Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh

Ngày 23/2/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 571/BGDĐT-GDTrH về khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình.

Ngày 2/3/2022, Công văn này được Phòng Giáo dục Trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chuyển tiếp đến thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thông tin đến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia khảo sát theo yêu cầu của Bộ Giáo dục.

Tôi đã thực hiện khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình và xin có đôi điều sau đây.

Thực trạng dạy học trực tuyến của bản thân

Tôi là giáo viên dạy bậc trung học phổ thông [Thành phố Hồ Chí Minh], đã dạy trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian trên 5 tháng. Tỉ lệ học sinh trong các lớp dạy của tôi đảm bảo các điều kiện tham gia học trực tuyến là 100%. Tỉ lệ học sinh tham gia học qua truyền hình trong các lớp dạy của tôi là dưới 20%.

Tôi có những điều kiện sau đây để tổ chức việc dạy học trực tuyến: máy tính xách tay; điện thoại thông minh; đường truyền mạng Internet ổn định; dạy học trực tuyến bằng phần mềm Zoom, Google Meet; được tập huấn các kĩ năng về dạy học trực tuyến [phương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểm tra - đánh giá].

Bộ Giáo dục khảo sát tình hình tổ chức dạy học trực tuyến. [Ảnh minh họa: Phạm Minh]

Tôi tự tin khi thực hiện các kĩ năng tổ chức dạy học trực tuyến sau đây: xây dựng kế hoạch bài dạy trực tuyến; tổ chức các hoạt động học trực tuyến cho học sinh; sử dụng các phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến; tương tác và quản lí học sinh khi dạy học trực tuyến;

Sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến, ví dụ như Zoom, Google Meet, MS Teams và các ứng dụng quản lý lớp học trực tuyến [LMS]; thực hiện đảm bảo an toàn [về thiết bị, an ninh mạng,…] cho các lớp học trực tuyến.

Trong năm học 2021-2022, môn học mà tôi dạy bằng hình thức dạy học trực tuyến đáp ứng được khoảng từ 80 đến dưới 90% so với kế hoạch dạy học trực tiếp.

Tôi cảm thấy khó khăn khi dạy trực tuyến vì: gặp các vấn đề sức khoẻ [nghe, nhìn, khả năng làm việc với máy móc trong thời gian dài, …]; gặp vấn đề về tâm lí [quá tải, áp lực, khó thích ứng việc dạy trực tuyến…]; học sinh thiếu không gian học tập riêng; nhiều học sinh thiếu ý thức tự giác, chưa biết cách tự học.

Tôi nhận thấy, việc dạy học trực tuyến ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thể chất; tâm lí, tình cảm; khả năng phát triển các kĩ năng xã hội của học sinh.

Đề xuất giải pháp học trực tuyến hiệu quả


Không thể học online mãi, Bộ mở cửa trường học là sáng suốt

Muốn dạy học trực tuyến hiệu quả, thầy cô cần thực hiện các hoạt động sau: khai thác và sử dụng các nguồn học liệu có sẵn trên Internet; giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước, trong và sau bài học trực tuyến; tổ chức các hoạt động cho học sinh tương tác trong giờ học trực tuyến;

Quan sát, quản lý sự tham gia của học sinh trong giờ học trực tuyến; cho học sinh phát biểu, trình bày sản phẩm học tập trong quá trình dạy học trực tuyến; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; tạo lập nhóm trên mạng để kết nối và hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến; thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình học tập của học sinh khi học trực tuyến.

Cùng với đó, học sinh phải: chủ động hoàn thành các bài tập, nhiệm vụ học tập; duy trì sự tập trung trong quá trình học; tương tác tích cực với thầy cô và các bạn; phản hồi nhanh và hiệu quả trong quá trình học tập; tiến bộ qua từng bài học;

Kết quả kiểm tra đánh giá thường xuyên của học sinh đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình; kết quả kiểm tra đánh giá định kì của học sinh đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình.

Ngoài ra, học sinh cần tìm kiếm năng lượng học tập nhằm giúp việc học trực tuyến hiệu quả hơn. Chẳng hạn, động viên bản thân khi phải học trực tuyến dài ngày. Tìm sự hứng thú và chọn lựa phương pháp học tập đúng đắn.

