn đã sống bao lâu ở ngôi nhà của mình.

  • Năm đầu tiên. Trong năm đầu tiên bạn sống ở một nơi, chủ nhà của bạn có thể tính phí không nhiều hơn hai tháng tiền thuê để làm quỹ thế chân.
     
  • Năm thứ hai. Sau khi bạn đã thuê nơi ở được hơn một năm, thì chủ nhà có thể tính phí không nhiều hơn một tháng tiền thuê để làm quỹ thế chân. Nếu chủ nhà đã tính bạn nhiều hơn như thế khi bạn chuyển đến, thì chủ nhà của bạn phải trả lại mọi khoản vượt quá lượng giới hạn đó.
     
  • Nếu bạn đã sống ở một nơi lâu hơn hai năm và khoản ký quỹ của bạn là nhiều hơn $100, thì chủ nhà của bạn phải để khoản ký quỹ của bạn vào một tài khoản ngân hàng có hưởng lãi suất. Chủ nhà của bạn phải đưa cho bạn một văn bản sao kê cho khoản tiền được ký quỹ và tên cùng địa chỉ của ngân hàng. Vào cuối năm thứ ba mà bạn thuê nhà, và mỗi năm sau đó, bạn nhân được tiền lãi, trừ đi 1% để trả cho các chi phí của chủ nhà. Ví dụ, nếu khoản ký quỹ thế chân là $500 và nhận lãi suất 5%, thì bạn có thể nhận được 4% của $500, hay $20 mỗi năm, và chủ nhà của bạn có thể nhận 1% của $500, hay $5. Một chủ nhà, thay vì trả lãi suất hay để khoản tiền vào một tài khoản uỷ thác, có thể cấp cho bạn một khế ước đảm bảo rằng số tiền của bạn sẽ trở về cho bạn khi kết thúc việc thuê mướn, cùng với lãi suất, trừ đi các thiệt hại.
     
  • Nếu tiền thuê của bạn tăng lên, thì chủ nhà của bạn có thể nâng mức ký quỹ thế chân của bạn, trong các hạn mức được nêu ở trên. Tuy nhiên, sau khi bạn đã sống ở một nơi trong năm năm hay lâu hơn, thì chủ nhà không thể nâng khoản ký quỹ thế chân của bạn, dù cho là tiền thuê của bạn tăng lên.

Làm sao tôi có thể lấy lại tiền ký quỹ thế chân của mình khi tôi chuyển đi?

Nếu bạn muốn lấy lại khoản ký quỹ thế chân của mình, thì điều quan trọng nhất bạn phải làm khi chuyển đi [hoặc bị trục xuất đi] là trao cho chủ nhà của bạn văn bản thông báo địa chỉ mới của bạn. Hãy làm việc này ngay trước khi hoặc vào thời điểm bạn chuyển đi. Nếu bạn không chắc chắn về địa chỉ mới của mình, thì hãy trao cho chủ nhà địa chỉ của một người bạn hay người họ hàng, hoặc một hộp thư bưu điện, nơi mà bạn biết mình có thể được tiếp cận bằng thư tín.

Một ý hay là hãy gửi thông báo bằng thư có chứng nhận, yêu cầu biên lai hoàn trả, để bạn có bằng chứng rằng chủ nhà của bạn đã nhận được thông báo. Bạn nên giữ một bản sao thư từ của bạn, hóa đơn mà bạn nhận được khi bạn gửi thư có chứng nhận [biên lai cho người gửi], và tấm thẻ mà chủ nhà của bạn sẽ ký [biên lai hoàn trả]. Hoặc bạn có thể trao cho chủ nhà địa chỉ mới của mình, với sự hiện diện của một nhân chứng.

Hãy chắc rằng bạn để lại nơi thuê ở được sạch sẽ, gọn gàng, và được tu sửa tốt. Một ý hay là hãy chụp hình hoặc ghi hình lại ngôi nhà hoặc nhờ ai đó đi kiểm tra nơi đó cùng với bạn khi bạn đang rời đi, để bạn có thể chứng minh rằng nơi đó ở trong tình trạng tốt khi bạn chuyển đi. Nếu có hư hại lúc bạn chuyển vào, thì hãy cố gắng tìm lấy các nhân chứng hoặc hình ảnh để chứng minh điều này, để việc đó không bị quy chụp cho bạn. Người thuê nhà không có nghĩa vụ đối với các trầy-xước-hao-mòn thông thường, chẳng hạn như là việc sơn bị phai màu và các tấm thảm bị tưa sờn.

Bao lâu sau khi tôi chuyển đi thì chủ nhà phải trả lại tiền ký quỹ của tôi?

Nếu bạn đã trao văn bản thông báo về địa chỉ mới của mình, thì theo luật trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc việc thuê mướn, chủ nhà của bạn phải hoặc

  • hoàn trả toàn bộ khoản ký quỹ của bạn; hoặc
  • trao cho bạn một văn bản liệt kê bất kỳ các thiệt hại nào mà anh ta hay cô ta quy do bạn gây ra và thanh toán cho bạn phần còn lại của khoản ký quỹ.

Pháp luật cho phép chủ nhà được giữ lại tất cả hoặc một phần khoản ký quỹ thế chân để trang trải cho các khoản tiền khác mà bạn có thể còn nợ khi thuê mướn, bao gồm cả tiền thuê. Nếu bạn nợ tiền thuê, thì chủ nhà có thể giữ lại khoản tiền đó từ khoản ký quỹ của bạn mà không cần phải trao cho bạn bất kỳ văn bản thông báo đặc biệt nào. Nếu khoản ký quỹ thế chân không đủ lớn để trang trải cho tất cả khoản tiền thuê hay hư hại trước đó, thì chủ nhà của bạn có thể kiện đòi bạn số dư đó.