Ví dụ: liệt kê động lực thúc đẩy bản thân học tập; chơi chung với bạn mang nguồn năng lượng tích cực; lập nhóm học tập; sử dụng phương pháp quản trị thời gian; xem phim, nghe nhạc, chơi game… khi hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Tài liệu tham khảo:

//vnes.edu.vn/ks10-giao-vien/

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Ánh Dương

Một số hình ảnh giáo viên đang tổ chức dạy học trực tuyến

Kết quả khảo sát thực tế được các thành viên Tổ hỗ trợ kỹ thuật nhận xét sơ bộ như sau:

Ưu điểm:

- Các trường được khảo sát đều có xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học trực tuyến, thành lập tổ hỗ trợ kỹ thuật của nhà trường, xây dựng thời khóa biểu dạy học trực tuyến cơ bản phù hợp với tình hình thực tế.

- Công tác hỗ trợ các điều kiện, thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm phối hợp với các nguồn lực xã hội đã và đang hỗ trợ tốt cho các em học sinh.

- Hầu hết các trường đều thống nhất lựa chọn một giải pháp công nghệ [hệ thống LMS và phần mềm tổ chức các lớp học ảo theo thời gian thực] đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý, giảng dạy của nhà trường.

- Cán bộ quản lý nhà trường thực hiện đảm bảo các yêu cầu về quản lý, giám sát, đôn đốc trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến của nhà trường.

Hạn chế:

- Đội ngũ giáo viên của một số trường do mới tiếp cận các kỹ năng khai thác phần mềm dạy học trực tuyến nên còn gặp khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học.

- Đường truyền internet, 4G tại một số nơi còn hạn chế về tính ổn định.

- Việc sắp xếp thời lượng các buổi dạy học trực tuyến tại một số trường còn cao so với yêu cầu hạn chế thấp nhất thời gian tiếp xúc trên các thiết bị học trực tuyến.

Trong quá trình khảo sát, thành viên của Tổ hỗ trợ kỹ thuật đã ghi nhận các khó khăn và kiến nghị của nhà trường, đồng thời cũng có những ý kiến tư vấn, hỗ trợ giúp nhà trường có giải pháp khắc phục để việc tổ chức dạy học trực tuyến được ổn định và hiệu quả hơn.

21:58, 03/11/2021 [GMT+7]

Kết quả phỏng vấn học sinh, sinh viên học trực tuyến được chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh chụp màn hình

Kết quả cuộc khảo sát "Học sinh làm gì trong giờ học trực tuyến" được chia sẻ trong buổi tọa đàm “Văn hóa học trường học trong bối cảnh chuyển đổi số” tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chiều 3.11. Đây là cuộc khảo sát do Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, GS-TS Huỳnh Văn Sơn thực hiện.


76% học sinh làm việc khác trong lớp học trực tuyến Theo kết quả khảo sát với 25 người học, có tới 76% học sinh làm việc khác khi đang trong lớp học trực tuyến. Bên cạnh đó, 76% học sinh không chú ý đến trang phục, 60% không ôn bài cũ hay xem bài trước, 72% gặp lúng túng khi sử dụng các tính năng học trực tuyến… Ngoài ra, 64% học sinh từng nhắn tin hay chat để bàn luận về hình ảnh thầy cô và 72% dùng ngôn ngữ, ký hiệu mật, teen để trao đổi. GS-TS Huỳnh Văn Sơn còn nêu ra cách học sinh "trốn học trực tuyến". “Trong một tiết học, nam sinh đã nhờ mẹ mình ngồi canh thầy hộ. Nam sinh còn tỉ mỉ dặn mẹ chỉ bấm chuột trái 1 lần thôi, không được bấm 2 lần. Nhưng nam sinh này lại quên chưa tắt mic nên bao nhiêu tính toán trốn học đều bị thầy giáo và cả lớp nghe thấy”, ông Sơn chia sẻ. Theo ông Sơn, những vấn đề hạn chế của lớp học trực tuyến không chỉ với người học mà cả thầy cô. Một khảo sát với 18 giáo viên cho thấy hơn 66% thầy cô từng bị lúng túng khi sử dụng các tính năng học trực tuyến và 61% cho rằng họ dạy trực tuyến cứ như dạy trực tiếp nhưng sau đó thấy khó hơn.

Đáng chú ý là hơn 55% giáo viên từng tiếc nuối vì đã có lời nói, ứng xử chưa như mong đợi trong tiết học trực tuyến. Bên cạnh đó, khoảng 50% thầy cô chưa quan tâm đến khuôn mặt, tóc, hình thức của mình dù 72% khẳng định lời nói, hành động và ứng xử của giáo viên để lại dấu ấn đến học sinh khi dạy trực tuyến.

Nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục tham dự tọa đàm trực tuyến chiều 3.11. Ảnh chụp màn hình

Hình ảnh của thầy cô góp phần xây dựng văn hóa học đường Từ kết quả khảo sát kể trên, GS-TS Huỳnh Văn Sơn đã đưa ra nhiều giải pháp trong việc xây dựng văn hoá học đường trong lớp học trực tuyến. Theo ông Sơn, xây dựng quy tắc trong lớp học trực tuyến là điều vô cùng cần thiết, giúp cho việc quản lý lớp học hiệu quả hơn. Giáo viên có thể thiết lập các quy tắc như bật camera trong giờ học, tắt mic để giảm tiếng ồn, vào lớp đúng giờ, yêu cầu người học đóng các trang web không liên quan và bất cứ thứ gì có thể làm mất tập trung hoặc tạo ra tiếng ồn gây ảnh hưởng lớp học... Trong lớp học, theo ông Sơn, khi người học tham gia đầy đủ những hoạt động, làm việc và học tập hiệu quả, giáo viên nên ghi nhận thành tích của các em. Bên cạnh đó, giáo viên nên nói chuyện riêng với học sinh, sinh viên bằng một giọng trang trọng nhưng tích cực thay vì gọi tên ra trước lớp khi các em có hành vi sai trái. Tuy nhên, nếu hành vi sai trái nằm ngoài khả năng sửa chữa thì tốt nhất giáo viên nên thông báo cho phụ huynh hoặc ban giám hiệu để xử lý tình huống, ông Sơn lưu ý. “Đừng quên rằng giáo viên có hình ảnh và hình ảnh này góp phần xây dựng văn hóa học đường, và thầy cô cần nỗ lực chú ý đến hình ảnh trên nhiều bình diện. Ngoài ra, đừng quên rằng những sự cố về kỹ thuật có thể làm cho văn hóa học đường bị ảnh hưởng, nhất là học sinh rất hay bắt chước, làm theo hay một số em đã nhận thức lệch, rất khó điều chỉnh”, ông Sơn nói. Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trang bị các kỹ năng xử lý tình huống khi dạy học trực tuyến. Vì vậy, ông lưu ý: “Người đứng lớp cần thể hiện hình ảnh bản thân có kiểm soát thay vì thể hiện cá tính hay làm nổi. Cẩn trọng với các phát ngôn, danh xưng hay sự ứng xử khi tương tác. Đầu tư về sự văn minh khi dạy trực tuyến bằng ý tưởng dạy học văn minh, kịch bản sư phạm trực tuyến văn hoá”. Phát biểu tại tọa đàm, ông Trần Trọng Khiêm, Phó trưởng phòng giáo dục Q.Tân Phú [TP.HCM], cho rằng người thầy cần phải làm chủ cảm xúc của mình trong quá trình dạy học. "Nếu dạy học trực tiếp thì giáo viên có thể dựa vào lời nói, hành động của người học để điều chỉnh hành vi phù hợp. Còn trong môi trường dạy học trực tuyến, nếu giáo viên không kiểm soát cảm xúc phù hợp thì có thể làm ảnh hưởng đến người học", ông Khiêm chia sẻ. Bên cạnh đó, ông Khiêm kêu gọi thầy cô nên cảm thông, thấu hiểu với người học vốn phải vừa học vừa lo đối phó dịch bệnh nên tâm lý hết sức nặng nề. Ông Khiêm cũng nhấn mạnh việc lắng nghe trong dạy học trực tuyến là điều rất quan trọng, đồng thời bày tỏ mong muốn tìm ra những giải pháp để biến những tiêu cực thành tích cực, chẳng hạn thầy cô có những lời nói giải tỏa thay vì phải la mắng học trò… Ở góc nhìn phụ huynh, thạc sĩ Hồ Ngọc Kiều, Phòng Thanh tra Trường CĐ Sư phạm Long An, lưu ý: "Trước hết phụ huynh cần có kiến thức nhất định về internet và làm tấm gương cho học sinh. Cha mẹ cần thỏa thuận với con về quy tắc sử dụng internet, đặc biệt là khung thời gian và thái độ".

“Cha mẹ cần có nhiều thời gian hiểu con và có thêm nhiều hoạt động gắn kết với gia đình. Hiện một số phụ huynh lo cuộc sống nên chưa chú trọng việc này, nhưng nếu không có thời gian cho con thì chắc chắn con sẽ dành nhiều thời gian trên mạng”, thạc sĩ Kiều phân tích.


 

Theo HÀ ÁNH [TNO]

Video liên quan

Chủ Đề