Nếu chủ nhà của bạn kiện bạn và tòa án thấy rằng bạn đã gây ra các hư hại cho nơi ở được thuê vượt quá khoản ký quỹ thế chân, thì tòa án có thể ra lệnh cho chủ lao động của bạn khấu trừ lại khoản đó từ tiền lương của bạn. Hãy xem tập cẩm nang riêng về Ngập trong Nợ nần? để có thêm thông tin về các bước mà chủ nhà và các chủ nợ khác có thể tiến hành để thu hồi các khoản nợ.

Chuyện gì xảy ra nếu chủ nhà của tôi không hoàn trả khoản ký quỹ cho tôi?

Theo luật thì nếu như chủ nhà không trao cho bạn một văn bản liệt kê các hư hại trong vòng 30 ngày, thì anh ta hoặc cô ta

  • mất quyền được giữ lại bất kỳ phần nào trong khoản ký quỹ của bạn; và
  • mất quyền kiện bạn cho các hư hại gây ra cho tài sản.

Chủ nhà của bạn cũng có thể phải trả cho bạn thêm tiền nếu anh ta hoặc cô ta không làm theo luật. Nếu bạn đã đưa cho chủ nhà của bạn địa chỉ mới của mình, bằng văn bản, và chủ nhà của bạn không hoàn trả khoản chênh lệch giữa phần ký quỹ của bạn và các hư hại thực tế trong vòng 30 ngày, thì sau đó bạn có thể kiện ra tòa để đòi lại gấp đôi khoản chênh lệch giữa phần ký quỹ thế chân và giá trị hư hại mà bạn thực sự đã gây ra.

Ví dụ, giả sử rằng bạn đã ký quỹ thế chân $500 và bạn đã gây hư hại đến $100, thì bạn có quyền được nhận lại $400. Nếu bạn đã trao cho chủ nhà của bạn địa chỉ mới của mình nhưng anh ta hay cô ta không trả lại $400 cho bạn trong vòng 30 ngày, thì sau đó bạn có thể kiện đòi $800.

Nếu bạn đã không trao cho chủ nhà văn bản thông báo về địa chỉ mới của bạn, thì bạn mất quyền được thu hồi khoản gấp đôi này nhưng bạn vẫn có quyền kiện đòi lại bản thân khoản ký quỹ, hoặc bất kỳ phần nào mà bạn nghĩ là còn thiếu.

Tôi có thể kiện để đòi lại khoản ký quỹ thế chân của mình không?

Nếu bạn gặp vấn đề trong việc lấy lại khoản ký quỹ thế chân, thì bạn có thể khởi kiện ra một Tòa Thẩm phán thuộc Thẩm quyền Quận hoặc Tòa án khu Đô thị. Hãy xem ở tập cẩm nang riêng tựa đề là Các Tòa án thuộc Thẩm quyền Quận. Để có thêm thông tin hoặc trợ giúp, hãy đến gặp một luật sư tư hoặc tìm đến văn phòng Các dịch vụ Pháp lý ở địa phương của bạn.

Luật thường thay đổi. Mỗi vụ việc là khác biệt. Ấn bản nhỏ này chỉ nhằm cung cấp cho bạn thông tin chung và không phải để cung cấp lời khuyên pháp lý cụ thể cho bạn.

Vui lòng sử dụng những thông tin có trong tập sách nhỏ này một cách cẩn thận vì luật pháp liên tục thay đổi và thông tin có thể không phản ánh chính xác bất kỳ thay đổi nào trong luật xảy ra sau khi tập sách nhỏ này được tạo tác và xuất bản.

Tập đoàn Mạng lưới Hỗ trợ Pháp lý Pennsylvania. 118 Locust Street Harrisburg, PA 17101 [800] 322-7572

www.PALegalAid.net

Ấn bản nhỏ về thông tin công cộng này được biên tập bởi Liên hiệp Các dịch vụ Pháp lý Cộng đồng dân cư và được xuất bản bởi Tập đoàn Mạng lưới Hỗ trợ Pháp lý Pennsylvania.

Bài viết liên quan đến tài chính này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Ký quỹ [Deposit] là việc đặt tiền hoặc tài sản tương tự cho tổ chức tài chính như là một biện pháp bảo đảm tiền vay, đây là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ[1].

Một tờ phiếu ký quỹ [deposit slip] cho phép hoàn lại tiền mặt

Khoản tiền được dùng để ký quỹ [tiền ký quỹ] được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ [thanh toán nghĩa vụ][2]. Theo thông lệ, bất kỳ khoản tiền nào được gửi vào ngân hàng đều trở thành tài sản của ngân hàng và ngân hàng có trách nhiệm trả lại cùng một giá trị tiền tệ, nhưng không phải là tiền giống nhau, hình thức liên quan là phiếu ký quỹ/phiếu gửi tiền [deposit slip].

  1. ^ Điều 330 của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015
  2. ^ Điều 39 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

  • Ký cược
  • Đặt cọc
  • Cầm cố
  • Thế chấp
  • Bảo lãnh
  • Giao dịch ký quỹ
  • Tài sản đảm bảo
  • Giấy tờ có giá
  • Chứng khoán
  • Tiệm cầm đồ

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ký_quỹ&oldid=68249430”

Video liên quan

Chủ Đề